Xin bấm vào đây để coi trọn bộ > Duc In Altum Số 81 – Quý 1/2013
Số 81 – Quý 1/2013
“HẠT BỤI NÀO HÓA KIẾP THÂN TÔI”
Khi nhận được tin thân sinh cha Giuse Ngô Tấn Lực qua đời, tôi thu xếp để có mặt ở Đà Nẵng vào ngày tang lễ, tôi nghĩ anh em đã cống hiến đời mình cho Hội Thánh, cho Nhà Dòng, vui buồn của gia đình anh em Nhà Dòng cần sẻ chia.
Gia đình Cha Giuse Tấn Lực (tên nghe rất khỏe nhưng ngài đau yếu quanh năm) thuộc vùng Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, một vùng khét tiếng cộng sản miền trung, nằm thu mình bên dòng sông Vu Gia thơ mộng. Gia đình ngài là một trong những gia đình họa hiếm theo đạo Công giáo. Năm 1993 khi tôi đang sống ở cộng đoàn Huế, Cha Lực ra Huế chơi mời tôi và thầy Thiện vào chùa thăm một người chị con chú bác với cha, hôm sau vị sư nữ đó mời chúng tôi một bữa cơm chay nhớ đời.
Sau khi lãnh sứ vụ linh mục, Cha Giám Tỉnh Giuse Cao Đình Trị sai cha Lực về quê sống với gia đình, có ý chuẩn bị cho một trú sở của Tỉnh Dòng ở Giáo phận Đà Nẵng, nhiều năm tháng khó khăn, cuối cùng thì ngài cũng cất được một căn nhà nguyện nhỏ, khoảng 100 chỗ ngay giữa khu vườn nhà của ông bà cố. Khi tôi đến thăm để tham gia quyết định đầu tư xây dựng, miếng đất đó là một hố bom trũng sâu xuống trong thời chiến tranh, xây dựng xong nhà nguyện, hàng ngày ngài dâng lễ quy tụ nhóm giáo dân ít ỏi chung quanh, đường đi đến nhà thờ giáo xứ quá xa. Giám mục Giáo phận rất hoan hỷ về công việc này, giúp cho các giáo dân xưa nay xa cách nhà thờ nguội lạnh đạo đức, nhưng cái bế tắc ở chỗ nhà cầm quyền vẫn không công nhận mà chỉ lờ đi cho cha Lực làm mục vụ.
Mấy năm gần đây cha Lực lâm bệnh nặng, ngài phải vào Saigon chữa bệnh, không thể tiếp tục làm mục vụ, cha xứ thỉnh thoảng có vào dâng lễ cho xóm nhỏ xa vắng này. Khi tôi đến nhà ông bà cố và chuẩn bị lễ an táng cho ông cố ngay trong ngôi nhà nguyện vừa nói (ngày 04/03), dân chúng kéo lại rất đông vì lần đầu tiên có đông đảo linh mục, có cả Đức Cha Giáo phận về dâng lễ nữa, nhưng tuyệt đại đa số bên lương. Có một người đàn ông trẻ tuổi mặc tang phục đến chào tôi, anh nói - Con vừa gặp cha ở Saigon, bây giờ cha đã có mặt ở đây. - Ở Saigon anh gặp tôi ở đâu? - Dạ, ở lễ tang thầy Phú (ngày 01/03) - Anh là cháu cha Lực? tôi hỏi vì thấy anh mặc áo tang trọng thể - Vâng, - Vậy sao anh quen thầy Phú? Anh học giáo lý thầy à? - Dạ, vợ con học. - À! ra thế.
Anh Phú là cựu đệ tử, lớp Grabiel, nghe nói biệt danh ngày xưa của anh là Phú ruồi. Đáp lại lời kêu gọi của Tỉnh Dòng, anh em cựu đệ tử thành lập hai ban giảng huấn, một cho các dự tòng và một cho các đôi chuẩn bị hôn nhân, anh Phú là một thành viên trong nhóm giáo lý dự tòng.
Kể từ khi nhận thức cùng đồng hành với Nhà Dòng trong sứ mạng loan báo Tin Mừng, các anh cựu đệ tử ở Saigon hăng say lao vào sứ vụ, trong đó anh Phú là người tích cực nhất. Các anh không chỉ tổ chức lớp, giảng dạy và tổ chức ban bí tích, nhưng các anh còn theo dõi chặt chẽ các học viên, lo lắng cho các bạn như những người cha người chú, có những trường hợp neo đơn, các anh làm nhà trai hoặc nhà gái để lo hôn lễ cho các bạn học viên, về tận những vùng sâu vùng xa sắp đạt công việc chu đáo, các anh tiếp tục đồng hành với những gia đình trẻ, vì thế các anh được rất nhiều người mến thương. Sau một số năm dấn thân, nhiều nơi trên đất nước các anh đều có “con cái cháu chắt”.
Tang lễ anh Phú, các cựu học viên kéo về rất đông chịu tang, các bạn ở tại nhà đám trong những ngày linh cữu anh quàn ở nhà, bà con chòm xóm ngạc nhiên sao tang lễ này có nhiều linh mục và nhiều con cháu lạ hoắc lạ huơ đến viếng. Có những gia đình trẻ là con cái của anh về ngay từ khi nghe tin anh mất, ở lại cả tuần cho đến ngày mở cửa mả của anh rồi mới đi. Hai bạn trẻ ở Lâm Đồng, cô vợ người Singapore lấy chồng Việt, mở trang trại nuôi bò ở Đức Trọng, chúng tôi gọi đùa là “bọn chăn bò”, thứ sáu ngày 1/3 chôn Phú rồi, Chúa nhật tròn ba ngày, trưa hôm ấy hai đứa đến thăm tôi chào về Đà Lạt, nhắc đến Phú cô vợ mắt đỏ hoe.
Hồ sơ bệnh án cho thấy Phú có một cái bướu từ lâu trong cuống họng, nhưng là bướu lành, gần đây phát hiện phổi của Phú có vấn đề, xuất hiện nhiều hạt nhỏ dị dạng nghi ung thư, những hạt nhỏ này phát triển nhanh và cái bướu cũng phát triển rất nhanh, chỉ trong vòng hai tháng cái bướu đã chèn chặt cuống phổi làm Phú ngạt thở phải ra đi.
Nhìn cuộc đời của Phú, anh em nhận ra tình Chúa thương chúng ta vô bờ bến. Sau ngày rời cuộc sống Nhà Dòng, Phú lang bạt đó đây, nhưng những năm cuối đời, Phú có thời gian để quay lại với ơn gọi, suy gẫm lời của Chúa, lớn tiếng loan truyền lời của Ngài, lôi kéo bao linh hồn nguội lạnh, mở lòng bao người chưa biết Chúa, xây dựng tình thương hòa bình, gieo rắc chân lý muôn phương. Có lần Phú tâm sự với tôi “nhờ việc dạy giáo lý, mình phải đọc lời Chúa, tìm hiểu, suy gẫm và cầu nguyện, mình được bình an và hạnh phúc vô cùng”. Có một chi tiết anh em suy nghĩ về cuộc ra đi của Phú, Phú ra đi khá nhanh, theo các bác sĩ, việc điều trị căn bệnh của Phú rất tốn kém và khó khăn, nhưng cũng không hiệu quả bao nhiêu, gia đình Phú sống khá nghèo, nếu như vậy thì cũng sẽ bế tắc. Chúa quan phòng tất cả.
Trong sách Khải Huyền có đoạn:
Phúc thay kẻ nhắm mắt lìa đời, Đã lìa đời trong ơn nghĩa Chúa, Trải qua bao nhọc nhắn vất vả, Giờ đây họ xứng đáng nghỉ ngơi, Vì công đức xưa kia Vẫn còn theo họ mãi. (Kh 14, 15)
Lời này mang lại cho chúng ta niềm an ủi lớn lao. Chúc anh ra đi bằng an.
Lm. Vinh Sơn Phạm Trung Thành, dcct. 11/03/2013 LỜI NGUYỆN ĐẦU XUÂNKhi có việc ra nước ngoài, lần nào chuyến bay dừng ở các phi trường quốc tế, trong khi chờ chuyến bay kế tiếp, tôi hay tìm một căn phòng trong phi trường dành riêng để cầu nguyện, hầu như phi trường quốc tế nào cũng có. Giữa những cửa hàng nhộn nhịp bày biện rất hấp dẫn, một góc nào đó yên tĩnh, không xa các phòng đợi, căn phòng được thiết kế nhẹ nhàng, ánh sáng chan hòa, mát mẻ, ấm cúng và thinh lặng, nội thất thích hợp hầu như cho mọi tôn giáo, dĩ nhiên không có ảnh tượng nào hết. Vào phòng cầu nguyện, trong bầu khí thinh lặng chúng ta dễ dàng lắng mình trong những suy tư, những lời kinh và những nỗi niềm riêng, một cách nào đó chúng ta được đem ra khỏi thế giới ồn ào náo nhiệt, tách ra khỏi không gian có nhiều lôi cuốn, để mình được là mình, được đối diện với chính mình và cũng là được đối diện với Chúa, dễ giúp ta giãi bày những điều muốn ngỏ cùng Thiên Chúa của chúng ta. Nhu cầu đến với Chúa là một nhu cầu có thật, mọi người đều có nhu cầu này, cho dù có mạnh miệng tuyên bố là vô thần đi nữa thì người ấy vẫn phải ngửa mặt lên trời mà khấn xin mỗi khi có nhu cầu cần thiết. Quả thật khi có những nhu cầu cần thiết hoặc khi có những bế tắc trong cuộc sống, những khi gặp khó khăn không tìm được dường gỡ hoặc vào những thời khắc quan trọng của cuộc đời, có một sức mạnh tự nhiên nào đó đầy người ta đến với Đấng Cao Tôn và tha thiết muốn giải bày với Ngài về cuộc sống.Cách đây một tháng, khi có dịp gặp một doanh nhân trong lãnh vực sản xuất và phân phối, qua câu chuyện thăm nhau, tôi có hỏi: “Lúc này kinh tế nhiều khó khăn, việc làm ăn của anh chị thế nào, có bị ảnh hưởng nhiều lắm không ?” Hai ông bà vui vẻ trả lời: “Cám ơn Cha, kinh tế khó khăn thật, nhiều người điêu đứng nhưng chúng con vẫn bình an, có khi còn tăng hơn nữa Cha ạ !” Tôi chợt nhớ ra ngành nghề của hai ông bà: ngành sản xuất và phân phối nhang đèn, đúng là khi gặp khó khăn người ta có nhu cầu tìm đến thần linh nhiều hơn nữa. Trong những ngày hội thảo về mục vụ của nội bộ Tu Viện, khi xem xét việc tổ chức hành hương kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp vào các ngày thứ bảy, chúng tôi luôn bị “ám ảnh” bởi những thứ bảy của những năm 75 – 90. Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Saigon phiên nào cũng chật cứng, người đi Đền đông đảo. Chắc chắn không phải những người đi Đền ngày ấy đều có chung ý nguyện, nhưng có lẽ ý nguyện xin cho được vượt biên an toàn chiếm đa số, cũng có rất nhiều lời khấn xin cho thân nhân đi học tập cải tạo, cho con cái đi bộ đội, ra mặt trận biên giới được bình an… Những ngày đầu xuân là những thời khắc quan trọng của người Việt, tất cả các Nhà Thờ đều có dâng Lễ Giao Thừa và ba lễ vào ba ngày đầu năm mới, có nơi ngày Mồng Hai còn dâng lễ ngoài nghĩa trang của Giáo Xứ cầu nguyện cho ông bà tổ tiên, tuy nhiên nhu cầu của Giáo Dân không chỉ ở những sinh hoạt thờ phượng đó, hơn nữa những giờ rảnh rỗi của ba ngày cần phải tận dụng để chen chân với những sinh hoạt xấu làm băng hoại gia phong, mất nghĩa gia đình. Trong văn hóa Việt, nhất là những sinh hoạt có tính cách gia đình làng xóm, người Việt muốn và rất sẵn sàng với những sinh hoạt mà đích thân họ tổ chức và tham gia thực hiện, thí dụ như những sinh hoạt của địa phương, chính các vị trưởng lão hoặc chính từng người thỉnh cáo với tổ tiên, thỉnh cáo với thần làng ( Thành Hoàng ), chính tay họ đốt nhang khấn vái, chính họ tham gia vào đoàn rước một cách tích cực, cứ nhìn các lễ hội của các làng xóm Việt Nam thì nhận ra ngay. Phải chăng ngoài các Thánh Lễ do Hội Thánh qui định và tổ chức, người Linh Mục làm chủ tất cả mọi chuyện, chúng ta nên tổ chức các sinh hoạt thờ phượng khác ngoài giờ Thánh Lễ, đón nhận mọi người khắp nơi đến tham gia để giúp họ thỏa mãn nhu cầu khấn xin trong những ngày đầu năm mới, những sinh hoạt mà gia đình hay đích thân mỗi người được tự do tham gia theo ý họ ? Chúng ta mở cửa Nhà Thờ cả ngày để mọi người có thể đến khấn nguyện. Bàn thờ Đức Mẹ có sẵn khay nến để cắm nến, có sẵn bó nhang và đỉnh đồng để đốt nhang, có s ẵn lời Kinh Dâng Gia Đình đầu năm mới cho Đức Mẹ, có sẵn lộc Lời Chúa cho mọi người. Có nơi còn có Kinh Gia Đình cam kết sống theo luật Chúa, cả gia đình cùng đọc và cùng ký tên cam kết trước nhan Chúa, mang về để chỗ trang trọng của gia đình suốt cả năm. Chúng ta tổ chức giờ hành hương kính Đức Mẹ đầu năm mới, trong giờ hành hương có kính Mai Khôi, có hát ca hoặc dâng hoa vinh danh Mẹ, có giờ khấn xin các ơn, có những lời nguyện của tín hữu, có rước cung nghinh Mẹ chung quanh Nhà Thờ, có nơi còn tổ chức rước Linh ảnh Mẹ về từng xóm, từng nhà trong ngày đầu năm mới… Chúng ta mở cửa Phòng Hài Cốt Giáo Xứ liên tục để các gia đình đến thăm viếng. Tổ chức các giờ kinh viếng tổ tiên, các vị có công khai lập Giáo Xứ, khai lập cộng đoàn, tổ chức các giờ kinh viếng tưởng nhớ công lao của các vị … Làm khơi dậy và đáp ứng các nhu cầu tâm linh là việc làm cần thiết hôm nay, xã hội sẽ được điều chỉnh bởi chính tinh thần của các tôn giáo, vai trò quan trọng này của tôn giáo không tổ chức nào có thể thay thế, chúng ta cần bắt tay ngay vào việc từ bây giờ chứ không thể chậm trễ nữa. Bắt tay ngay vì tình trạng xã hội của chúng ta rệu r4 nguy kịch lắm rồi ! Lm. VĨNH SANG, DCCT, 27.1.2013
Gia Đình An Phong Sydney họp mặt mừng xuân Quý Tỵ 2013
Mây Chiều Ghi nhanh
Vào những ngày cuối hè, Sydney đang bắt đầu chuyển mình vào mùa Thu. Theo tin tức đài khí tượng, thì tuần lễ này trời sẽ có mây che u ám, sẽ có mưa vào mỗi chiều.
Trong bầu không khí mừng Xuân mới, gia đình An Phong Sydney đã từ lâu định ngày mừng Xuân là Thứ Bảy 16/02/2013, tức mồng 7 Tết. Chị Nguyễn Thị Phụng, phu nhân Chi Hội Trưởng Nguyễn Văn Dũng đã dành bao công sức để tô điểm cho tấm thiệp mời anh chị em tới dự vừa có hình ảnh Gia đình An Phong, điểm thêm màu sắc thanh nhã, làm cho tấm thiệp mời trở nên hết sức thu hút, hấp dẫn.
Đây là lần đầu, kể từ ngày tham gia hội, anh chị Nguyễn Minh Tâm đã hoan hỉ đón mời chi hội Sydney và thân hữu tới nhà anh chị đến vùng Chipping Norton để vui xuân. Tuy sức khoẻ thể chất bị hạn chế nhiều, do căn bệnh “run tay chân” từng hành hạ anh lâu ngày, thế nhưng vừa đặt chân đến nhà anh, chính bản thân anh đã ra chào đón gia đình tôi, với gương mặt rạnbg rỡ, vui tươi. Điều đập vào mắt tôi đầu tiên, là: sao năm nay anh em tới đông đủ hơn thường lệ, phải chăng nhà anh chị Tâm có sức thu hút bí ẩn nào đây không?
Điểm mặt bá quan văn võ, tôi thấy có những gương mặt chưa từng gặp một lần, hỏi ra mới biết đó là: các anh chị bạn thân của anh chị Minh Tâm. Rồi đến gương mặt từng vắng bóng đến cả 20 năm trời nay, đó là: Anh chị Nguyễn Hứa Chữ và Trần Thị Tuyết Thu (là em ruột cha Trần Ngọc Thao ở Việt Nam) nay “tái xuất giang hồ”, tôi còn nhận ra cả những anh chị ít khi tới, như chị Linh (bà xã anh Nguyễn Kim Linh, vv.) như chị Celina Lang (chị ruột của chị Mai Tá) cũng tới dự; và rồi, còn bao nhiêu là gương mặt trẻ nữa mà tôi tin rằng đây là con cháu của anh chị em trong gia đình An Phong. Các em nhỏ chính là sức sống của Gia đình An Phong, chính nhờ các em mà ngày họp mặt mừng Xuân mới trở nên rộn rã, tưng bừng.
Khai mạc đúng 4 giờ chiều. Anh Vũ Nhuận một giọng nói thân thương trong các buổi họp mặt trải dài suốt những năm thánh sống đời An Phong, đã tuyên bố giờ hoàng đạo bắt đầu.
Điểm qua số anh chị em và các cháu tham dự tôi ước tính con số vượt trên 100, một sự hiện diện đông đảo chưa từng có. Anh Nguyễn Minh Tâm, gia chủ, lên tiếng chào đón anh chị em. Thể chất của anh còn yếu, do căn bệnh “Parkinson” hành hạ, giọng nói của anh không được trôi chảy, hùng hồn, nhưng vẫn có sức lôi cuốn vì sự thành thật, mộc mạc của anh.
