DCCT Hà Nội: MỘT QUÁ KHỨ VÀNG SON (1926-1954)Posted by DcctVn on 10:21 Translate to English VRNs (07.05.2010) -Hà Nội - Những năm 1926-1954, nước Việt Nam còn là thuộc địa của Pháp. Tuy nhiên, chỉ có 24 năm đầu là hoàn cảnh xã hội tương đối thuận lợi, vì đất nước chưa có chiến tranh. Từ năm 1941 Nhật xâm lược Việt Nam, quản chế các cha Canada và chất thêm áp bức lên đầu lên cổ người Việt Nam. Sau đó là nạn đói kém-dịch bệnh và cuộc Cách mạng Mùa thu 1945, rồi cuộc chiến tranh Pháp-Việt 1946-1954, etc, khiến cho xã hội nhiễu nhương và cuộc sống bị đảo lộn. Giữa bối cảnh đó các thừa sai DCCT được mời gọi đến hiện diện ở Miền Bắc và thi hành sứ vụ Chúa trao phó qua Hội Thánh. THÀNH LẬP DCCT HÀ NỘI Năm 1924, sau khi Đức cha H.Lécroart S.J kinh lý Đông Dương, Tòa Thánh đã đề nghị DCCT đến Việt Nam giúp đào sâu đức tin cho hàng linh mục, tu sĩ, giáo dân ở đây vừa trải qua mấy thế kỷ bị bách hại, cụ thể là chia sẻ sứ vụ giảng đại phúc cho giáo dân và giảng tĩnh tâm cho giáo sĩ và tu sĩ. Năm 1925 các cha DCCT Canada đến Huế và đầu năm 1926 các cha Hubert Cousineau và Eugène Larouche đã ra Miền Bắc giúp tĩnh tâm cho các linh mục ở Phát Diệm, Hà Nội và Hưng Hóa. Giữa năm 1926 cha Edmond Dionne được cử ra học tiếng Việt tại Tòa Giám mục Phát Diệm và trực tiếp xúc tiến thành lập DCCT ở Miền Bắc. Năm 1927 có thêm cha Pamphile Couture tham gia sứ vụ này. Đức cha Marcou Thành, Giám quản Tông Tòa Phát Diệm và Đức cha Gendreau Đông, Giám quản Tông Tòa Hà Nội, đều tha thiết mời các thừa sai lập tu viện ở địa phận mình. Cuối cùng, theo ý các đấng bề trên ở Canada, các thừa sai DCCT đã ưu tiên lập Tu viện ở Hà Nội. Các thừa sai DCCT muốn tìm một mảnh đất gần Hà Nội, vừa đủ rộng để xây tu viện và các cơ sở tông đồ, vừa đủ yên lặng để sống đời sống tu trì. Năm 1928, nhờ Tòa Giám Mục Hà Nội đứng tên, các ngài đã mua được một khu đất như ý rộng khoảng 6 héc ta, nằm dọc theo tuyến đường Hà Nội-Hà Đông, thuộc ấp Thái Hà, Hà Nội. Trên khu đất vừa mua đã có sẵn một ngôi nhà chủ cũ để lại và căn nhà này đủ để mấy thừa sai sống trong mấy năm đầu. Ngày 26.09.1928 cha Edmond Dionne, Bề trên DCCT Miền Bắc, đã cùng cha Pamphile Couture và thầy Eloi Trefflé Claveau về sống tại ngôi nhà chủ cũ để lại trên khu đất, kết thúc 2 năm tạm trú tại Tòa Giám Mục Phát Diệm. MỘT SỐ SỰ KIỆN NHỮNG NĂM 1929-1954 Ngày 07.05.1929 Tu viện DCCT Hà Nội được thành lập theo giáo luật, mang thánh hiệu là Anphong sô, tọa lạc ở ấp Thái Hà, thuộc giáo họ Nam Đồng, giáo xứ Nhà thờ Lớn. Ngày 12.09.1931 khánh thành Tu viện. Tầng 1 của tòa nhà dùng làm nhà nguyện công, cho giáo dân dự lễ và khấn Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Ngày 31.10.1931, Tập viện được chuyển từ Huế ra Hà Nội. Năm 1934 có 2 tập sinh giáo