Tiếp theo, Chi Hội Trưởng Nguyễn Văn Dũng mở lời chào đón anh chị em. Anh thao thao bất tuyễt đến mức MC Vũ Nhuận phải nhắc khéo là nếu anh nói dài, thì bài giảng của cha Thịnh sẽ ngắn đi. Anh nhắc nhở anh chị em năm nay là năm “đức tin” và không tiếc lời ca ngợi cho cha Thịnh là vị đã làm cho Gia đình An Phong ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nhưng đáp lới, cha Thịnh lại cho rằng không phải cha hay anh Tá, anh Nhuận mới là những người đóng góp công sức rất nhiều, mà Gia đình An Phong trở nên vững mạnh, mà đây là bàn tay quan phòng của Thiên Chúa. Đây là ân sủng của Thiên Chúa ban cho Gia đình An Phong, làm cho Gia đình An Phong vững mạnh. Rồi những lời ca tiếng hát được cất lên, tất cả đều hiệp lòng cùng cha chủ tế để ngợi khen Chúa, vinh danh Chúa, nhân ngày mừng Xuân mới.
Sau thánh lễ, gia đình anh chị Minh Tâm đã có một tiết mục đặc biệt, qua lời MC Vũ Nhuận, để mừng sinh nhật anh Tá nay chính thức bước vào cái tuổi “thất thập cổ lai hy.” Chi Hội Phó Phạm Văn Chương, tuy hơn anh Tá có vài tháng tuổi, cũng may mắn được ké phần.
Chiếc bánh sinh nhật với 7 ngọn nến tượng trưng được đem ra trình diện. và rộn ràng lời ca “Happy Birthday to you” được cất lên, tiếng hát vang dội cả căn phòng. Hai người bạn già nối khố năm xưa cùng thổi tắt bẩy ngọn nến lung linh, để lại một chặng đường 70 năm dài, mà hình như có gì luyến tiếc. Một ngọn nến sáng cuối cùng phải được thổi tắt đến lần thứ hai mới đóng sập được cánh cửa của dĩ vãng.
Rồi tiệc mừng Xuân khai mạc. Đồ ăn, thức uống la liệt, nào là: gà quay, xôi, bánh cuốn chả lụa, thịt bò ragou^t, vv.. đủ loại thức ăn, mà món nào cũng ngon, cũng hấp dẫn. Tiếng cười nói làm lòng người rộn rã, và cũng là lúc những bao lì xì, và chắc chắn bao nào cũng nhận được món quà nào đó. Không biết năm nay MC Vũ Nhuận có bị “tẩu hoả nhập ma” hay không, mà anh kêu gọi bà con đề cao cảnh giác cũng như mình đang sống ở cái xứ Nam Phi mỗi ngày có tới 50 vụ án mạng, anh lo sợ viển vông có “kẻ lạ” xâm nhập gây rối, nên đề cử hai nhân viên an ninh để theo dõi, bám sát tình hình mà hai nhân viên được đề cử lại là anh Tá và anh Chương, hai người vừa được mừng cái tuổi thất thập cổ lai hy, đứng ra thi hành.
Quả thực là năm nay có nhiều cái lạ, làm anh em có người ngẩn ngơ, giả thật, thật giả lẫn lộn. Càng lạ hơn nữa, vì những gói quà năm nay đều không được ghi sốnhư mọi năm, mà những ai mua bao lì xì, tuỳ theo tuổi tác, sẽ tới bàn để chọn lựa, trẻ trước già sau phá hẳn cái truyền thống “kính lão đắc thọ”. Cái lạ nữa là: sau cùng, quà còn lại khá nhiều lắm, vì không thấy ai chọn lựa nữa, nên sẽ để tồn kho, dành cho năm tới.
Phần đấu giá sau cùng diễn ra. Nhưng phẩm vật để đấu giá đều do anh chị em tặng dữ, hiến giá cao nhất sẽ được phẩm vật này. Tiền đấu giá thu được càng nhiều, Gia đình An Phong Sydney càng có cơ hội để yểm trợ nhiều thí điểm truyền giáo của Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, mà những thí điểm này ngày càng nhiều, rất cần đến tiền bạc để tiếp hơi.
Một cái lạ nữa, là: cũng trong năm nay, anh Nguyễn Công Thành là người đầu tiên trả tiền niên liễm hội viên đấu giá. Theo nguyên tắc, những ai muốn tham dự đấu giá phải trả một số tiền nhỏ gọi là niên liễm, để có quyền đấu giá.
Một cái lạ khác, là: trước đây, từ đầu đến cuối MC Vũ Nhuận là người điều hành việc đấu giá, nhưng năm nay, anh lại mời thêm anh Nguyễn Văn Thành, anh Nguyễn Kim Linh cùng điều hành với anh. Có thể MC Vũ Nhuận nhà ta đã đến hồi mệt mỏi chăng?
Phẩm vật để đấu giá năm nay gồm có: rượu mạnh, đồng hồ treo tường, bình cắm bông, hoạc vải, hoa mai Bon sai, vv… Nhưng đặc biệt có hai bình hoa của chị Lê, bà xã anh Chương. Phải nói rằng hai bình hoa này rất có giá trị, vì tất cả những cánh hoa, nhánh hoa, là đều được tỉ mỉ làm bằng tay, từ những miếng vải đặc biệt để làm hoa được căng ra, rồi kết hợp với nụ hoa, tất cả do sự khéo léo và nhẫn nại từ bàn tay, từ tâm hồn, nhưng tiếc thay, chỉ vì một cái nhìn thoáng qua nên đã không nhận chân là được giá trị đích thực của nó, thật đáng tiếc.
Cuộc vui nào cũng đến lúc kết thúc, hợp tan/tan hợp là lẽ thường tình. Ròi lại những tiếng chào hỏi tạm biệt, hẹn gặp, bye bye và những tiếng cảm ơn liên tục dành cho anh chị Minh Tâm, chấnm dứt buổi họp mặt mừng xuân thật ý nghĩa, thật êm đềm.
Xem ra, năm nay có nhiều cái lạ: lạ từ địa điểm tổ chức, là từ lời ăn tiếng nói của các quan, lạ từ cách sắp xếp quà cáp, lạ từ e sợ có kẻ lạ “xâm nhập”, lạ từ nhiều cái lạ khác…Xem ra, có thể còn những cái lạ khác đang chờ đón gia đình An Phong Sydney.
Mây Chiều ghi nhanh
_________________ Sau đây là bản tổng kết tình hình tài chánh trong ngày họp mặt mừng Xuân Quý Tỵ 2013 của Gia đình An Phong Sydney:
A/c Mai Thành Hải: $300 A/c Huỳnh Công Lợi: $150 A/c Hoà-Tiên: $200 Cộng: _____$600
Hai bác Lâm Tiến Hải: $200 A/c Mai Thành Hải: $200 A/c Hải & Đường (con ông cố Trần Ngọc Liên) $100 A/c Nguyễn Công Thành: $200 A/c Nguyễn An Bình $150 Hai cháu Lê Văn Thụ Nhân & Phượng $50 Ông Vũ Đình Bính $100 Bà Hồ Thị Bá $100 Chị Phụng (tức Tính) $50 Chị Hà Thị Bảy $50 A/c Đào & Hưởng $50 Cô Hoàng Thị Thả $20 A/c Nguyễn HỒng Tân & Loan $100 Cộng: _____$1,370
309 bao, $5/3 bao: $515
D. Số tiền niên liễm Hội viên đấu giá: (Muốn đấu giá, trên nguyên tắc phải là hội viên) Anh gnuyễn Công Thành: $50
do chị Phụng tặng anh Tá mua $350
CHT NgVănDũng mua với giá: $120
Nguyễn Văn Thành & Thuỷ anh Nguyễn Đắc Dũng mua yểm trợ: $200
Anh Nguyễn Công Thành hiến giá: $50
Anh Nguyễn Công Thành hiến giá $41
A/c Nguyễn Duy Lâm yểm trợ $120
A/c Nguyễn Văn Thành-Thuỷ yểm trợ $65 8. Một chậu hoa mai của A/c Tâm tặng chị Nông, bà xã MC Vũ Nhuận hiến giá $190 Tiền tiết kiệm trong lon do Trần Đàm Việt Quốc tặng: $581.60 Tổng cộng tiền thu được là ________________________ $4,301.60
Số tiền này, như đã thoả thuận, sẽ được dùng để yểm trợ các thí điểm truyền giáo của anh em DCCT tại quê nhà, như sau:
-Truyền Thông Cứu Thế: $500 -Trung Tâm Mục Vụ DCCT, Sài Gòn $500 -Lm Nguyễn Xuân Thu, Tùng Lâm ĐàLạt $500 -Lm Nguyễn Thọ, Châu Ổ: $500 -Lm Trần Quốc Hùng Bến Tre: $500 -Lm Công, Tây Nguyên: $500 -Lm Trần Sĩ Tín, Cheo Reo: $500 -Lm Trần Sĩ Tín, nhóm dịch Kinh thánh $500___ Cộng: $4000
Như vậy, tiền tồn quỹ đến nay là $4,301 - $4,000 = $301 sẽ được Chi Hội Trưởng và Chi Hội Phó lo cất giữ.
Chia sẻ Lời Chúa Chúa nhật lễ lá 24.03.2013
Anh chị em thân mến, Cùng với toàn thể Giáo hội cộng đồng chúng ta bước vào Tuần Thánh bằng việc cử hành cuộc đón tiếp Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem. Với những nhành lá vạn tuế kèm theo những lời tán tụng, chúng ta đón tiếp Chúa như một quân vương. Nhưng vài ngày sau, cụ thể trong bài thương khó mà chúng ta vừa nghe, nói về con đường khổ nạn và sự chết của Người. Chỉ có mình Chúa trong cuộc hành trình thứ hai này. Mẹ của Ngài và các người thân tín chỉ dám đi xa xa để trông chừng. Chúa Giêsu hoàn toàn cô đơn. Không còn những lời tung hô; thay vào đó là những lời lên án. Cũng chẳng còn những nhành lá biểu lộ sự vui mừng, mà là cây thập giá.
Thưa anh chị em,
Gia tài mà Chúa để lại cho chúng ta là thế: một cái chết cô đơn, tủi nhục như một phạm nhân trên thập giá. Vào thời của Ngài, chết trên thập giá là một án tử hình dành cho các tội nhân. Và án này được chính quyền Roma đặt ra để áp dụng cho người Do thái. Hàng năm có rất nhiều người bị treo trêh thập giá. Nhưng tại sao chỉ có mình việc Chúa bi treo và chết trên thập giá lai được lưu truyền cho đến ngày nay. Sự chết của Đức Giêsu đã có ảnh hưởng gì trên cuộc sống của anh em tín hữu tiên khởi, đến nỗi qua bao thế hệ, hàng hàng lớp lớp vẫn vui vẻ dấn thân vì lợi ích của người khác cho dù phải hy sinh chính bản thân mình.
Chúng ta cần tìm ra những giá trị đích thực của việc Chúa Chết. Điều đó có ảnh hưởng gì trên cuộc sống của chúng ta.
Tôi còn nhớ cũng khoảng thời gian này năm 2011, dư luận trong và ngoài Úc theo dõi một vụ tranh tụng trong gia đình của bà Gina Rinehart, cự phú hầm mỏ hiện được xem là người giàu có nhất nước và có triển vọng sẽ trở thành người giàu có nhất hành tinh.
Câu chuyện này được đề cập ở đây để mời gọi anh chị em cùng suy nghĩ một điều là được thừa hưởng một gia tài không là một đảm bảo khiến cho chúng ta được hạnh phúc.
Thật vậy, ai trong chúng ta lại không mơ ước được thừa hưởng sự giàu có của cha ông mình. Nhưng làm cho gia tài của cha ông mỗi ngày một lớn bền hơn là trách nhiệm của người được thừa hưởng. Bằng không thì sớm hay muộn dù gia tài có vĩ đại, to lớn đến đâu thì việc phá sản, tiêu tan sự nghiệp chỉ là vấn đề thời gian.
Sau những buổi nói chuyện với anh chị em về bổn phận xây dựng tương quan để tận hiến cho nhau trong bậc gia đình. Tôi được nghe anh chị em phàn nàn là cha đâu có biết là chúng con đang vác thánh giá bùn. Ý của anh chị em là thánh giá thì dễ vác; nhưng bùn lại trươn chượt nên rất khó vác. Phàn nàn là bản tính của con người. nhưng một điều đáng mừng là anh chị em chưa quăng cây thánh giá bùn đó. Dù người nào có muốn hay có ý định quăng đi, thì tôi xin có một lời khuyên là nên suy nghĩ lại. Bởi vì, quăng cây này anh chị lại tìm được cây khác giống như hệt cây đã quăng đi. Hãy học noi gương Chúa. Ngài cũng than van, lo sợ… Và chắc một điều là Thập Giá mà Ngài đã vác khi xưa, không chỉ nặng về phần thể lý mà thôi. Đau khổ về phần xác không sánh gì với nỗi thống khổ của sự cô đơn, bị bỏ rơi trơ trọi một mình. Nhưng cuối cùng là một sự đón nhận trong yêu thương khi nhận biết đó là ý muốn của Cha Ngài, Đấng mà Ngài hết lòng tùng phục trong yêu thương.
Thập giá là đích điểm của mọi đau khổ mà Chúa đã chịu, nhưng bề sâu của Thập giá là một sự hòa hợp nên một trong Tình Yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa. Nơi đó sự chết và tội lỗi bị phá hủy để nhường lại sự sống vĩnh cửu của Thiên Chúa. Thập giá còn biểu lộ sự bất lực của con người và biểu dương sức mạnh vô song của Thiên Chúa. Nhìn vào thánh giá ta thấy bình minh của ngày Phục sinh đã hiện tỏ.
Thưa anh chị em,
Đã hơn 2000 năm qua đi, tất cả những gì xảy ra thời Đức Giêsu vẫn còn tiếp diễn. Mỗi người chúng ta cũng được Đức Giêsu mời theo Ngài: "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo”. Vác thập giá hôm nay chính là đón nhận những thử thách như bệnh tật, thất bại, bị bỏ rơi, những lời sỉ nhục đầy bất công... Đó là những thập giá do Chúa gửi đến để thanh luyện lòng tin của chúng ta được kiên vững mà trung tín với ơn gọi đi theo con đường của Chúa: Con đường tuy hẹp nhưng lại thênh thang vì có nhiều bạn hữu cùng đi. Con đường tuy khiêm tốn nhưng biểu lộ sức mạnh và lòng quyết tâm phục vụ tha nhân. Và sau cùng, qua hành trình Thập giá, chúng ta sẽ cảm nghiệm được sức mạnh của Chúa Giêsu Phục Sinh, Đấng đang hiện diện trong mọi khoảnh khắc và mọi
Lm Joe Mai Văn Thịnh, DCCT Úc viết từ Trung Tâm Hoan Thiện Melbourne 07.03.2013
Bạn có biết?
Dòng Xitô. Đôi khi sĩ tử Dòng này còn được gọi là sĩ tử Dòng Biển Đức hoặc Dòng Khổ Tu Áo Trắng, gọi theo màu áo dòng trên áo lại có vạt buông mầu đen tuyền rất dễ thấy. Tên gọi của Dòng lấy từ danh xưng tiếng La tinh Cistercium tên làng Citeauxz giáp ranh Dijon, một tỉnh thuộc miền Đông nước Pháp. Ở nơi này, một nhóm các thày dòng Biển Đức trước đó trụ trì tại viện tu mang tên Molesme do Đan Viện Phụ Citeaux lập nên vào niên biểu 1098. Cuộc sống của các thày Dòng Xitô đặt nặng lên lao động chân tay, tự nuôi sống. Theo truyền thống, nhiều đan viện Dòng này tự sinh nhai bằng các sinh hoạt đồng áng, làm bánh kẹo, nước trái cây, rượu nhẹ, vv… Ở Việt Nam, sĩ tử Dòng Xitô lập cơ sở viện tu ở khắp ba miền Nam, Trung Bắc dưới tên: Châu Sơn, Phước Sơn, Phước Lý, Thủ Thiêm, vv..
Tiếng Mẹ đẻ của người Công Giáo: Theo thông kê, thì người Công giáo trên thế giới nói tiếng Tây Ban Nha nhiều hơn các tiếng khác, đặc biệt tại các châu như: Châu Âu, Châu Mỹ và châu Á. Có điều lạ, là: một số phong trào trong Đạo còn biến cải ngôn ngữ này thành ngôn ngữ na ná giống như thế, gọi là: Esperanto, tức: ngôn ngữ của niềm hy vọng.
Bốn nhân đức đặc trưng trong Đạo: Khôn ngoan: tức khả năng phán đoán các hành xử của con người, đặc biệt là những hành động đúng đắn, rất phải phép vào thời gian thích hợp. Công chính: Ý chí miên trường, bất biến quyết đem lại quyền lợi cho mỗi người và mọi người. Tự chế: thực thi tự kềm chế, kiểm soát chính mình hầu tạo tính khí điều độ mọi cơn thèm muốn bất chính. Ngoan cường/Quả cảm: độ lượng, nhẫn nại chịu đựng và khả năng kềm chế nỗi sợ, bất định và đe doạ. Các nhân đức đặc trưng này xuất từ cung cách do nhà hiền triết Plato đặt ra, trong đó bao gồm lòng sốt sắng do thi sĩ Cicero phổ biến cũng được thánh Ambrosio, Âu Tin thành Hippo và Tôma Akinô áp dụng. Hình dung từ “đặc trưng” đứng cạnh cụm từ nhân đức xuất từ tiếng La tinh “Cardo” có nghĩa là “bản lề”, trên đó cánh cửa của cuộc sống luân lý dựa vào đó mà lắc lư, mở ra mở vào.
Thánh Lễ Misa đầu tiên: Cử hành bằng tiếng La tinh, vào thế kỷ thứ IV.
Năm sabát: Đây là thời gian được người Do thái thiết dựng để cho đất trồng trọt được nghỉ ngơi vào năm thứ bẩy sau sáu năm trời canh tác. Tại các trường đại học, thì đây là thời kỳ nhà trường cho giáo chức kỳ cựu được vắng mặt nguyên một năm không phải đứng lớp ngõ hầu có dịp để trau dồi kiến thức chuyên môn và/hoặc đi xa.
Tóc viền quanh đầu: Nghi thức cạo trọc đỉnh đầu của hàng giáo sĩ khi xưa, đặc biệt là các thày dòng khắc kỷ/khổ tu đánh dấu việc gia nhập hàng giáo sĩ Công giáo. Tục lệ này bắt đầu từ thế kỷ thứ Năm hoặc thứ Sáu.
Kinh Mai: Là đoạn kinh hoặc nghi thức nguyện cầu đọc đầu giờ trong ngày, của Hội thánh. Sách Nguyện, còn gọi là Sách Kinh Nhật Tụng gồm tám buổi “giờ kinh” do Giáo luật đề ra để các linh mục, tu sĩ và/hoặc giáo dân thực hiện trong ngày. Từ ngày có Công Đồng Vatican II các “giờ kinh” này cũng được tinh giản nhiều về mặt cơ cấu. Khi trước, Kinh Mai được cất xướng để đọc hoặc hát lên vào nửa đêm, kinh Tụng ca vào rạng đông, Kinh Giờ Nhất đọc vào 6 giờ sáng, Kinh giờ Ba đọc lúc 9 giờ sáng, Kinh Giờ Sáu vào giữa trưa, Kinh giờ Chín vào xế trưa lúc 3 giờ, Kinh Chiều lúc mặt trời lặn và Kinh Tối kết thúc các phần Kinh Thần Vụ trước khi đi ngủ. Ngày nay, kinh Tụng ca được nhập chung vào với Kinh Mai, cho giản tiện.
Thiên Ân sưu tầm
MỪNG SINH NHẬT 70 CỦA BẠN TÁ
Phạm Văn Chương Năm mới 2013 vừa bắt đầu, mà sao chúng ta đã thấy xẩy ra nhiều chuyện lạ.
Vô cùng lạ, là Đức Giáo Hoàng Benedictô thứ 16, trong ngày 11 tháng 2 năm 2013 đã tuyên bố sẽ từ chức vào tháng 2 này. Đây là một quyết định đột ngột gây sửng sốt trong Giáo hội Công giáo và toàn thế giới: Lần đầu tiên trong lịch sử Giáo hội, 600 năm, một Đức Giáo Hoàng tại vị đã đột ngột xin từ chức.
Và thật lạ, vào ngày 15 tháng 2 năm 2013, một mảnh thiên thạch nặng cả vạn tấn, với năng lượng gấp 30 lần quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima trước đây, đã vỡ tan và rơi xuống vùng Chelyabinsk, cách xa Moscow 1500km về phía Đông, gây kinh hoàng tàn phá 100.000 căn nhà và làm thương tích cho trên 1200 người.
Và cũng lạ, là các con của anh chị Tá, đã chuẩn bị tiệc mừng sinh nhật của anh Tá trong vòng tuyệt đối bí mật, vào ngày 17 tháng 2 tức sau sinh nhật chính thức một ngày. Tin tức được bảo mật đến mức cả hai anh chị đều không hề hay biết chút gì.
Sinh nhật bạn Tá 70
Tấm thiếp xinh xắn mở đầu bằng hàng chữ “Our Daddy is turning 70”, thì ra nay cụ bước vào cái tuổi mà ông bà ta gọi là “thất thập cổ lai hy”, đánh tan cái ý nghĩ “60 năm cuộc đời” nay trở thành cũ rích và lỗi thời.
Ngoài tên hai người con đứng mời là Bi (Luật sư Anthony) và Nê và Thư (tức cháu Thiên Ân và vợ) còn có thêm tên của hai người con nữa và Su và Phượng.
Ai cũng biết, anh chị Tá Mai chỉ có hai người con trai, thế thì Su và Phượng là ai? Thuộc giòng con nào?
Xin đừng nghi oan cho Cụ Tá nhé, vì Su (tức Thụ Nhân và vợ là Phượng) là con trai anh chị Khuê hiện đang còn ở Việt Nam. Anh Khuê vốn học chung lâu năm cùng lớp với chúng tôi dưới mái nhà Đệ Tử Viện Vũng Tầu. Anh chị Tá Mai đã đứng ra bảo trợ cháu Su ăn học thành tài tại Sydney nên cháu Su đã xem cụ như bố nuôi. Theo tin tức lọt ra ngoài, cháu Thư, con gái anh chị Tâm, cũng là con dâu của anh chị Tá Mai đã có sáng kiến tổ chức tiệc sinh nhật mừng Bố chồng 70 tuổi, một tiệc mừng sinh nhật dựa vào yếu tố bất ngờ và thình lình làm sửng sốt, mà cháu chính là đạo diễn, MC Vũ Nhuận thì cứ rắp rắp mà thi hành.
Cảm tạ hồng ân Thiên Chúa đã ban cho anh chị Tá Mai một người con dâu hiếu nghĩa.
Khi gia đình chúng tôi có mặt tại nhà hàng Golden Harvest nằm trên đường Canley Vale Rd thuộc vùng Canley Heights, ngoại thành của Sydney, con cháu cụ còn đang bận bịu trang trí phòng ăn, với 4 bàn tiệc mà bát đĩa đã được dọn sẵn.
Cũng thật mới lạ, tiệc mừng sinh nhật mà có mời cả một ban nhạc Úc tới giúp vui. Hỏi ra mới biết ban nhạc này có tên là Corrine Andrew with Viva The Duo, gồm một tay guitar, một tay accordeon và một cô ca sĩ. Cái mới lạ khác nữa là ban nhạc sẽ chơi toàn nhạc Pháp và hát các bài ca bằng tiếng Pháp. Nên nhớ trên đất Úc, người ta dùng tiếng Anh phổ thông hơn.
Biết rằng bố chồng mình thông thạo tiếng Pháp, chịu ảnh hưởng văn hóa Pháp, nên cháu Thư đã tìm đến ban nhạc này để họ trình diễn phần ca nhạc văn nghệ giúp vui bằng tiếng Pháp để bố chồng vui, thật đúng gu cho bố chồng, chứ còn con cháu cụ mà có nghe tiếng Pháp thì có hiểu gì đâu.
Một lần nữa, xin có lời khen cháu Thư đã có một sáng kiến độc đáo. Phần tôi, đây là lần đầu tiên có cơ hội được giáp mặt với tất cả thành viên trong gia tộc TRẦN+ĐÀM. Hiện diện bữa nay gồm có:
Chị Lang (chị gái của chị Mai) cùng toàn thể gia đình con cháu của ba cháu trai của chị. Chú Thắng (em trai chị Mai) cùng vợ và các con. Riêng một em gái khác của chị Mai là Cô Uyển cùng chồng và con vắng mặt vì đang bận đi du lịch bên Tân Tây Lan.
Vì tiệc mừng được tổ chức trong vòng gia tộc, nên ngoài sui gia là anh chị Tâm, khách mời chỉ có ba gia đình: Gia đình Vũ Nhuận và Nông, gia đình Lâm và Phương Anh cùng hai cháu gái, và gia đình chúng tôi cùng ba cháu trai.
Giờ Hoàng đạo đã đến. Không thấy MC Vũ Nhuận tuyên bố khai mạc mà lại đứng gác tại cửa chính. Trong phòng, tất cả đứng sẵn, im lặng hoàn toàn. Khi cánh cửa chính của phòng tiệc được MC Vũ Nhuận mở ra, anh chị Tá Mai từ từ tiến vào, giữa tiếng pháo nổ dòn tan, hoà trong tiếng hát “Happy Birthday to you”. Gương mặt anh chị Tá Mai, tuy rạng rỡ, nhưng sửng sốt. Mà sửng sốt cũng phải, vì con cái làm gì anh chị đều mù tịt.
Món khai vị Vịt Bắc Kinh được đem ra trình làng trước tiên. Da vịt nướng dòn, bọc trong bánh gói, thật là thơm ngon. Chưa kịp ngồi yên ổn, thì MC Vũ Nhuận đã mời gọi hai cụ đến từng bàn để chụp hình kỷ niệm. Cháu Nê đi tới đi lui, nhìn nhìn ngắm ngắm, vừa tạo dáng, tay bấm máy, cố gắng ra sức ghi lại những hình ảnh thân thương của đại gia đình.
Nếu cháu Bi được kế thừa năng khiếu đàn giỏi của bố, thì cháu Nê cũng thừa hưởng được cái tài năng chụp hình rất nghệ thuật cũng từ bố. Thật là đề huề cho cả hai cháu. Nhân viên nhà hàng lại bưng ra liên tiếp hai món: món Chả giò đồ biển và món Chim cút quay dòn, hương vị rất đậm đà.
Để tiệc mừng thêm hào hứng, MC Vũ Nhuận cất tiếng ca bài “ Alouette, Gentille Alouette Alouette, je te plumerai .....” Đây là một bài ca mang lại nhiều kỷ niệm mà, bất cứ anh em nào có thời ở Đệ Tử Viện tại Vũng Tầu, thời gian mà cha Trepanier làm Giám Đốc, đều thuộc bài này. Hồi ấy, mỗi lần mừng lễ, cha Trepanier đều hát bài Alouette, cha gào to như sấm vang: nhổ lông chim Alouette. Hết nhổ lông đầu, lông cánh, lông cổ, rồi lông đuôi, cho tới khi con Alouette trụi hết cả lông mới thôi. Đang nghe hát bài này, chúng con lại nghĩ đến cha, một người cha chân thật và hoà hợp. Nay cha đang an nghỉ giấc ngàn thu tại quê nhà St Anne de Beaupré, Canada. Chắc Chúa đã rước Cha về hưởng nhan thánh Chúa, để ngợi ca Chúa trong lời ca tiếng hát. Sui gia Tâm, yếu sức vì căn bệnh Parkinson quái ác hành hạ, cũng cố gắng song ca cùng MC Vũ Nhuận, để rồi cụ Tá cũng nhập cuộc sau đó. Bộ ba này thi nhau nhổ lông chim Alouette, và sau cùng khi không còn lông chim ở đâu nữa để nhổ, thì cả ba chỉ còn nước cười xoà. Các cháu nhỏ, chắc không hiểu nổi lởi ca của bài hát này, nhưng cứ nhìn bộ ba cao niên này đùa giỡn nhổ lông chim thì các cháu nhỏ cứ lăn ra mà cười. Tiếng cười càng ngày càng dài. Không khí thật vui như chưa bao giờ được cười nhiều như thế. Chưa hết, sui gia Tâm đột ngột sung sức, lại tiếp nối với bài ca :”Demain, il sera beau sur les grandes routes” để chúc mừng sui gia Tá. Lời ca bài này thật ý nghĩa, ca ngợi ngày mai trời vẫn đẹp, trên con đường ta đi. Chỉ tiếc là con cháu cụ có nghe nhưng chắc không hiểu nhiều cho lắm. Thức ăn lại được mang ra. Kỳ này là món Singapore Chili Mud Crabs, một món nổi tiếng của Singapore, quyện trong nước sốt vàng chấm ăn với bánh bao chiên dòn thật là tuyệt. Chưa dứt, hai món kế là Tôm xào miến trong tộ nóng và Rau cải xào nấm, cũng hấp dẫn và rất vừa miệng không kém. Nếu mới đây, MC Vũ Nhuận đã kéo gân cổ gào lên để vặt lông chim Alouette, thì lần này, anh nhẹ nhàng cất lời ca êm đềm trong bản “Qu’est ce que j’ai dans ma petite tête, à rêver comme cà, le soir”. Tiếng nhạc thánh thót nổi lên, mời hai cụ ra sàn nhẩy. Mặc dù tay nắm tay mà sao cụ Tá nhà ta cứ đứng im lìm, đôi mắt lim dim, miệng hát khẽ theo điệu nhạc. MC lại nhắc khéo là mời hai cụ ra để nhẩy đầm, không phải để hát theo, hay là hai cụ chỉ biết nhẩy lò cò? Hai cụ vẫn ngập ngừng, tiếng hát “Tôi đang nghĩ gì trong đầu thế, để rồi mộng mơ suốt chiều nay” vẫn bay vút. Có thể cả một cuộn phim quá khứ đang quay lại trong đầu óc cụ nhà ta, từ cái thuở mà cách đây 50 năm, cụ được chọn đóng vai Christophe Colomb trong vở kịch cùng tên, cụ hào hùng và sáng chói, say sưa chóa ngộp trong tiếng vỗ tay vang dội cả hội trường; hay là cụ đang đang mơ về “Nha Trang là miền quê hương cát trắng, trông lên xanh len mầu trời....” Cái thời xa xưa ấy cụ rất đẹp trai, lại học cao, sự nghiệp đang lên, thì trong một cuộc gặp gỡ tình cờ, một nữ lưu họ Đàm tên Mai vừa thấy cụ đã bị hớp hồn, say mê cụ mê mệt vì cụ là cái chắc. Chẳng thế mà sau đó, nữ lưu luật sư nọ đã chấp nhận “cải đạo” để nên duyên vợ chồng, và cho đến ngày hôm nay, tuy tóc hai cụ đã bạc, nhưng răng chưa long, vẫn còn khắn khít đến mức hai tên được ghép một, Tá Mai, Mai Tá. Rồi còn mơ mộng gì nữa thì cứ hỏi cụ trực tiếp. Trên bàn ăn, thức ăn chưa vơi, thực khách đã buông đũa, nhưng nhân viên phục vụ của nhà hàng lại tiếp tục bưng ra đĩa BBQ chicken với sốt rượu, vàng ngập toả mùi rượu thơm, lại còn đĩa sườn heo ram muối tiêu cũng rất lạ miệng. Lại không thiếu một đĩa cơm chiên Dương châu, thêm một đĩa bánh trái thơm mùi bơ sữa. Đến lúc này thì thực khách chỉ còn nhìn và thưởng thức bằng mắt vì đã no lắm rồi. Nhưng cuộc vui vẫn tiếp tục. Giờ này hai cụ lại xuất hiện với khăn đóng áo dài, cầm tay nhau tiến ra khoảng giữa phòng để chuẩn bị hành lễ. Cháu Thư, từ vị trí là người con dâu, lên ngôi vị người chứng và cử hành lễ hấp hôn, có nghĩa là nhắc lại lời thề của hai cụ vào năm xửa năm xưa. Nghề làm chứng hôn nhân cũng là nghề tay trái của cháu Thư đấy nhé. Lời tuyên hứa “sẽ giữ lòng chung thủy, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng nhau đến trọn đời”, đã được hai cụ lập lại. Sau đó, vị chủ trì hôn lễ đã trịnh trọng tuyên bố: “Nay, Tá và Mai đã kết ước với nhau bằng lời thề long trọng, tôi xin tuyên bố họ là vợ chồng”. Vừa dứt lời thì tiếng vỗ tay nổi lên. Khi MC nhắc khéo “đôi trẻ” trao nhau nụ hôn thì “đôi trẻ” lại tỏ ra lúng túng, thẹn thùng, chỉ biết nhìn nhau, tay chân thừa thãi. Nhưng đêm nay, cái đêm mà kỷ niệm năm xưa còn đầy ắp, và ở cái chốn thâm cung tĩnh mịch, hai cụ có làm gì thì có Trời biết. Rồi hai cụ được mời ra để cắt bánh sinh nhật. Tất cả thực khách đồng cất cao lời hát bài “Happy Birthday to you”, tiến hoorah vừa dứt thì cũng là lúc cụ Tá thổi tắt cái vèo những ngọn nến tượng trưng cho tuổi của mình, chứng tỏ sinh lực của cụ còn mạnh lắm. Tiếp theo, tay trong tay, hai cụ cùng cắt chiếc bánh sinh nhật, chia xẻ cho con cháu cùng bè bạn. Để kết thúc, cháu Thư lên tiếng chúc mừng hai cụ và cảm ơn tất cả những người tham dự. Đúng ra Anthony, trưởng nam của ai cụ, phải thay mặt lên tiếng cảm tạ. Nhưng lạ thật, miệng lưỡi của luật sư sao nó cứ quíu lại nên bữa nay không nói năng gì được hết, nên để cháu Thư lại phải lên tiếng. Sau lời cám ơn, cháu Thư đưa hai con nhỏ của mình lên đeo vòng dây chiến thắng vào cổ ông nội, rồi tiếp sau đó là bốn cháu nhỏ khác cũng lần lượt lên nói vài lời rồi cũng choàng vòng dây vào cổ cụ. Những vòng dây đeo này thật là thân thương với lời chúc cụ làm cho cụ ngây ngất. Cụ lúc nào cũng thấy cười tươi, rồi lần lượt ôm các cháu vào lòng thật là mãn nguyện.
Đến giờ phút này, qua những thủ tục cần có do đạo diễn Thư trình làng, các con cháu cụ bắt đầu ngứa ngáy tay chân, chuẩn bị điều chỉnh nhạc DJ để nhẩy nhót. Đầu tiên là phần nhẩy điệu Gangnam Style đang thịnh hành. Bây giờ là lúc không khí chuyển ngay qua nhạc sôi động, chuyển qua ồn ào với tiếng cười và các điệu nhẩy vui tươi của đám con cháu trẻ của cụ. Phần tôi, cứ miên man suy nghĩ về tiệc mừng này. Hết mừng sinh nhật rồi lại mừng kỷ niệm hôn nhân, cắt bánh sinh nhật như có âm vang của một bánh cưới, tất cả như hòa lẫn vào nhau. Nếu tất cả tiết mục đều hướng về ngày mừng sinh nhật của bố chồng, thì mẹ chồng cảm xúc ra sao, e phần nào cháu Thư có thể bị mất điểm chăng? Thôi thì một công đôi việc, mình mừng cho cả hai, êm đẹp đôi bề. Quả là một cao kiến hay. Đã đến lúc thuận tiện để rút lui, gia đình tôi từ giã hai cụ ra về, trả lại cho gia tộc Trần+Đàm những giây phút xum họp gia đình thắm thiết. Phải công nhận là hiếm có gia tộc nào kết hợp chặt chẽ, sống chung mật thiết và hài hoà đáng khen ngợi như thế.
Viết xong ngày 18 tháng 2 năm 2013 Xin gởi tặng Anh Chị Tá Mai cùng gia tộc Trần+Đàm Người bạn cùng lớp năm xưa Phạm văn Chương
Giọng cũ xa gần Dân Gầy phụ trách
*Có những lời thơ …rất đạo Phật: Thơ này của một vì thiền sự hay tăng ni, nghe cũng đặng:
Vội của Thích Tánh Tuệ
Vội đến, vội đi, vội nhạt nhòa Vội vàng sum họp vội chia xa. Vội ăn, vội nói rồi vội thở Vội hưởng thụ mau để vội già.
Vội sinh, vội tử, vội một đời Vội cười, vội khóc vội buông lơi. Vội thương, vội ghét, nhìn nhau lạ! Vội vã tìm nhau, vội rã, rời...