sĩ khấn dòng. Năm 1935 Học viện được thành lập tại Tu viện Thái Hà. Sinh viên là các tân khấn người Việt Nam vừa mãn Tập viện và các sinh viên triết học đến từ Canada. Năm 1935 Tu viện phát hành nguyệt san Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và xây dựng nhà thờ tạm ở phía bên hữu tòa tu viện- ngôi này thờ hiện nay- dùng làm Đền kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Năm 1935 lập Tu viện Mẫu Sơn thuộc Nhà Hà Nội, làm nơi học tập mùa hè. Năm 1936 các thừa sai Canada bắt đầu đi giảng đại phúc bằng tiếng Việt ở các giáo xứ trong địa phận Hà Nội và tiếp theo là Phát Diệm, Hưng Hóa, Bùi Chu. Năm 1937, Tu viện xây thêm tòa nhà thứ hai; tòa nhà này khánh thành năm 1938 và được dùng làm Học viện, vì thời điểm này số sinh viên Canada và Việt Nam tăng rất nhanh. Năm 1938, các sinh viên đầu tiên người Canada thụ phong linh mục ở Hà Nội. Năm 1939 Đức cha Chaize Thịnh mời Tu viện Thái Hà thành lập giáo xứ Thánh Anphongsô trên cơ sở là họ đạo Nam Đồng, thuộc giáo xứ Nhà thờ Chính Tòa. Năm 1940, ngày 6 tháng 6, lớp sinh viên người Việt đầu tiên đào tạo từ ban đầu tại Học viện Anphongsô Hà Nội, được lĩnh nhận sứ vụ linh mục. Trong số này có cha Gioan Nguyễn Văn Thính, người xứ Thạch Bích, Hà Nội. Năm 1940 Tu viện Mẫu Sơn bị quân đội Nhật đánh phá trong cuộc đánh chiếm Lạng Sơn, mở màn cho cuộc xâm lược Việt Nam của Nhật. Năm 1940 Tu viện Nam Định khánh thành, một tu viện con của Tu viện Thái Hà, được xây dựng trên khu đất 22.000 m2 , do Tòa Giám Mục Hà Nội đứng tên mua giúp. Năm 1942-1945 Tu viện Thái Hà bị quân đội Nhật cô lập, các thừa sai Canada bị quản chế, Nguyệt san Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp bị đình bản. Năm 1945, từ đầu năm, Tu viện bị nạn đói, dịch bệnh và chiến tranh hoành hành. Vì thế, Tu viện phải tham gia cứu giúp các nạn nhân và nhà thờ phải đóng cửa đến tháng 8 năm 1945. Năm 1946, ngày 20.12, Tu viện Nam Định bị Việt Nam đánh phá, các cha các thầy, một số chạy thoát. Cha Giuse Vũ Ngọc Bích, Bề trên Nhà Nam Định bị bắt và bị đưa sang Thái Bình giam giữ . Mãi tháng 6 năm 1947 ngài mới vượt ngục và tìm đường trở về được Hà Nội. Năm 1947 Tu viện dấn thân vào sứ vụ truyền giáo và giáo dục: Xây dựng các trường tiểu học ở các làng và xúc tiến việc truyền giáo tại các làng thuộc địa bàn giáo xứ. Năm 1949 tục bản Nguyệt san Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Năm 1950 Tập viện và Học viện được chuyển từ Hà Nội vào Đà Lạt. Tu viện Thái Hà hoàn tất một giai đoạn lịch sử làm Trung tâm Đào tạo của DCCT Việt Nam. Năm 1954 một phần lớn tu viện chuyển vào Nam. Các cha giúp lập các trại định cư ở Tùng Lâm, thuộc Đà Lạt, Tân Hà thuộc Bảo Lộc, Thánh Tâm thuộc Biên Hòa.
|
Trang Chinh > Bài Viết của Thành Viên >