Vội bao nhiêu kiếp rồi vẫn vội Đuổi theo hạnh phúc cuối trời xa. Ngoài hiên đâu thấy hoa hồng nở Vội ngày, vội tháng, vội năm qua.
Cứ thế nghìn thu đời vẫn vội Mặt mũi ngày xưa không nhớ ra. ' Đáy nước tìm trăng'' mà vẫn lội Vội tỉnh, vội mê, vội gật gà...
Vội quên, vội nhớ, vội đi, về Bên ni, bên nớ mãi xa ghê! Có ai nẻo Giác bàn chân vội? ''Hỏa trạch '' bước ra, dứt não nề...
*Và, cũng có chùm thơ …”sợ vợ”. Rất như sau: Tuyển tập chùm thơ Sợ Vợ
1. Vợ - phụ nữ là ai?
- Vừa sinh ra, họ đuợc xếp ngay vào "phái đẹp", chẳng cần chờ ban giám khảo các cuộc thi hoa hậu cân đo, săm soi gì hết, rõ sướng ! Họ khoái sắm đồ đẹp, thích đi mỹ viện, sửa đi, sửa lại, độn cái này vô, lấy cái kia ra cũng đuợc cho qua, bởi họ là phái đẹp. Còn đàn ông mà làm như vậy dư luận lại chộn rộn : rõ là đồ pêđê, bóng lại cái …
- Thử hỏi ở phòng khám béo phì có bao nhiêu bà, bao nhiêu cô bụng to cỡ "thùng nước lèo", hông bự cỡ "võ sĩ sumô". Ấy vậy mà nếu đàn ông bụng to đi chữa mập thì bị các bà, các cô nhòm nhòm, ngó ngó rồi ghé vào tai nhau : "Bụng bia, uống cho lắm vào mới vậy !".
- Họ đựơc phép quyến rũ ta bằng các chiêu: ánh mắt, nụ cười, giọng nói .. khiến cánh đàn ông được gọi là phái mạnh bỗng yếu xìu: làm theo mong muốn của họ. Thế rồi dư luận cũng lên tiếng chê bai chúng ta mất đạo đức, làm bại hoại gia phong, tan nát gia đình. Họ lại còn rất khôn: Thích được người khác ôm, chứ nhất định không chịu bỏ tiền ra "ôm" ai
2.Cụ thể hơn,Vợ là gì?
Vợ là mẹ các con ta Thường kêu bà xã, hiệu là phu nhân Vợ là tổng hợp: bạn thân Thủ trưởng, bảo mẫu, tình nhân, mẹ hiên......... Vợ là ngân khố, kho tiền Gửi vào nhanh gọn, hơi phiền rút ra Vợ là biển cả bao la Đôi khi nổi nóng khiến ta chìm phà Vợ là âm nhạc, thi ca Vừa là cô giáo, vừa là luật sư Cả gan đấu khẩu vợ ư????????? Cá ươn không muối, chồng hư cãi vờ (vợ) Chồng ơi đừng có dại khờ không vợ, đố biết cậy nhờ tay ai????? Vợ là phước lộc thọ tài ........... Thuộc trăm định nghĩa, trả bài vợ khen .......
Vợ là thượng cấp chỉ huy Là người lãnh đạo, bảo gì, chồng vâng ! Vợ là bà .....mẫu, ông .........thân Sớm hôm hiếu thảo, ân cần dám quên Vợ là cảnh sat ven bien Chồng mà "đi lạc", bắt liền, điều tra ! Vợ là nội tướng trong nhà Đồng hồ luôn kiểm, giúp ta đúng giờ Vợ là chủ nợ ngây thơ Cho chồng tháng tháng ngon ơ, nộp tiền Vợ là thư ký rất siêng Thư từ, ngăn kéo toàn quyền moi ra Vơ còn đại diện quan toà Bắt tội phải nhận, bảo tha được nhờ Vợ là bà chủ căn cơ Quen mồm sai vặt, con thơ ngại bồng ( điều này không có à nha) Vợ còn là những cơn giông Thổi chồng ra ngủ sa lông là thường Vợ là cung cách đế vương Áo quần sang trong,đúng đường văn minh Vợ với táo chẳng thân tình Chồng bèn 1 phép, mình bà quyền uy Phát thanh đài vợ rất chì Cằn nhằn trăm chuyện phát đi đêm ngày Vợ là võ sĩ cao tay Ngón quyền, môn cước nàng hay thử ....chồng Vợ là ...... đủ thứ biết không ? Ba ngày định cũng không xong nghĩa nàng
3.Lợi ích của thanh niên khi lấy vợ sớm :
1/ Vợ dậy cho ta tính phục thiện (sẵn sàng nhận lỗi tuy mình không làm gì sai cả).
2/ Vợ dậy cho ta tính kiên nhẫn, chờ đợi không biết mệt (để vợ sửa soạn đi lễ hay đi sắm đồ).
3/ Vợ cho ta sức khỏe (không hút thuốc lá, uống bia, đi chơi khuya với mấy thằng bạn cô hồn).
4/ Vợ dậy cho ta sự tế nhị (không bao giờ chê bai dù cơm khét, canh mặn).
5/ Vợ dậy cho ta sự lễ phép (đi thưa, về trình).
6/ Vợ dậy cho ta sự rộng lượng (kiếm được bao nhiêu tiền, tặng vợ hết)
7/ Vợ là huấn luyện viên thể dục tại gia của ta ( làm vườn, cắt cỏ, đổ rác, giặt quần áo, lau dọn nhà cửa, mang vác khi theo nàng ra phố)
8/ Vợ dạy cho ta tính gọn gàng, trật tự ( chỉ được bày biện của riêng trong một góc tủ vợ cho).
9/ Vợ dạy cho ta sự công chính ( ra đường cứ thẳng một đàng mà đi, không nhìn ngang liếc dọc, nhất là ở chỗ có nhiều phụ nữ).
10/ Vợ giúp cho ta trở thành người cha gương mẫu ( thay tã, tắm rửa, cho con bú, ru con ngủ..vv..)
11/ Vợ dạy cho ta biết giá trị của hai chữ Tự Do (nay không còn nữa).
12/ Vợ dạy cho ta biết phấn đấu với nghịch cảnh ( muốn chết nhưng cứ sống chơi).
Lợi ích do vợ đem lại nhiều khôn xiết kể. Ai không tin, cứ thử rồi biết.
4.Tuy nhiên lấy vợ thì cũng xuất hiện 1 hiện tượng, đó là hội chứng sợ vợ. Vậy hội chứng Sợ Vợ là gì?
"Sợ vợ" là chứng nan y Cố công,chạy chữa thuốc gì cũng toi! Cái này lệ thuộc giống nòi Di truyền trong máu phải coi kỹ càng Xin đừng hụt hẫn,hoang mang Nên đi xét nghiệm..chớ than,chớ sầu! 5.Tại sao phải sợ vợ?
Dù không sinh đẻ ra ta Nhưng công nuôi dưỡng thật là lớn lao Khi ta đau ốm xanh xao Vợ lo chăm soc hồng hào khoẻ ngay Sợ ta đi trật đường rầy Vợ liền theo dõi kéo ngay về nhà Khi ta tán tỉnh ba hoa Vợ liền "quát nạt "để mà răn đe Lời vợ dạy phải lắng nghe Mai sau "khôn lớn "mà khoe mọi người Nói ra xin hãy chớ cười Vợ ta ta sợ ! Vợ người ... còn lâu ! 6.Sợ Vợ được lợi gì?
Lợi thứ nhất: Tôi đây thích sợ vợ nhà , Thì đâu có sợ mọi người cười chê Vợ tui tui sợ kê tui Miễn tui không sợ vợ ai được rùi Người xưa thường bảo với tui Vợ mày mày sợ thế là mày khôn Chớ không mày đã không còn Công ơn vợ dưỡng nên mày hôm này Là người phải biết nghỉ dài Mai sao già yếu vẫn còn vợ nuôi ... Sợ vợ, đôi chữ nghe thanh Thời nay sợ vợ, mới danh... anh hùng Người ta cứ bảo tui khùng Đường đường quân tử, nhưng chùn hồng nhan Thời nay sợ vợ mới sang Chớ hong sợ vợ, có màn ra hiên ....
Lợi thứ hai:
Kính vợ đắc thọ Sợ vợ sống lâu Nể vợ bớt ưu sầu Để vợ lên đầu là trường sinh bất tử...
Đánh vợ nhừ tử là đại nghịch bất đạo. Vợ hỏi mà nói xạo là trời đất bất dung. Chê vợ lung tung là ngậm máu phun người Gặp vợ mà không cười Là có mắt không tròng
Để vợ phiền lòng là chu di tam tộc Vợ sai mà hằn hộc là trời đánh thánh đâm Vợ gọi mà ngậm câm là long lang dạ sói Để vợ nhịn đói là tội nhân thiên cổ
Để vợ chịu khổ là bất tài vô dụng Trốn vợ đi "ăn vụng" là ngũ mã phanh thây Vợ hát mà khen hay là anh hùng thức thời Khen vợ hết lời là thuận theo ý trời...
7.Ông trời nghĩ gì về vấn đề này?
Bắc Thang lên Hỏi Ông Trời
Bắc thang lên hỏi ông trời Ðời con đau khổ đã nhiều ... thấu chăng? Ông trời cúi mặt than rằng Tao đây cũng khổ, cắn răng chịu đòn!
Bắc thang lên hỏi ông trời Vợ con nó quá dữ như bà chằng Ông Trời ổng trả lời rằng Vợ tao còn dữ gấp trăm vợ mày
Bắc thang lên hỏi ông trời Kiếp này con có bỏ nàng được không? Ông Trời ổng trả lời rằng Tao còn chưa được xá chi là mày
Bắc thang lên hỏi ông trời Vợ con dữ quá, con xin bỏ nàng Ông Trời ngó xuống trả lời Mày bỏ được nó thì tao con mày.
Bắc thang lên hỏi ông trời Thuốc thang, rượu bổ ... chẳng nào tới đâu Ông trời vẻ mặt rầu rầu Thôi mày xuống tóc cạo đầu đi tu!
Bắc thang lên hỏi ông trời Vào chùa sư nữ trù trì được chăng ? Ông trời nháy mắt cười rằng Chờ tao một tí tao theo với mày!
8.Vậy làm cách nào để Sợ Vợ đúng cách?
Phải khắc cốt ghi tâm 4 điều Thứ nhất :
Vợ ta - Vợ người
Vợ ta thì nạt thì đe Vợ người thì cứ... lăm le ... nhìn hoai` Vợ ta thì chẳng đoái hoai` Vợ người khen đẹp... dài dài quanh năm Vợ ta chê mắt... lá răm Vợ người trông tợ trăng rằm tiên nga
Vợ ta nói mãi chẳng tha Mèo tơ e ấp, nết na dịu dàng Vợ ta đi tướng hai hàng Mèo tơ đi tướng sàng sàng thấy mê Vợ ta hay mắng hay chê Mèo tơ âu yếm cận kề sáng hôm
Vợ mình, mình sợ mới khôn Vợ người mà sợ có hôm què giò ! Vợ ta, ta sợ chẳng lo Vợ người mà sợ , đồ bò đồ trâu !!
Thứ hai :
VỢ LÀ TRỜI
Hình dáng của vợ là Thiên Tướng Gia đình bên vợ là Thiên Triều Bạn bè của vợ là Thiên Sứ Lệnh của vợ là Thiên Mệnh Phòng ngủ của vợ là Thiên Cung Con đường vợ đi shopping là Thiên đàng Khi vợ nổi giận là Thiên Lôi Khi vợ cất tiếng hát là Thiên Ca Đi chơi với Dì Ba mà vợ biết được là Thiên Tai Con riêng của vợ là Thiên Tử Em gái vợ là Thiên Nga Em trai vợ là Thiên La Và Tiền lương đưa hết cho vợ là Thiên Thu
Thứ ba :
Sợ vợ tập III
Ngồi buồn kiếm chuyện nói chơi, Nhất vợ nhì trời... là chuyện tự nhiên. Ðàn ông sợ vợ thì sang, Ðàn ông đánh vợ tan hoang cửa nhà.
Ðàn ông không biết thờ "bà" Cuộc đời lận đận kể là vứt đi. Ðàn ông sợ vợ ai khi, Vợ mình, mình sợ sá gì thế gian!!!
Ðàn ông khí phách ngang tàng, Nghe lời vợ dạy là hàng "trượng phu." Ðàn ông đánh vợ là ngu, Tốn tiền cơm nước, ở tù như chơi.
Lấy nàng từ thuở mười nhăm, Ðến khi mười chín tôi đà năm con. Nàng thì trông hãy còn son, Tôi thì đinh ốc, bù lon rã rời.
Nắng mưa là chuyện của trời, Tề gia nội trợ có tôi bao thầu. Suốt ngày cày cấy như trâu, Chiều về rửa chén cũng "ngầu" như ai.
Nấu cơm, đi chợ hàng ngày, Bồng con, thay tã tôi đây vẹn toàn. Lau nhà, lau cửa chẳng màng, Ôi thời oanh liệt ngang tàng còn đâu.
Nhiều khi muốn hộc xì dầu, Xin nàng nghỉ phép, nàng chau đôi mày. Nàng đòi thi đấu võ đài, Tung ra một chưởng, chén bay ào ào.
Nhớ xưa mình mới quen nhau, Em ăn, em nói ngọt ngào dễ thương. Cho nên tôi mới bị lường, Mang thân ngà ngọc cậy nương nơi nàng.
Than ôi thực tế phũ phàng, Mày râu một kiếp thôi đành đi đoong. Một lòng thờ dzợ sắc son, Còn non còn nước thì tôi còn... thờ. Ra đường sợ nhất công nông Về nhà sợ nhất vợ ko nói gì Đàn ông nể vợ là sang Ngồi nghe vợ dạy là hạng trượng phu Đàn ông đánh vợ là ngu Vừa mất tiền thuốc vừa tù chung thân
Thứ tư :
Lấy vợ là bất khả kháng
Vợ Xấu là Bất Tài Vợ Ðẹp là Bất Hạnh Vợ Bỏ là Bất Lực Ế Vợ là Bất Trí Có Vợ Bé là Bất Nhân Giựt Vợ người khác là Bất Lương Bị Vợ ly dị là Bất Cẩn Còn ly dị Vợ là Bất Lợi Vợ Ghen mà làm thinh là Bất Chấp Vợ Chồng bên nhau mãi mãi là Bất Tử Vợ Chồng cãi lộn là Bất Hòa Vợ giận không nói là Bất Hợp Tác Vợ Chồng giận nhau là Án Binh Bất Ðộng Vợ Chồng đánh nhau là Bất Phân Thắng Bại Bị Vợ đánh mỗi ngày mà không sợ là Bất Khuất Ý Vợ nói là Bất Di Bất Dịch Áo Vợ mặc là Bất Luận Cơm Vợ nấu là Bất Kiến Ðồ đạc của Vợ là Bất Ðộng Sản Em gái của Vợ là Bất Khả Xâm Phạm Khen gái đẹp trước mặt Vợ là Bất Tiện Vợ được người ta khen nhiều là Bất Ổn Vợ không cho lại gần là Bất Thường Vợ không cho ngũ chung là Bất Mãn Léng phéng mà vợ bỏ qua cho thì Bất Quá Tam Vợ bắt được quả tang (với em) thì Thiên Bất Dung Tha Vì Vợ mà thi rớt là Bất Ðạt Vì Vợ mà bỏ bạn là Bất Tin Vì bạn mà không thương Vợ là Bất Công Vì Vợ mà bỏ cha mẹ là Bất Hiếu Vì cha mẹ mà phụ Vợ là Bất Nghĩa Vì tiền mà xem thường cha mẹ Vợ là Bất Kính Lương đưa hết cho Vợ là Luật Bất Thành Văn Tiền đưa cho Vợ với tiền của Vợ là Bất Ðẳng Thức Nói Chung , Lấy Vợ là Chuyện Bất Ðắt Dĩ , Nhưng Lại Là Chuyện Bất Khả Kháng
Thứ năm :
Sự khác nhau giữa vợ và bồ Bồ là phở nóng tuyệt vời. Vợ là cơm nguội đáy nồi hẩm hiu. Bồ là nơi tỏ lời yêu. Vợ là nơi trút bao nhiêu bực mình.
Bồ là rượu ngọt trong bình. Vợ là nước ở ao đình nhạt pheo, Nhìn bồ đôi mắt trong veo Trông vợ đôi mắt trong veo gườm gườm,
Bồ tiêu thì chẳng tiếc tiền Vợ tiêu một cắc thì liền kêu hoang Bồ dỗi thì phải xuống thang Vợ giận bị mắng, bị phang thêm liền
Một khi túi hãy còn tiền Thì bồ thắm thiết kề liền bên anh Một mai hết sạch sành sanh Bồ đi, vợ lại đón anh về nhà
Bồ là lều, vợ là nhà Gió lớn, lều sụp, mái nhà còn kia Vợ là cơm nguội của ta Nhưng là đặc sản của mấy thằng cha láng giềng
9.Hãy nghĩ kĩ lại xem,bạn được lợi nhiều hơn là Sơ vợ đấy……..
Bởi khi sợ vợ là khôn Nếu không sợ vợ có ngày ra sân Ra sân thì chẵn được vào Lai thêm bị đói khóc rào ai nghe ...
Vợ mình mình sợ không sai Lở làm nó giận nó đài mình sao Thà mình nhẩn nhục lao đao Còn hơn bị đủi ra sau hè nằm
Muốn tròn tình nghĩa trăm năm Thì sợ vợ có ăn nhằm gì đâu Bang ngày bị vợ đè đầu Bang đêm 2 đứa đè nhau cũng huề
10. Cuối cùng,hãy tự giác Sợ Vợ trước khi gặp phải tình cảnh dù không muốn cũng phải Sợ Vợ
Ra đường sợ nhất công nông Về nhà sợ nhất vợ không mặc gì.
*Quà Tết và Tết những là quà: Quà vào dịp Tết vẫn là chuyện “thường ngày ở huyện. Huyện Sydney và gia đình An Phong rộng lớn, năm nay cũng có những thứ ấy. Thứ ấy, là những thứ được xác định bằng thư đi thư lại như sau:
Trước nhất là thư của Lm Lê Ngọc Thanh, trưởng khối phụ trách Truyền Thông Cứu Thế ở VN :
Bác Tá và quý Cô Bác thuộc Gia đình Anphong, chi hội Sydney, Nhân dịp đầu Xuân kính chúc quý vị an mạnh để sẵn sàng thu hoạch kết quả Chúa thương ban trong năm mới này. Nhân dịp đầu mùa Chay, kính chúc quý vị nghiệm được sự dịu ngọt của con đường trở về với Chúa, bất chấp gian nguy.
Thay mặt cho Truyền thông Chúa Cứu Thế Việt Nam (VRNs), chúng tôi xin cám ơn quý vị đã gởi quà nhân dịp đầu năm: - Gđ Anphong: 500 Aud
Số tiền này sẽ được dùng vào cho các hoạt động của VRNs. Xin Chúa chúc lành và ban bình an cho quý vị.
Kính. Lê Ngọc Thanh
Tiếp đến là Phó xứ Đức Mẹ Hằng Cứiúp Sàigòn, Lm Lê Quang Uy
Trung Tam Muc Vu DCCT
Kính thăm quý anh chi Gia Đình An Phong ở Sydney,
Em vừa nhận được từ anh Trần Ngọc Tá số tiền 500 AUD để em lo Mục Vụ cho người nghèo ở Việt Nam.
Em hiện là Phó Xứ ĐMHCG Kỳ Đồng Sàigòn, phụ trách Bao Ve Su Song, Người Xa Quê, bệnh nhân ngặt nghèo và lo Quỹ Mẹ Hằng Cứu Giúp chia sẻ người nghèo, yểm trợ các điểm Truyền Giáo của DCCT ở các nơi, nhất là trên Tây Nguyên.
Em xin kính biết ơn quý anh chị. Thân mến,
Lm. LÊ QUANG UY Trung Tâm Muc Vu DCCT 38 Ky Dong - P. 9 - Q. 3 - Saigon 0903.340.914 - ttmvcssr@gmail.com
Và lời lẽ chân tình của Lm Trần Quốc Hùng, DCCT Bến Tre:
Kính gửi: Gia Đình An Phong (Sydney)
Tôi, Linh mục Thomas Trần quốc Hùng (lớp Micae Vũng tầu, cùng lớp với Vũ Nhuận) hiện coi sóc Trung tâm Hành hương ĐM HCG LaMã Bến tre, thuộc Giáo phận Vĩnh Long ;
Trước biến cố 75, trung tâm đã có một thời nổi danh và sầm uất , HĐ GMVN năm 1960 đã chọn nơi đây là 1 trong 3 trung tâm Hành hương của VN, sau La Vang & Trà Kiệu nhưng chiến tranh khốc liệt và thời cuộc đã biến thành hoang phế, nhất là trong thập niên 80 trung tâm bị mượn làm trường Bổ túc Công Nông cho con em liệt sĩ, khi trường giải thể, thì chỉ còn một đống đổ nát không ai muốn nhận ! Vì nơi đây có Linh Ảnh ĐM HCG liên quan đến DCCT, nên từ mấy năm nay, ĐGM giáo phận tạm thời giao cho tôi làm quản nhiệm để tái thiết và lập lại những buổi hành hương kính ĐM.
Những bước khởi đầu thật vất vả và khó khăn, đến nay tuy có đôi phần khởi sắc, nhưng còn thiếu thốn nhiều bề : chưa có nhà Xứ cho Cha Sở cư ngụ và tiếp khách cũng như chưa có chỗ cho giáo dân Hành hương tạm nghỉ qua đêm... chưa có sân bãi để đậu xe 4 bánh mỗi dịp tổ chức Hành hương... vì thế số tiền 500$ Aus. anh chị em gửi tặng cũng giúp giải quyết phần nào khó khăn về cơ sở vật chất, nhưng nhất là nâng đỡ & động viên người anh em cùng lý tưởng AnPhong.
Thân mến, Lm Thomas Trần quốc Hùng CSsR.
Và đôi lời vắn tắt của Lm Nguyễn Xuân Thu, CSsR trên Tây Nguyên
From: Nguyen Xuan Thu <johnmariaxuanthu@gmail.com> Date: 2013/2/20 To: lamteck@gmail.com Subject: Kính thăm anh Lâm và các anh em nhóm AnPhong
Trong hồng ân của Chúa Giêsu Ki Tô, của Cha Thánh AnPhong, Xuân Thu xin được thay mặt bà con Dân Tộc để hết lời cảm ơn anh Lâm và các bạn nhóm AnPhong. Xin Chúa Cứu Thế thánh hoá chúc lành cho anh Lâm và tất cả các bạn cũng như gia đình các bạn để năm Quý Tỵ này được hồn an xác mạnh và mọi công việc được thăng tiến về cả thể xác lẫn tinh thần. Còn phần mình thì năm cũ phải mổ tim cắt u nhầy ở tâm thất nhĩ trái, còn năm mới mùng 3 tết thì bị xe honđa tông phải đi BV để khâu hơn 10 mũi ở trán và hôm nay đã cắt chỉ tạm ổn. Vậy xin anh Lâm và các bạn thêm lời cầu nguyện cho với (mình nhận được 500 dô Úc của anh em gửi cho mình rồi) Thân ái trong Chúa Cứu Thế - Thánh AnPhong
Và đôi giòng cảm tạ của Lm Paul Nguyễn Văn Công, CSsR, cũng thuộc thí điểm truyền giáo trên Tây Nguyên
NGUYEN VAN CONG <paulcong2001@yahoo.com> Date: 2013/2/21
Cảm ơn anh Lâm thật nhiều nhé! Về một món qua thật ý nghĩa nhân ngày đầu năm không chỉ là vật chất mà còn là một mối liên hệ thiêng liêng chắc chắn trong đời sống đức tin Ki-tô giáo. Biết sau em còn có bao người cầu nguyện và cộng tác nên em thật cảm động và khích lệ. Nguyện xin Chúa chúc phúc cho anh chị em An-phong tuyến hai. Nhân dịp đầu năm, kính chúc quý anh chị dồi dào sức khỏe và bình an năm mới. Hy vọng có ngày được đoàn tụ ở đâu đó. Chiều thứ 6 này, em về nhà Dòng. Em sẽ mail cho anh ngay khi nhận được quà. Thân ái trong Chúa Cứu Thế Em Lm. Paul Công, CSsR
Thêm một thư cảm ơn của Lm Nguyễn Văn Công, gửi Nguyễn Duy Lâm: THƯ CẢM ƠN DCCT Việt Nam, ngày 24 tháng 02 năm 2013
Kính gửi anh chị em Gia Đình An-Phong Sydney! Cha Thoại vừa đưa cho em $500AUD. Một lần nữa em xin cảm ơn quý anh chị em đã luôn yêu thương và đồng hành với Tỉnh Dòng CCT Việt Nam nói chúng và với cá nhân em cách riêng. Cảm ơn Chúa! Qua anh Lâm mà em biết anh chị bên ấy. chắc anh Lầm đã kể cho anh chi trong gia đình về em và nơi em đang phục vụ. Nhân đây, cho em tự bạch một chút:
Ở Việt Nam, Dòng mình như thể “độc quyền” về truyền giáo cho dân tộc J’rai, nhờ sự dấn thân đột phá của các cha: Tài, Tín,Phán… Sau 40 năm cộng đoàn ấy đã lên tới 40 ngàn người. Dân tộc Bahnar miền Kon-tum theo đạo từ lâu và vùng Mang Yang nơi em đang hoạt động cũng đã khá lâu. Nhưng sau năm 1975 cộng đoàn ấy như đàn chiên không người chăn dắt, bị tản mát kgasc khắp nơi. Nên Đức Giám Mục đã trao cho DCCT mình dân tộc Bahnar vùng Mang Yang. Em là người đầu tiên của Dòng xuống vùng này. Em ở với họ đã 8 năm nay.
Ngày 14/01/ 2013 vừa rồi, cha Giám Tỉnh đến cử hành thánh lễ thành lập cộng đoàn Mang Yang để lo cho người Bahnar và đặc em làm Bề Trên Cộng Đoàn mới này. Hiện nay, cộng đoàn Mang Yang có 4 cha và 2 thầy. Xin gia đình cầu nguyện và nâng đỡ cộng đoàn non trẻ này. Ngoài công việc truyền giáo là thăm viếng, chúng em có nuôi các em nội trú để có người kế thừa trong việc dạy giáo lý. Giúp người nghèo trong sinh hoạt hàng ngày. Tất cả đều cậy trông vào Chúa Quan Phòng. Chứ cộng đoàn này chưa có nguồn thu nhập nào. Mà hình như Tỉnh Dòng Việt Nam mình là vậy, vì các cơ cở kinh tế sau 75 bị tịch thu sạch. Em nhớ khi em còn là thầy, cha quản lý tỉnh lên báo cáo thống kê chi trong một năm lên bạc tỉ và ngài đã khóc trước cộng đoàn vì ngài cảm thấy Thiên Chúa Quan phòng yêu thương DCCT quá đỗi.
Dài dòng, lang bang chia sẻ cùng gia đình để anh chị em biết, cảm thông tạ ơn Chúa và tiếp tục cộng tác bằng lời cầu nguyện và sự đỡ nâng khích lệ để chúng em là những người đầu sóng ngọn gió không sờn lờn nãn chí khi gặp những mưa to gió lớn, vì biết rằng, sau lưng còn có cả một gia đình An-phon Sedney ngày đêm cầu nguyện và yêu thương nâng đỡ. Nguyện xin Chúa Cứu Thế đồng hành với chúng ta luôn mãi. Cầu chúc tình yêu Thiên Chúa siết chặt chúng ta nên một.
Kính chúc bình an và sức khỏe đến từng thành viên trong Gia Đình chúng ta. Amen Trong Chúa Ki-tô Cứu Thế
KÍnh mến Lm. Phao-lô Nguyễn Văn Công, CSsR Bề Trên Cộng Đoàn Mang Yang
Thánh Lễ Thành Lập Cộng Đoàn Mang Yang: 14/01/2013, tại nhà thờ Phú Yên H’ra
Cha Giám Tỉnh và thành viên cộng đoàn Mang Yang (Từ Trái sang: Thầy Huân, Cha Cao, Cha Công, Cha Giám TỈnh, Cha Thật, Cha Chính, Thầy Dũng)
Đôi lời cảm ơn của Lm Trần Sĩ Tín CSsR, xứ J’Rai Cha Si Tin cam on anh em GDAP Sydney. Yuse Loi
--- On Fri, 22/2/13, style1941 <siusiupkly@yahoo.com.sg> wrote:
Tran Si Tin da nhan duoc su ung ho cho Su Vu Tin Mung Cac Sac Toc Tay nguyen cua gia đình An Phong Sydney sang nay là 21 079 000vnd., tuong duong 1000 AUSD. Phan nua cho nhom dich thuat Kinh Thanh. Nhóm DCCT Tay Nguyen xin cam on rat nhieu. Xin anh chị tiep tuc cau nguyen cho Su Vu Xin Chua Cuu The chuc lanh cho cac anh chi em gia đình DCCT Australia.
Cha Tin men, Cam on cha Tin. Khong ngo nhan nhanh qua, moi goi trua nay (gio Sydney) Cho phep Loi gop y the nay nhen : Cha goi lai nhu the nay Tran Si Tin da nhan duoc su ung ho cho Su Vu Tin Mung Cac Sac Toc Tay nguyen cua gia đình An Phong Sydney sang nay là 21 079 000vnd., tuong duong 1000 AUSD. Phan nua cho nhom dich thuat Kinh Thanh. Nhóm DCCT Tay Nguyen xin cam on rat nhieu. Xin anh chị tiep tuc cau nguyen cho Su Vu Xin Chua Cuu The chuc lanh cho cac anh chi em gia đình DCCT Australia.
Xin loi Cha Tin nhen, vi Loi da noi voi gia dinh AnPhong cha Tin se nhan 2 phan, mot phan cho cong doan Tay Nguyen va mot phan cho ban dich Kinh Thanh.. Yuse Loi
To: "LOI HUNH CONG" <yuseloi@yahoo.com> Received: Friday, 22 February, 2013, 4:19 AM
Tran Si Tin da nhan duoc su ung ho cho Su Vu Tin Mung Cac Sac Toc Tay nguyen cua gia đình DCCT Australia sang nay là 21 079 000vnd. Nhóm DCCT Tay Nguyen xin cam on rat nhieu. Xin anh chị tiep tuc cau nguyen cho Su Vu Xin Chua Cuu The chuc lanh cho cac anh chi em gia đình DCCT Australia. Tran Si Tin. CSsR
*Lại một “tóm lược” về Vợ gửi những ai chưa được biết:
Nhất vợ, nhì trời Các cụ… yêu vợ vẫn thường nói, “nhất vợ, nhì trời”. Trời, tiếng Hán Việt là Thiên. Cho nên những gi liên hệ đến vợ, các cụ cũng cho thêm chữ Thiên vào để ca ngợi … bà Trời ở hạ giới.
Vợ khi còn là người yêu: Thiên Thần. Những lá thư tình của vợ: Thiên Thư. Con đường xưa vợ đi: Thiên Đường. Vợ dáng nhịp nhàng lướt đi trên sàn nhảy như rồng múa phượng bay: Thiên Long Bát Bộ. Sắc đẹp của vợ: Thiên Hạ Đệ Nhất Phu Nhân. Mùi thơm của vợ: Thiên Hương. Vợ có bầu: Thiên Thai. Vợ đang lâm bồn: Thiên Sản. Từ người yêu trở thành vợ, rồi từ từ được tấn phong lên chức bà già, bà nội, bà ngoại: Thiên Chức. Phòng ngủ của vợ: Thiên Cung. Nhà của vợ: Thiên Đình. Thành phố vợ ở: Thiên Đô. Suy nghĩ của vợ: Thiên Kiến. Lý lẽ của vợ: Thiên Lý. Quyết định của vợ: Thiên Thạch. Chữ nghĩa của vợ: Thiên Văn. Vợ đang lên giọng ca karaoke: Thiên Ca. Lời vợ dặn: Thiên Lệnh. Vợ gọi thì phải bẩm vâng thưa bà: Thiên Bẩm. Mọi việc đều do vợ định đoạt: Thiên Định. Chồng được vợ cưng: Thiên Tử. Vợ quen chân đi cà kê dê ngỗng: Thiên Di. Tài mua sắm của vợ: Thiên Phú. Vợ chỉ biết về mình: Thiên Vị. Ba mẹ, anh chị em, bà con họ hàng bên vợ: Thiên Triều. Vợ hay ngồi lê đôi mách, nói chuyện tào lao: Thiên Tào. Số lấy vợ chằng lửa: Thiên Mệnh. Vợ hay nổi máu ghen bậy ghen bạ: Thiên Tính. Vợ nổi cơn thịnh nộ gào thét như một vị tướng khi ra quân: Thiên Lôi Địa Tướng. Bị vợ hạ đo ván: Thiên Hạ. Tiền lương, tiền túi, tiền cà-phê cà pháo đều bị vợ tóm thu gọn: Thiên Thu. Vợ có tài tề gia nội trợ, coi ngó mọi việc trong nhà ngoài ngõ và muốn mọi người phải kính nể, tôn sùng mình như một vị thánh lớn: Tề Thiên Đại Thánh. Muốn dê vợ mà vợ không cho phép hay lạnh lùng không hợp tác: Mưu Sự Tại Nhân, Thành Sự Tại Thiên . Vợ nắm lấy thời cơ đầu tư vào nhà cửa đất đai để sinh lời và bắt chồng phải vui vẻ làm theo quyết định của mình: Thiên Thời Địa Lợi Nhân Hòa. Tướng đi của vợ: Thiên Tướng. Vợ thay đổi xiêm y kiểu tóc, lối trang điểm lia lịa: Thiên Hình Vạn Trạng. Vợ trang điểm, vẽ mặt xanh lè, đánh phấn trắng toát: Thiên Thanh Bạch Nhật. Vòng vàng, ngọc ngà, kim cương, hột xoàn của vợ lóng lánh như các vì sao: Thiên Hà. Em gái vợ: Thiên Nga. Vợ vắng nhà: Thiên Đàng. Có bồ nhí mà vợ biết được: Thiên Tai. Ra đường léng phéng bị vợ phát hiện thì coi như là: THIÊN SẮC Vợ ngồi ngủ gật trông thật dễ thương thì gọi là: THIÊN HUYỀN Vô tình bước vào nhà tắm mà vợ cũng đang... thì coi như là: LỘ THIÊN lúc đó thì vô cùng phê vì đang đứng trước: MỘT TÒA THIÊN NHIÊN. *Đàn ông-đàn bà, chuyện dài không dứt: Dứt làm sao được khi bạn và tôi, ta không là đàn ông thì cũng là đàn bà. Chẳng lẽ, nửa nọ nửa kia. Thôi thì, bạn cứ đọc tiếp những giòng nối tiếp rồi cũng cảm kích giống như tôi:
*Tin vui bạn hiền, ở Úc
Gia đình An Phong Sydney vừa nhận được tin vui có liên quan đến bạn hiền Trần Ngọc Tá, ở Úc (lại Tá với Tướng gì nữa đây), qua bài phỏng vấn rất như sau:
Chuyện Phiếm Đạo Đời – Trần Ngọc Muời Hai ( LTS) Chúng tôi trân trọng giới thiệu tới quý độc giả “chuyện phiếm đạo đời” đã xuất bản và phát hành trong những năm qua của nhà văn Công Giáo Mai Tá - bút hiệu Trần Ngọc Mười Hai, một khuôn mặt rất quen thuộc trong sinh họat cộng đồng Công Giáo Việt Nam Sydney/ NSW.
Vài nét về tác giả : Tên thật: Trần Ngọc Tá sinh ra tại Hà Nội 1943, Phố Huế (Chợ Hôm) thuộc giáo xứ Hàm Long vào thời đức Cố Hồng Y Trịnh Như Khuê làm chánh xứ 1949: theo bố vào Nam làm việc tại Tân Định. 1952: mồ côi cha, lại trở ra Hà Nội học chương trình Pháp trường Puginier của dòng Lasan, rồi đổi qua chương trình Việt ở trường Ngô Quyền (cãnh nhà thờ Hàm Long). 1954: theo mẹ và các anh chị di cư vào Nam học trường Hồ Ngọc Cẩn Gia Định được 6 tháng, sau đó ra Nha Trang học trường Trung Học Võ Tánh đến lớp Đệ Lục năm 1956. 1956-1969: nhập đệ-tử-viện Dòng Chúa Cứu Thế ở Rạch Dừa, Vũng Tàu. 1964-1965: nhập Tu-tập-viện Dòng Chúa Cứu Thế Nha Trang (bây giờ là khách sạn Hải Yến đường Trần Phú). 1965: lên Học viện Dòng Chúa Cứu Thế Đà lạt học 4 năm Triết lý và thần học cùng với đàn anh trên lớp. 1969: xuất khỏi Dòng Chúa Cứu Thế, bay ra Đà Nẵng tìm việc với Nhà Đèn không thành công, sau đó là công ty Brasseries et Glacières de l’Indochine do người Pháp làm chủ. 1970: làm Trưởng Trung tâm Phân phối sản phẩm B.G.I. ở Tuy Hoà đến 1973. 1973-1975: làm Trưởng Trung Tâm Phân Phối sản phẩm B.G.I. trông nom 2 tỉnh Thừa Thiên - Quảng Trị. 1976-1978 làm Trưởng Trung Tâm Phân Phối của hãng S.E.G.I. ở bến Vân đồn, sau đó bị tạm giam 4 tháng trong chiến dịch của Cộng sản mang tên Cải Tạo Công Thương Nghiệp Tư Bản Tư Doanh 1991: được bảo lãnh sang Úc theo diện đoàn tụ và sinh sống tại Sydney đến hôm nay. 8/1992: Cùng với Vũ Nhuận ra Nội San Gia Đình An Phong mang tên “Duc In Altum” 1998-2001: Hợp tác phát hành báo Đạo “Thư Nhà” do anh Đỗ Mạnh Tri làm chủ nhiệm 2001-2006: Hợp tác với Lm Chân Tín, Hồ Đỉnh và Gs Nguyễn Ngọc Lan ra tờ “Thư Nhà” 1992-2008: làm việc tại Bộ Gia Cư ở Sydney (tức Housing N.S.W.) 2008: Hưu trí, bắt đầu viết Chuyện Phiếm Đạo Đời và dịch bài suy niệm Lời Chúa 2013: vừa đạt ngưỡng cửa "thất thập” vào tháng 2/2013
Trần Ngọc Muời Hai và phu nhân
Nhân dịp tác giả sắp phát hành cuốn số 7 (đang gửi hiệu đính và sẽ in vào tháng 4/2013), VNTB Úc Châu có cuộc trò chuyện văn nghệ đầu năm Quý Tỵ 2013 (cũng là Mùa Chay của người Chay Kiêng Công Giáo) giữa chúng tôi Nguyễn Đạo Huân (VNTB) và nhà văn Công Giáo Trần Ngọc Mười Hai. Xin kính chào nhà văn Trần Ngọc Mười Hai! chúng tôi được đọc và nghe audio những tác phẩm Chuyện Phiếm Đạo Đời được xuất bản liên tục từ nhiều năm nay (hiện là cuốn sách thứ 6 và MP3 số 1,2,3,4,5). Xin ông vui lòng cho độc giả của VNTB biết cơ duyên và động lực nào khiến ông có thể viết nhiều được như vậy ? - Anh gọi tôi là "Nhà Văn" nghe thấy ngại quá. Nói cho đúng, tôi cũng chỉ là kẻ hèn mọn cứ muốn bon chen tập tành ngành cầm bút để viết lách đôi ba chuyện phiếm, mà thôi. Chuyện Phiếm Đạo Đời tập 7 đang được hiệu đính và chờ những giòng Lời Bạt (như thường lệ) của anh bạn là Vũ Nhuận để rồi sẽ đưa in và ra mắt người đọc vào giữ năm nay, 2013. Động lực và cơ duyên nào khiến tôi viết như thế ư? Điều này, tôi có nói trong bài phát biểu ngày ra mắt sách Chuyện Phiếmn Đạo Đời số 1 tại Bankstown, Sydney khoảng tháng 3 năm 2008 và được ghi lại ở phần phụ lục cuốn CPDD số 2. Nói tóm lại, tất cả là ân huệ Chúa ban cho tôi được góp mặt với giới truyền thông Công Giáo hiện đại (tức lối rao truyền Lời Chúa theo cung cách của người đời) với tư cách là giáo dân có quá trình hạn hẹp về triết lý và thần học của Đạo. Ước nguyện của riêng mình ư? Tọi tự hẹn với lòng mình là: sẽ tiếp tục viết và lách cho đến khi nào hết khả năng, hoặc về với Chúa, hoặc không còn nhu cầu, ở ngoài đời cũng như trong Đạo.
Những tập sách Chuyện Phiếm Đạo Đời, mà ông đã có ý tưởng táo bạo là đề cập tới chủ đề lớn và phức tạp: Đạo cũng như Đời được trình bày bằng phong cách mà ông gọi là phiếm tức vừa đọc vừa nghe, phải thế không? Nếu đúng, xin ông giải thích thêm về chuyện này. Ý tưởng về Đạo và đời, hoặc Đạo vào đời, hay Đạo giữa đời là ý tưởng của nhiều đấng bậc đàn anh của tôi đã đi trước. Nay nhờ có sự hợp tác của một số anh em trong Gia Đình An Phong ở Sydney có tay nghề phụ đỡ, nên tôi mới dám sử dụng loại hình truyền thông tương đối hấp dẫn hơn những bài viết trên giấy. Bằng chứng cho điều này là: cùng với Chuyện Phiếm Đạo Đời in thành sách, thì cho đến nay anh em chúng tôi cũng đã phát hành được 5 bộ Audio CDs và/hoặc MP3 thâu lại giọng đọc và trình bày của người viết cũng như người đọc các phần trích dẫn. Nhân đây, qua VNTB Úc Châu cũng xin được cám ơn về sự đóng góp của chủ biên Vũ Nhuận (đài SBS radio) cùng các anh chị em có giọng đọc rất truyền cảm trong các CDs Chuyện Phiếm Đạo Đời như: Mai Đàm, Lệ Mai, Tuyết Lê, Tuyết Trinh, Thanh Xuân, Mỹ Linh, Uông Thế Công, Quang Thắng, Thành Quang, Công Khanh, Văn Thành,vv.
Chắc chắn ông phải là một người yêu nhạc, vì nhiều bài viết bắt đầu bằng những cảm hứng lấy từ tình ca VN, hẳn là ông đã cảm nhận được điều gì đó trong những ca từ cũng như giai điệu của các tình khúc nổi tiếng để qua đó nối kết với đời sống Đạo, có đúng thế không? Bản thân tôi là người viết chính, vẫn yêu nhạc từ hồi nhỏ, tức thời trung học, nay với phương tiện tối tân như của Youtube và Google, thì việc sử dụng và tìm kiếm các bài tôi từng nghe có phần dễ dàng hơn. Sở dĩ, là người viết, tôi chọn chủ để và phương tiện truyền thông bằng thi ca hoặc giòng chảy âm nhạc bởi đó là một trong các bộ môn nghệ thuật dễ đi vào lòng người hơn cả. Cũng có thể, người đọc hoặc không thích nhạc hoặc không thích thơ, nhưng không thể không thích cả hai, trong mọi lúc của đời mình. Và như bản thân tôi từng tâm sự trong các bài viết, là: trong quá trình đi vào đời và sống giữa đời, chính tôi cũng đã gặp được sự trùng hợp giữa các bậc lành thánh trong Đạo cũng tương tự như các nghệ sĩ âm nhạc hoặc thơ văn vẫn ca ngợi Tình yêu hết mình, dù đó có là tình gì đi nữa: tình yêu đôi lứa, tình người, tình phụ tử, mẫu tử hoặc tình người con đi Đạo,vv.. Mà, một khi bà con mình để công ca ngợi "Thiên Chúa là Tình Yêu” thì nghệ sĩ ấy cũng từng tuyên dương Tình yêu, thì cũng nên coi họ là những lành tuy không thánh, nếu ta đứng từ góc cạnh nào đó mà nhìn. Thế nghĩa là: hễ ai cổ võ và ngợi ca Tình yêu, thì theo ý tôi, ta cũng nên đề cao và tôn trọng họ, dù đời tư của họ có ra thế nào đi nữa, cũng mặc. Trường hợp thánh Augustin là ví dụ điển hình hơn ai hết. Trước khi trở thành thánh nhân được hàng triệu người mến mộ, ông cũng đã bê bối rất nhiều "sự"... Về ân huệ mà bản thôi tôi từng nhận được là được gặp những người lành và thánh (hiểu theo nghĩa nào đó) như thế qua và ở nơi thi ca cũng như âm nhạc...
-Xin cho biết ông có còn cảm hứng để viết tiếp “chuyện phiếm đạo đời” sau khi tâp 6 ra đời không? Hoặc, ông còn có dự án nào khác trong tương lai không?
Dự tính tương lai, thì: song song với việc viết chuyện phiếm về Đạo và đời, tôi cũng đã và đang dịch một số tài liệu về thần học Kinh thánh, mà tôi gọi là “Suy Niệm Lời Ngài” của các tác giả thuộc nhà Đạo như Linh mục Công giáo Frank Doyle sj cho 3 năm phụng vụ A, B, C (đã xuất bản và phổ biến ở VN) và trong những ngày sắp tới tôi sẽ hoàn tất dịch phẩm mang tựa đề là "Phaolô, vị thánh của mọi thời" do tác giả là Lm Kevin O'Shea Dòng Chúa Cứu Thế ở Úc từng là giáo sư của 4 Đại học Công Giáo tại Hoa Kỳ, từng suy nghĩ.
Nếu độc giả nào muốn tìm sách Chuyện Phiếm Đạo Đời của ông, thì họ phải làm sao?
Về Chuyện Phiếm Đạo Đời, thực tế thì tôi đang sửa soạn gửi đi in tập 7 và đang hoàn thành được nửa tập 8, tức những tập mình có thể dễ tìm ở Úc và Việt Nam. Còn chuyện tìm sách Chuyện Phiếm cũ, thì bà con độc giả ở Sàigòn, có thể tìm đến Nhà Sách Đức Mẹ thuộc Dòng Chúa Cứu Thế ở 38 Kỳ Đồng Quận 3, Sài Gòn; còn các nơi khác, có thể hỏi các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế người Việt hoặc hỏi một số nhà sách Công giáo đã từng in lại hoặc chụp bản sao. Bản thân tôi xa cách Sàigòn đến 22 năm rồi, nên không rõ có nhà sách nào còn bán hoặc lưu giữ các cuốn ấy nữa hay không. Xin cáo lỗi với bà con về chuyện này. Ngoài ra, nếu bạn đọc ở xa các nơi trên, có thể truy cập các trang mạng như:
-www.chuacuuthe.com hoặc www.chuacuuthe.wordpress.com -www.tranngocmuoihai.blogspot.com.au -www.dunglac.org -www.xuanbichvietnam.net -www.daobinhducme.com -www.giaophanvinh.net, vv…
Tóm lại, các bạn có thể tải các bài viết và/hoặc các Audio MP3 từ mấy trang mạng như thế. Thay mặt ban biên tập VNTB Úc Châu xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện văn nghệ đầu năm 2013, Kính chúc ông và và gia quyến một năm mới An Khang Thịnh Vượng, đặc biệt hơn nữa là có được nhiều sức khoẻ, cũng như huệ lộc Trên ban để tiếp tục làm kiếp con tằm nhả tơ, nhả thêm nhiều chuyện phiếm cho bà con nhờ . Sydney tháng hai Quý Tị 2013 Nguyễn Đạo Huân
Dưới đây là một lời bạt trong nhiều lời bạt cho sách “chuyện phiếm đạo đời” củaVũ Nhuận (đài SBS Úc Châu) tức người chủ biên chương trình audio mở đầu các tập sách Chuyện Phiếm Đạo Đời của tác giả Trần Ngọc Mười Hai. “Chắc chắn hiện đang có sự mất mát khủng khiếp về ý nghĩa của Ki-tô giáo. Và, sự hiện hữu của giáo hội cũng đang thay hình đổi dạng. Rõ ràng, xã hội xưa nay thấm nhuần đạo đức Ki-tô giáo lúc này đây đang nứt rạn thành từng mảnh. Trong hoàn cảnh đó, tương quan xã hội và Giáo hội cũng đang có biến chuyển và chừng như đang hướng dần về một hình thái xã hội hết chất Ki-tô. Đạo của Đức Ki-tô không còn tạo được sự canh tân nơi tư duy chung của xã hội nữa.” (Lời của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI khi ngài còn làm Hồng Y trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đáp lại với ký giả Peter Seewald đăng trong sách Muối Cho Đời do Phong trào Giáo dân Việt nam hải ngoại ấn hành năm 2006)
Trong bối cảnh xã hội như trên và từ một hối thúc âm ỷ và triền miên nào đó, tác giả Trần Ngọc Mười Hai vẫn tiếp tục viết chuyện phiếm đạo đời trong tư thế của một nhân chứng trước những diễn biến như thác đổ của kiếp người thuộc thế kỷ 21. Đề tài chuyện phiếm đạo-đời dưới ngòi bút của Trần Ngọc Mười Hai vẫn gần gũi - thân quen, khác nào như tin tức thời sự mỗi ngày. Có khác chăng, vì đó được Tin Mừng soi dọi. Mở tập sách Chuyện Phiếm Đạo-Đời, nguời người sẽ bắt gặp những vấn nạn của đời thường, như: chuyện sống đạo không chỉ bằng lời nói, mà còn phải bằng chính đời sống của mình nữa (Anh đi về đâu mà bụi đường …); hoặc, đâu là vai trò đích thực của Đức Mẹ (Đấng Trung gian Cầu bàu …) hay như chuyện chiến tranh và đâu là bình an đích thực (An ninh, an bình và bất an); và, thế nào là niềm vui đi Đạo... khi bị thử thách? khi Chúa không nhậm lời? (Diù nhau đi chung một niềm thương); vấn nạn về cái chết (Bàn tay đưa anh ra khỏi lòng người) và thế nào là cầu xin? (Nguyện cầu hay xin xỏ).
Hình thức mà Trần Ngọc Mười Hai chọn để chuyên chở những suy tư Đạo-đời của mình, thường được khởi đầu bằng một giòng nhạc quen thuộc nào đó như : - Nếu vắng anh, ai dìu em đi trong chiều lộng gió. - Rồi mai, tôi đưa em xa kỷ niệm.. ; hoặc - Em, ngồi đây với anh trong cuộc đời này; và - Đêm qua chưa mà trời sao vội sáng..vv..và vv…
Tiếp theo là các trích dẫn Tin Mừng của thánh sử nào đó, như Matthêu đoạn 7, câu 20 trong bài: Nếu vắng anh .., chẳng hạn. Kiểu cách trình bày như vậy, khiến có nguời thắc mắc là làm sao mà trong Tin Mừng của các thánh sử lại có những câu ca mùi mẫm như vậy. Đúng! làm sao trong Tin Mừng theo thánh Matthêu mà lại có câu “Nếu vắng anh, ai dìu em đi trong chiều lộng gió” cho được? Thế nhưng, cái giả thiết “Nếu vắng anh ..” lại chính là tình huống được đặt ra để tác giả dẫn người đọc vào câu chuyện sống của mình. Chẳng thế mà, khi kết luận cho bài viết, tác giả nói rõ hơn là “Nếu vắng anh, hay nếu vắng Cha, vắng Thày, thì ai sẽ dìu chúng ta đi trong chiều lộng gió …. của đời người.Đó là cách thức nhẹ nhàng và bóng bảy, mà có lẽ chỉ thấy có nơi Trần Ngọc Mười Hai, mặc dầu hình thức chuyện phiếm vẫn được một số người xử dụng.
Một thí dụ khác, là trong chuyện phiếm: “Em đứng lên gọi mưa vào hạ”. Qua câu chuyện này, Trần Ngọc Mười Hai muốn nói đến sự bình an thật sự trong tâm hồn, dù bình an ấy rất nhỏ. Bình an đó, khác nào như những cơn mưa trong mùa hạ oi bức. Những giọt mưa hoà bình đó, đổ trên muôn người. Nguời giàu cũng như người nghèo. Nam cũng như nữ. Già cũng như trẻ. Vì rằng, ai cũng cần có hoà bình. Mưa an bình. Mưa hồng ân.
Đây, có thể là một cố tình của Trần Ngọc Mười Hai để chuẩn bị cho việc ra CD audio các chuyện phiếm sau này. Khi nghe chuyện phiếm – chứ không còn đọc nữa – mà lại cùng một lúc được nghe những nhạc phẩm quen thuộc của một thời dĩ vãng nào đó, làm nền, làm “hậu cảnh“ cho những giòng chảy suy tư, thì quả là có tác dụng và gây thích thú nơi người nghe.
Nói cho cùng, thì hoài bão của Trần Ngọc Mười Hai có lẽ cũng chỉ mong được rằng: “Chuyện kể vẫn nhẹ nhàng. Chỉ có thế. Nhè nhẹ và làng nhàng. Kể lại để nghe cho vui. Chứ tuyệt nhiên không muốn thuyết phục ai và cũng không có ý giảng và thuyết như một bài chia sẻ, ở nhà thờ. Nói cho cùng, mỗi lần phiếm, bạn và tôi không kỳ vọng coi đó như một bài giảng, để thuyết phục người đời. Phiếm loanh quanh. Phiếm nhè nhẹ, chỉ để mua vui với bầu bạn trong giây phút. Những mong bầu bạn sẽ cùng bần đệ, ta cứ tiếp tục phiếm nhẹ như thế, trong mai ngày. Rất cầu và cũng rất mong.” Một vài cảm nhận của độc giả “Chuyện Phiếm Đạo Đời rất hay và bổ ích. Mình xin “mượn tạm” đôi ý để dùng cho các bài chia sẻ với anh chị em giáo dân… Mình đã đọc từ trang đầu Lời Bạt đến trang cuối là Phụ Lục, lời nào cũng hay vì chân tình. Tạ ơn Chúa. Tạ ơn tất cả các anh các chị nữa.” (Lm Giuse Châu Xuân Báu, DCCT )
“Chuyện Phiếm Đạo Đời là những đóng góp rất có ích cho nhiều người ở Việt Nam. Cũng rất mừng khi được tin Chuyện Phiếm Đạo Đời được phổ biến tại Trung Tâm Mục Vụ Sàigòn…” Lm Nguyễn Văn Viên, Tổng Đại Diện Giáo Phận Vinh “Chúc mừng cả người viết Chuyện Phiếm Đạo Đời cũng như người viết Lời Bạt. Thật tuyệt diệu. Không quảng cáo rầm rộ, nhưng cũng đánh vào lòng người nghe những điểm then chốt. Nói chung ngẫm và nhìn rồi xoáy vào lòng người đọc, để cho họ phải có thái độ là “ơn gọi” của anh em mình...” Lm Giuse Mai Văn Thịnh, DCCT Úc “Càng ngày càng thấy Trần Ngọc Mười Hai bạn mình viết hay quá. Càng viết càng hay. Đó là lẽ thường…nhưng đàng này lại có thêm lý tưởng tông đồ DCTT, con cái thánh An Phong mà là “Con Cưng” mang tên Anphongsô nữa nên việc rao giảng bằng media “Chuyện Phiếm Đạo Đời” được Thánh Thần thổi mạnh là chuyện tất nhiên rồi… Nhiều người trong số bạn bè của mình rất tâm đắc với cách viết của Trần Ngọc Mười Hai đó…” Lm Yusze Tiến Lộc DCCT Anh Mai Tá thân mến, Ngày hôm qua, kết thúc tuần lễ thường huấn của Tỉnh Dòng VN, 4 cuốn “Chuyện Phiếm Đạo Đời” của anh được trình làng, chủ đề khoá thường huấn là “Truyền Thông”, nên trình làng CPĐĐ rất thích hợp, mỗi anh em một bộ, hơn 200 bộ bay cái vèo! Kêu gọi mỗi người hãy đọc một kinh để cầu cho anh và gia đình.Chủ nhật thứ hai tháng 9 này sẽ trình làng với anh em Cựu Đệ Tử Sàigòn. Anh cho em biết địa chỉ của anh để gửi hàng đi ngay, 100 bộ phải không? Thân mến (Lm Vinh Sơn Phạm Trung Thành, Giám tỉnh DCCT)
Chào anh Mai Tá
Hai tuần vừa rồi bị bệnh cảm cúm, hôm nay vẫn chưa khỏi, nhưng cố gắng viết cho anh đôi giòng. Bài “Hãy Nói Về Cuộc Đời” anh viết thật công phu. Chứng tỏ sức sáng tác của anh vẫn còn dồi dào, chưa cần đến sự tiếp tay cầu nguyện của bạn bè CDs của anh, em đã nghe nhiều lần và sẽ còn nghe nữa. Nói chung, thiệt hay. Chẳng những ý tưởng, câu văn mà còn giọng đọc thật quyến rũ, diễn tả được cái ý của người viết. Khi nào trong người khoẻ hẳn, tâm hồn thơ thới sẽ viết tiếp cho anh.
Thân ái, Bosco Nguyễn Thiện Bản Quán Nhạc Thiện Bản
Anh Tá, Tôi đã nhận được CD anh gửi cho. Tôi để trong xe và nghe rất thích thú. Xin cảm ơn anh rất nhiều. Nhân dịp Năm mới, kính chúc anh chị và gia đình được mọi sự Tốt Lành.
Nguyễn Đức Tuyên Cựu Điều Hợp viên Phong Trào Cursillos Nam California.
Huynh Mai Tá thân mến, Cảm ơn huynh nhiều lắm. Cứ theo sự tự thú trong các bài phiếm thì huynh chắc chắc là người bước vào đời trước đệ, tuy nhiên huynh còn “sung” lắm…
Đệ nghe CDs của huynh nhiều lần và RẤT thích… cách dùng từ RẤT của huynh. Đệ có giới thiệu về huynh với một ông anh ở Michigan, tên là Nguyễn Phúc Lộc khoảng 71, 72 gì đó, vì anh thích nghe CDs của huynh.
Xin chúc Huynh-tỷ an khang-khoẻ mạnh để sản xuất thêm nhiều con tinh thần
T.B. Huynh có tấm hình chụp nguyên Ban Thâu Âm gởi cho đệ một tấm nhé. Mấy tuần nay nghe CDs của huynh thấy tâm hồn nhẹ nhõm và nhiều lúc cười tủm tỉm một mình trên xe, people thought I am crazy.
Phạm Quỳnh Tín Điều Hợp viên phong trào Cursillos Hoa Kỳ
Anh Tá, Thật tình mà nói thì em có cái thú là thích đọc sách, những lúc rảnh rỗi em cứ đọc hết thứ này đến thứ kia, đọc rồi quên và rồi đọc lại…gần đây, mấy quyển sách “Chuyện Phiếm Đạo Đời” của anh là một trong những quyển sách mà em hằng thích đọc. Đọc đi và đọc lại mới cảm nghiệm được sự trân quý của nó.
Cảm ơn anh đã rất nhọc công viết và dẫn giải từng chữ từng câu, thận trọng từng câu từng ý hầu dẫn dắt người đọc nhìn thấy trước mắt mình một đáp số cho những gút mắt của mình, trong chuyện đời chuyện đạo và là những chuyện thường ngày nhìn thấy…và rồi đi loanh quanh vẫn về chốn cũ là chuyện của những Phúc Âm, thánh vịnh… và rồi thì Lời Chúa dạy thế này thế kia… vì em hạn hẹp chữ nghĩa nên vợ chồng em nhất trí cho rằng… đó là Thần Học.
Thật đó anh Tá, em phải cám ơn anh đã giúp em hiểu rõ hơn về đạo, vì bản thân em là đạo theo, từ đầu đến với Thiên Chúa qua lòng mến vì đó là đạo của anh Dũng, sau đó cũng có được đức tin vì em cũng may mắn được học đạo với các thầy đầy tâm huyết và được chỉ bảo do ông bố của một người bạn thân, ông chỉ là một ông già người Bắc di cư, vợ mất sớm, ở vậy đạp xích lô nuôi 3 đứa con ăn học, nhưng ông sống rất thanh sạch, giỏi chữ nho, đọc sách xưa tu thân viết những lời răn của thánh hiền bằng chữ thư pháp trên vải lụa để răn con cháu, dạy Lời Chúa cho con cháu, trong đó có em, bằng lời nói và bằng chính đời sống thanh bạch và thấy đủ hằng ngày. Không vì đạp xích lô mà không có được sự kính trọng của những người chung quanh.
Trở lại Chuyện Phiếm Đạo Đời, anh đã cho em biết và hiểu thêm rất nhiều chẳng hạn như tiến trình của chuyện phong thánh, chuyện ăn hay không ăn những thức ăn cúng kiến của người ngoại đạo… tóm lại có nhiều cái mà người đạo theo như em không biết và không thông giáo lý hay giáo luật của Đạo mình.
Tóm lại mục đích chính là cám ơn anh đã có công viết lách, sách hay lắm và chúc anh nhiều sức khoẻ để phục vụ Chúa qua những chuyện phiếm như vậy Kính
Tkp Nguyễn Phụng Phu nhân Chi Hội Trưởng Gia Đình An Phong Sydney.
Bầu trời Nam Mỹ - Bao ước mơ giữa đời phiêu bồng ____________________________________ Anthony Trần Đàm Việt Quốc Ký sự viết cho riêng mình
“Bao ước mơ, giữa khung trời phiêu lãng Nhưng mùa thắm chưa sang.” (Nguyễn Văn Đông – Mấy Dặm Sơn Khê)
Hôm nay, có một chút thư thả, tôi ngồi vào bàn giấy cúi xuống bật máy điện toán định tìm ý tưởng để viết một cái gì đó; bất chợt nhìn lên giá sách bắt gặp pho tượng người đàn bà da đỏ dáng người đẫy đà nặn bằng đất sét nung với hai mầu nâu trắng nổi bật mà tôi đã kỳ công thỉnh về từ đỉnh núi Machu Pichu kỳ bí ở Pêru. Đây là pho tượng thờ Mẹ Đất Pachamama của người Inca cổ, đã một thời từng là đế chế hùng mạnh nhất Nam Mỹ trước khi bị người Tây Ban Nha tiêu diệt. Trong hai thế kỷ 15-16, lãnh thổ của họ trải dài hơn 4 ngàn cây số từ Bắc xuống Nam, bao gồm các quốc gia hiện nay như Pêru, Êcuador và một phần các nước Côlômbia, Bôlivia, Argentina và Chilê. Con cháu người Inca ngày nay vẫn còn mấy triệu người, chủ yếu sống tập trung ở các vùng sơn cước hẻo lánh rải rác khắp lục địa Nam Mỹ.
Pho tượng Mẹ Đất được tạc thật đẹp, toát ra dáng điệu thanh thoát và huyền bí theo phong cách mới lạ của nền văn minh cổ truyền mà tôi chưa hề thấy qua. Mặt bà dài bầu, tai to, mũi dầy và kín, miệng chúm chím cười, đôi mắt xếch lim dim hiền từ như đang mơ màng về cõi trời xa xăm nào đó. Nói cách khác, các nghệ nhân Inca đã tạc khuôn mặt Mẹ Đất mô phỏng đúng như khuôn mặt các thiếu nữ bản địa mà tôi đã từng gặp trên bước đường lang thang qua các vùng đất xa xôi ở xứ Nam Mỹ. Tính ra… tôi xa Nam Mỹ cũng khá lâu rồi đấy bạn ạ. Bây giờ ngồi nhớ lại, tôi thấy thật ngượng. Còn nhớ hôm nào, một mình dậy sớm trèo lên đỉnh núi thiêng ngắm trời xanh mây nước, tôi đã tự hứa với lòng mình rằng khi trở về nước, nhất định tôi sẽ thu xếp thời gian viết ngay thiên ký sự dài kể về chuyến đi để lại nhiều ấn tượng ấy. Nhưng rồi đến khi về đến Úc, với vô vàn công việc tạp nham bề bộn, tôi đã quên bẵng lời hứa ấy. Nếu hôm nay, tôi không nhìn thấy pho tượng Mẹ Đất nữa như muốn nhắc nhở tôi lời hứa hôm trước, thì chắc hẳn mọi chuyện đã trôi vào quá khứ rồi.
Nhân nói đến các chuyến lãng du khắp nơi mà tôi đã âm thầm thực hiện từ bấy lâu nay, có thể nói tôi là một người luôn viện ra cho mình cả trăm ngàn lý do để không thể và không nên trở thành một tay du lịch chuyên nghiệp. Đã nói đến chuyên nghiệp thì phải nói đến nó như một cái nghề nuôi sống mình, cho dù mình có thích hay không, cũng phải nhắm mắt mà bước tới. Trước sau, tôi chỉ muốn làm kẻ lãng tử rong chơi suốt tháng ngày mà thôi, không phải hệ lụy bởi thời gian lẫn cuộc sống, tiền bạc. Những lúc như thế cũng là dịp tốt để mình nghỉ ngơi an dưỡng tâm hồn, và còn là cơ hội để trải nghiệm lòng mình qua vài trang nhật ký sau mỗi chuyễn đi xa, như một ca khúc Pháp đã từng viết:
Lãng du khắp nơi, Anh với em cùng lênh đênh tháng ngày” (Lãng du – L’Aventure/Lời Việt: Nguyễn Duy Biên & Vũ Xuân Hùng)
Nói thì nói thế, nhưng thật tình nhiều lúc tôi cũng ham được làm ký giả du lịch chu du khắp đó đây lắm chứ. Chẳng hạn như tôi vẫn luôn tự nhủ mình sẽ phải tìm dịp thăm viếng một vài nơi đáng đến trước khi giũ sạch những giấc mơ xê dịch để có thể yên lòng “lên non tìm động hoa vàng” nào đó mà đánh giấc thiên thu. Một trong những nơi chốn mộng mơ đó chính là các quốc gia nằm trong khu vực Nam Mỹ, đặc biệt là ngọn Machu Pichu hùng vĩ ở tận xứ Pêru. Chỉ là một di tích rêu phong, cũ kỹ thôi, nhưng nó có thể được xem là một Đế Thiên Đế Thích đang chờ bàn tay con người đến mở mang khai phá của vùng Nam Mỹ. Nghĩ vậy, nên tôi liền rủ bố mẹ hăng hái theo tôi khăn gói lên đường, xuất dương đi “thám hiểm” vùng Nam Mỹ một chuyến. Tôi dùng từ “thám hiểm” cho oai, chứ thực ra chỉ là đi ngao du sơn thủy mà thôi. Lỡ có ai cười chọc quê tôi là dân nói khoác thì nhất định sẽ quê lắm đấy! Vì thời giờ eo hẹp, vả lại tôi chỉ đóng cửa văn phòng vỏn vẹn có 2 tuần, nên tôi đành phải tự giới hạn mình, kịp ghé qua 3 quốc gia tiêu biểu cho nền văn hoá Nam Mỹ cổ truyền. Đó là 3 nước Á Căn Đình (Argentina), Chí Lợi (Chilê) và cuối cùng là Pêru, điểm trọng tâm của hành trình khám phá kỳ thú này.
Trước khi bắt đầu thiên du ký tường thuật lại hành trình Nam Mỹ gian khổ vừa qua, cũng xin cho tôi được tỏ đôi lời tâm nguyện với các thân hữu gần xa. Thâm tâm tôi lúc nào cũng lấy câu danh ngôn của nhà Phật làm điều tâm niệm: “Kẻ thù lớn nhất của đời người chính là bản thân mình.” Quả vậy, cái khó nhất để làm một người lữ hành là bước ra khỏi bậc cửa nhà mình. Một khi đã tỏ quyết tâm bước ra khỏi cửa nhà, mình sẽ thoát ra khỏi lũy tre làng rậm rạp đã từng níu bước chân biết bao người muốn lìa khỏi xứ. Một khi đã bước ra con đường quốc lộ, một khi đã vượt qua cửa khẩu là đã có mặt ở một đất nước xa lạ với vô số điều thú vị đang chờ mình đi khám phá.
Tôi còn nhớ đạo diễn bộ phim tài liệu nổi tiếng Hà Nội trong mắt ai là Trần Văn Thủy. Ông từng viết trong cuốn sách Nếu đi hết biển rằng: hồi nhỏ, ông có hỏi bà mình: nếu đi hết iển thì sẽ thấy gì. Bà ông không trả lời nổi, và khi lớn lên, ông cũng cố gắng trả lời câu này. Ông cố gắng “đi hết biển”, đi sang Mỹ và tìm hiểu về đất nước, con người người đã từng là kẻ thù của miền Bắc nước Việt chúng ta, tìm hiểu về những con người tuy cùng chung một giòng máu Việt mà vì hoàn cảnh đất nước trước đây đã bị coi là chế độ Mỹ ngụy, là kẻ thù của cả nửa phần dân tộc.
Một khi đã bước chân ra được ngoài thế giới tự do rồi, ta sẽ thấy mình thật nhỏ bé trong một thế giới vô cùng đa dạng. Và, cũng sẽ nhận ra rằng: những nhận thức của mình trước đây chưa có chỗ đứng, hoặc đôi lúc còn củng cố thêm cái mình đã đọc hay đang tìm hiểu về nó nữa. Một khi được đắm mình trước những kỳ quan của thế giới, mới thấy được hết sự hùng vĩ của thiên nhiên. Có là thuyền nhân vượt biển tìm tới bến bờ tự do, dong buồm ra đại dương gặp phải phong ba bão táp, khi con tầu nhỏ bé như chiếc lá tre trong trành trước biển Đông bao la, bị hang ngàn cơn sóng dữ, cao như những toà nhà chọc trời vùi dập, người mệt đứ đừ, bị quăng sang bên nọ, bị quật sang bên kia, cảm giác buồn nôn ra cả mật gan, mới thấy sức mạnh của thiên nhiên khủng khiếp tới chừng nào. Trong những giờ phút thập tử nhất sinh ấy, ta dường như mới hiểu bản thân mình hơn. Có trải qua những phút giây mà mình nghĩ chắc chắn sẽ chết đó, ta mới nhìn nhận về cuộc đời một cách công bằng hơn, mình đã sống ra sao và có sống một cuộc đời đáng sống hay không?
Có đi đến những kỳ quan để được sờ tay vào những hoạ tiết, tinh hoa của nhân loại mới thấy từ xa xưa, trước ta rất lâu, đã có quá nhiều người tài giỏi hơn gấp vạn lần. Có đến điểm tận cùng của mũi cực Nam châu Mỹ mới biết là từ thế kỷ thứ 16, nhà hàng hải người Bồ Đào Nha là Ferdinan Majellan (1480-1521) với phương tiện tàu thủy thô sơ, không hệ thống la bàn định vị đã đặt chân đến mảnh đất hoang vu này. Có dừng chân đứng trước nhà hát Con Sò Opera House ở thành phố Sydney nước Úc, nơi tôi hiện đang sống, trong đêm giao thừa oi bức, rồi hoà mình vào biển người tập trung nơi đây để đón một năm mới sắp bắt đầu, mới thấy mình chỉ là một thành phần bé nhỏ trong một thế giới chen chúc hơn 7 tỷ người. Tiếng hét của mình dù cho có to đến mấy cũng bị biến mất và hoà quyện vào khoảng không, để cùng tạo nên một chuỗi âm thanh đồng điệu lạ kỳ. Để rồi, sau đó là tất cả cùng quay sang ôm chầm lấy những người lạ đứng cạnh bên, chúc cho nhau những lời lẽ tốt đẹp nhất.
Và, có mạo hiểm đến các làng quê nghèo xơ xác nơi dẻo Bắc Phihẻo lánh, nằm kề bên vịnh dầu lửa Trung Đông giàu có nhất thế giới. Ở những nơi chốn bị loài người cố tình bỏ quên đó, có đến phân nửa dân số bị mắc căn bệnh quái ác của thế kỷ, mà tuổi thọ trung bình của người dân không vượt quá 35, mới thấy giữa cuộc sống và cái chết, nó mong manh và đơn giản như thế nào. Đã đành con người ta sinh ra rồi sẽ chết đi, nhưng nhiều khi ngắm nhìn những đứa trẻ sơ sinh vừa mới cất tiếng khóc chào đời, khái niệm đầu tiên của chúng có lẽ là biết mình sẽ thoi thóp chết dần, và thậm chí còn bị coi như đã chết rồi, vì cha mẹ chúng không đủ khả năng nuôi nổi chúng. Cuộc sống ở đây được tính theo ngày, chứ đừng nói là tháng hay năm.
Đi là trải nghiệm, mắt thấy tai nghe, tay sờ, mũi ngửi và được chứng kiến nhiều sự kiện, được va chạm, được giao lưu với nhiều dân tộc và nhiều nền văn hoá trên thế giới. Để hiểu rằng ở đó, người ta nếu có dùng chân tay, hay nói một thứ ngôn ngữ lạ tai ta cũng phải cố mà hiểu. Trong khi ngồi nhà, có nói cùng một ngôn ngữ lắm lúc ta cũng còn không hiểu họ nói gì nữa là. Có đi, có trải nghiệm, mới thấy mình phải bớt đi thói hẹp hòi, ích kỷ, cứng đầu và lạc hậu mà chúng ta thường hay mắc phải. Ngày xưa, ai mà nói với tôi về cuộc chiến Việt Nam khác với những gì tôi được dạy ở nhà trường là tôi liền cãi cối, cãi chày đến đỏ mặt tía tai, cãi cho được thì thôi, nhất định “Ta phải thắng – Địch phải thua”. Sau này, tôi mới hiểu, mỗi vấn đề cũng như trái đất này, đều có hai mặt trái/phải của nó. Nếu một người đứng bên kia nửa quả địa cầu thì sẽ chắc chắn cam đoan là giờ đấy là ban đêm, mà không biết rằng người bên kia nửa trái đất đang thức dậy ăn sáng và chuẩn bị đi làm.
Nói cho đơn giản, nếu một quả bóng to chỉ có 2 mầu trắng/đen, chưa cần pha thêm nhiều mầu cho phức tạp. Nếu một người cả đời chỉ đứng bên kia quả bóng và chỉ nhìn thấy quả bóng đó màu đen, thì đối với anh ta, quả bóng đó chắc chắn là màu đen. Hết ngày này qua tháng nọ, đó là cái mà anh ta nhìn thấy, lâu dần trở thành nhận thức, quả bong đó là màu đen. Tương tự như vậy, anh chàng bên màu trắng sẽ cam đoan, sống chết bảo vệ lý tưởng của anh ta rằng quả bóng đó màu trắng. Họ có thể đánh nhau, giết nhau để bảo vệ cái chân lý đó, là cái nhận thức mà từ bé đến lớn họ đã thấm nhuần vào sâu trong tim óc. Họ không biết rằng, cả hai đều sai. Nếu có dịp đi một vòng quanh quả bong, họ sẽ hiểu và thông cảm với nhau hơn, chắc chắn đã tránh được cảnh đầu rơi, máu chảy. Trên thực tế, trái đất này còn phức tạp hơn quả bóng hai màu trắng/đen kia nhiều. Trên quả địa cầu này, không chỉ có hai màu mà còn có quá nhiều màu nữa. Có quá nhiều khác biệt về chủng tộc, ngôn ngữ, lẫn màu da, tôn giáo hay thể chế chính trị, vv.. và vv.. Chính vì vậy, mà vẫn còn có nhiều cuộc chiến tranh vô nghĩa và phi lý, vẫn có cảnh bộ tộc này vác mã tấu đâm chém. Bộ tộc kia chỉ vì khác biệt , vẫn có những cuộc thánh chiến chỉ vì tín ngưỡng tôn giáo mà ra.
Do đó, mà tôi luôn cảm thấy hăng hái mỗi khi lên đường đi ngao du khắp năm châu bốn bể. Vì, đối với tôi, đi là để hiểu hơn về thế giới, cũng như để hiểu hơn về chính bản thân mình. Đi, là đang làm giàu cho bản than mình mà bạn không biết đấy thôi. Mong rằng những lời tâm sự của tôi sẽ thuyết phục các bạn trẻ hãy dấn thân ra ngoài thế giới. Bây giờ thì xin mời bạn cùng tôi lên đường thám du vùng trời Nam Mỹ xa xôi trên những trang giấy này nhé.
Giấc mộng hải hồ bay theo đàn chim sắt Giữa lòng trời khuya, muôn ánh sao hiền, Người trai đi, viết câu chuyện một chuyến bay đêm.” (Hoài Linh/Song Ngọc – Một Chuyến Bay Đêm)
Giáng Sinh ngày 25 tháng 12 năm 2011 Reng … reng … reng…
Chuông đồng hồ báo thức reo lên ầm ĩ… đã đến giờ dậy rồi đấy! Sáng nay, tôi phải dậy sớm hơn mọi hôm, vì hôm nay là ngày trọng đại –ngày tôi “xuất ngoại”. Nghe có vẻ ‘oai’ gớm! Được ‘xuất ngoại’ cơ đấy! Nhưng sáng nay, tôi chẳng thấy ‘oai’ chút nào cả, chỉ có sự hồi hộp, lo lắng thường trực trong bộ não vốn hay nghĩ ngợi mà thôi. Không biết mình qua đó có gặp phải vấn đề gì không nhỉ? Không biết phong cảnh bên đó có đẹp không? Không biết qua đó… Hàng vạn câu hỏi nổ ra trong đầu tôi như có ai đó đang bắn pháo hoa vậy. Mặc dù đã đi du lịch đây đó nhiều lần lắm rồi, nhưng lần nào cũng vậy, tôi không nén nổi niềm đam mê xen lẫn háo hức mỗi khi kéo hành lý lên xe chuẩn bị chạy ra phi trường. Để có đựoc một chuyến đi vui vẻ êm xuôi, tôi đã phải lên kế hoạch từ cả năm trước đó: từ nơi dừng chân tá túc, phương tiện đi lại, nơi ăn chốn ở cho đến các địa điểm cần phải tham quan vãn cảnh. Đó là chưa kể đến chuyện ngày đêm ngồi săn lung vé rẻ bay ra nước ngoài. Khâu này coi vậy mà nhức óc lắm chứ chẳng chơi đâu, nhất là khi tôi lại hay chọn đi vào ngay mùa nghỉ lễ Tết Tây cao điểm, giá vé tăng vọt mà vẫn bán chạy như tôm tươi.
Bình thường tôi hay mua vé của hãng hàng không Qantas để ủng hộ ‘gà nhà’ xứ Úc, vì máy bay của hãng này nổi tiếng là an toàn nhất thế giới, chưa từng bị rớt bao giờ. Hãng lại thường hay tung ra những đợt hạ giá trong năm để bán cho dân Úc có cùng chung sở thích đi nghỉ hè giống như tôi. Những lúc ấy, họ bán giá rất nới. Nhưng không hiểu sao, năm nay Qantas tuy đã hạ giá rồi mà vé vẫn còn cao ngất ngưởng, thậm chí còn mắc hơn gấp đôi so với mọi năm trước. Tôi thử chạy sang hãng hàng không LAN của Chí Lợi xem có rẻ hơn chút nào không, nhưng giá vé họ đưa ra cũng không thua kém gì so với với giá vé mà Qantas đưa ra. Tôi nghĩ năm nay có thể là do phí xăng dầu cộng với thuế sân bay của khu vực Nam Mỹ tăng đột biến đã làm cho giá vé cao đến không thể ngờ tới.
Còn đang lưỡng lự chưa biết tính sao, thì tự nhiên ngân sách bị thâm thủng, mình phải mất một khoản tiền to kếch sù chi tiêu ngoài dự liệu, thì tôi sực nhớ đến một hãng hàng không nhỏ ít ai biết đến cũng thuộc khu vực Nam Mỹ và có tuyến đường bay thường xuyên sang Úc. Đó là hãng Aerolineas của chính phủ Á Căn Đình. May quá, giá vé của họ đưa ra lại rẻ hơn một phần ba so với giá của các hãng khác. Theo lời nhân viên của hãng bán vé nói, vé rẻ là vì chính phủ muốn khuyến khích cho ngành hang không nước họ phát triển, tiện thể tạo thêm cơ hội cho nhiều khách du lịch đến tham quan nước họ hơn. Do đó, mà giá xăng dầu đều được chính phủ tài trợ. Tôi mừng quá, liền đặt mua vé ngay, vì dù sao tôi cũng muốn đi Á Căn Đình chơi một chuyến, xem sao. Vả lại, trong bụng cũng muốn thử đi máy bay của chính hãng hàng không quốc gia nước họ để xem cung cách của họ phục vụ khách hàng như thế nào, bởi vì hàng không quốc gia ở một khía cạnh nào đó được xem như là ‘bộ mặt quốc gia’ trên thương trường quốc tế vậy.
Sau này, tôi mới biết mình đã lầm to. Họ bán vé rẻ là có lý do riêng của nó. Nhược điểm của hãng Aerolineas là thường xuyên hủy bỏ hay đình hoãn chuyến bay một cách bất tử. Hãng máy bay này cũng tham nhũng ra phết, cộng thêm công đoàn chi phối khá mạnh, tuần nào cũng tổ chức đình công để bảo vệ quyền lợi của phi hành đoàn mà không hề nghĩ tới chuyện ‘khách hàng là thượng đế’. Lắm khi, đám phi hành đoàn còn đưa vợ con lên máy bay ra nước ngoài du lịch miễn phí, chiếm luôn cả chỗ mà khách đã mua vé trước từ lâu. Máy bay như thế đương nhiên là thiếu chỗ, và hành khách xấu số đành phải để rớt lại bay chuyến sau, dù có vé trên tay đi nữa cũng không thể khiếu nại được. Chuyến nào cũng có nhiều người bị rớt lại, dẫn đến việc giằng co cãi vã giữa khách và nhân viên. Điều này khiến cho người dân mất lòng tin và không dám bay với hãng này nữa. Hãng đã có lần thua lỗ phải khai phá sản, mặc dù được chính phủ mua lại, nhưng cũng không cải thiện được tình trạng trên bao nhiêu.
Kinh nghiệm xương máu này, chính tôi cũng đã trải qua một lần tởn tới già trên chuyến bay về lại Úc, khi họ lấy chỗ của gia đình tôi đưa cho đám bà con giòng họ đi miễn phí mà không hề thông báo cho tôi trước. Báo hại, nửa đêm phải khệ nệ khuân vác hành lý ra phi trường, hoảng hốt dò không thấy tên mình trong danh sách hành khách lên tàu khởi hành. Tôi đành phải lây lất ở lại thêm 4 ngày bơ vơ nơi xứ lạ mới có chỗ trống để bay về. Mặc dù chi phí khách sạn cũng như vấn đề ăn uống nhà hàng trong thời gian đình hoãn đều do hãng máy bay đài thọ hết, và họ còn tặng thêm cho mỗi người một ngân phiếu $250 đô Mỹ cũng như mời gia đình lên ngồi ở khoang ‘Business class’, là khoang thượng hạng chỉ dành riêng cho giới thương gia giàu có, nhưng thì giờ vẫn là những điều qúy giá mà tiền bạc không dễ gì mua được. Vì thế mà uy tín của hãng này ngày càng xuống, vé bán ra không ai mua nên bắt buộc phải hạ giá nhằm chiêu dụ khách hàng, đặc biệt là các chú ‘nai tơ’ giống như tôi đây.
Loay hoay với các thủ tục xuất cảnh rườm rà một hồi thì đến giờ tôi bước lên chiếc phi cơ trông còn khá mới để từ đó bay qua các chặng Sydney-Auckland, thuộc Tân Tây Lan (New Zealand) –Buenos Aires, thủ đô nước Á Căn Đình, tổng cộng hơn 20 giờ ngồi bó gối trên không trung. Lúc ngồi trên máy bay, thì cũng là lúc bên ngoài đang tưng bừng ca hát nhân ngày nghỉ lễ Giáng Sinh cuối năm. Vào những giờ phút linh thiêng ấy, không hiểu sao trong người tôi luôn xuất hiện hai trạng thái trái ngược nhau mỗi khi năm hết Tết đến. Đó là ‘vui’ và ‘mệt’. Nhưng có lẽ, khi tuổi đời đời càng chồng chất trên đôi vai theo thời gian, thì cái mệt nó đến nhiều hơn. Giòng xe ngược xuôi trên đường phố dường như đông ơn, và đầy nhịp điệu giao thông hàng ngày trở nên hối hả hơn bất kỳ mọi thời điểm khác. Những thứ gì ngon nhất, độc đáo nhất dường như cũng đều được dành cho ngày lễ Giáng Sinh quan trọng nhất trong năm. Tất cả, dường như muốn thể hiện rằng: con người ngày càng tất bật nhộn nhịp vào những ngày cuối năm bao nhiều, thì họ mới cảm thấy mình năm nay làm ăn khấm khá hơn những năm trước. Ai cũng muốn hoàn thành, lo lắng cho yên bề tất cả các công việc trước giờ khắc năm mới sắp đến. Cái vui nó đến từ các niềm vui nho nhỏ hàng ngày cộng lại qua sự chung vui của những ánh mắt trẻ thơ lẩn cả người lớn khi đó nhận những món quà Giáng sinh được ban phát từ ông già Noel chui từ ống khói xuống.
Dường như, khi càng lớn tuổi, con người càng muốn hoàn thiện mình hơn trong cuộc sống. Vì vậy, dưới lăng kính của cuộc đời vội vã, con người người càng muốn mọi việc phải trở nên hoàn mỹ hơn nữa. tôi cũng bị trào lưu vật chất kéo theo như thế, và cảm thấy ‘cái mệt’ nó bắt đầu xuất hiện , bởi chính tôi cũng không thoát ra khỏi quy luật nghiệt ngã của xã hội: theo giòng chảy nhộn nhịp của những ngày cuối năm sắp hết. Tôi phải giải quyết các công việc bề bộn ở văn phòng trước khi nghỉ lễ cuối năm, tôi phải lo mua sắm những món quà khác nhau để làm hài lòng những người mình tặng. Phải làm những điều gì hay đóng góp một cách có ích cho xã hội mỗi khi mùa lễ hội lại về, phải tặng gì đây cho bố mẹ mình để ông bà nhận thấy được ý nghĩa của món quà thay cho lời mình muốn nói… tất cả những chủ từ ‘tôi phải’ để trả lời cho các câu hỏi của tôi cũng khiến bị đau cả đầu. Và cứ thế chữ ‘mệt’ luôn xuất hiện trong bộ não già nua của tôi mỗi khi ngày Giáng Sinh sắp đến.
Dĩ nhiên chẳng ai muốn đi ra khỏi nước trong giờ phút linh thiêng của ngày Chúa sinh ra đời. Nhưng theo tôi, có lẽ ngày nay xã hội cũng nên có cái nhìn ‘thông thoáng’ hơn về ngày Giáng Sinh cổ truyền của nhân loại: đi chơi xa còn hơn là ngồi nhà đánh bất, hoặc ‘chén chú chén anh’ qua những chầu nhậu nhẹt say bí tỉ. Quy luật tất yếu của việc công-nhiệp-hoá là như thế: những nét văn hoá cổ truyền một ngày nào đó rồi cũng sẽ bị mai một theo thời gian bởi việc kinh tế toàn cầu hoá… Hàng ngày, người ta phải đối diện với bao nhiêu bề bộn trong công việc, hết tiếp xúc khách hàng, rồi lại ‘chăm’ và ‘sóc’ khách hàng… nên, cũng ít ai có được cái thời gian gọi là ‘rảnh rỗi’ cho riêng mình. Vì vậy, những ngày lễ Giáng Sinh là dịp đặc biệt để gia đình có thể thực hiện những chuyến đi xa, bỏ lại đằng sau lưng những cái gọi là ‘bộn bề của xã hội’.
Suy nghĩ về cuộc đời, cũng như đánh giá lại những gì mình đã làm được, và chưa làm được trong năm qua vào thời khắc Giáng sinh khiến tôi cảm thấy thời gian trôi qua thật nhanh. Trên khoang tầu, tiếng gọi của tổng đài chợt vang lên trên loa phóng thanh nhắc nhở mọi người hãy mau buộc giây an toàn trước khi phi cơ sửa soạn cất cánh. Mọi người đang nói chuyện vui như bắp rang đột nhiên im bặt, ai nấy đều tập trung nhìn ra hướng cửa sổ để ngắm nhìn cảnh vật đẹp tựa hoa nở trong ánh ban mai ấm áp. Chiếc phản-lực cơ lăn bánh trên phi đạo thẳng tắp, từ từ nghiêng mình về phía cánh phải, rồi tăng tốc lực cho con chim sắt lao mình thật nhanh bay bổng lên khoảng trời không. Thân tàu chợt rung lên hoà với tiếng gào thét của động cơ mỗi khi tiến lên toạ độ cao hơn, khiến tôi cảm thấy lâng lâng sảng khoái, hít một hơi thật dài để đón chào khung trời mới. Rồi những ngọn núi bên ngoài chợt hiện đến gần hơn, và bây giờ lòng thung lũng đã ôm trọn thân hình của chiếc máy bay khổng lồ như ôm trọn niềm khát vọng và hoài bão của các hành khách bay vào vùng đất lạ.
Chiếc phi cơ vòng tới lượn lui, nhào lộn tưng bừng trên không trung một hồi lâu mới thôi lắc lư, có lẽ để tỏ cho hành khách biết tài nghệ của viên phi công lão luyện tay nghề. Nhiều người vỗ tay rào rào như muốn cổ võ thêm cho màn biểu diễn ngoạn mục vừa rồi. Băng qua những khe núi, kéo theo đám mây xám tạo thành những cơn song xoáy tròn như những bông hoa thược dược vờn trong gió ở hai bên cánh. Tốc độ mãnh liệt của phi cơ cũng tạo thành những trận gió nồm thổi lên không ngớt, tựa như những đợt thủy triều nhấp nhô cuộn song dâng trào, cuốn xô những mảnh tuyết trắng bay là là trong gió, hút trọn nó vào vùng giông bão. Tôi lặng nhìn qua khung cửa sổ, mải mê xem đôi cánh chim sắt vẫy vùng oai phong trên bầu trời xanh lơ trải dài đến vô tận. Tôi chợt nhớ lại những lần bay vào không phận các nước xa lạ mà tôi đã từng đặt chân đến, một vùng trời mây núi tuyết bao bọc lấy cao nguyên hoang dã ở Jordan thuộc vùng Cận Đông xa tít muôn trùng, để nghe lòng mình thật gần gũi, Gần gũi với phố núi, với hơi sương của rừng thẳm, để người khách lạ dừng chân gửi nỗi niềm theo mây về với gió, nhắn gửi đến người phương xa trong nhạc phẩm phổ thơ Còn chút gì để nhớ của nhạc sĩ Phạm Duy năm xưa, đến nay vẫn còn đọng lại trong ký ức.
Phải chi giây phút này mà mình được nghe lại những bản nhạc vàng nói về đời phi công hào hùng nhưng không kém chất trữ tình thì hay biết mấy. Một chuyến bay đêm với giọng hát Hà Thanh từ tiềm thức xa vắng bất chợt vang vọng về:
“Bạn bè dù cách xa nào khuây, Tình nàng chưa nói, nhưng mà say. Giai nhân hỡi, khoé mắt em u hoài, Theo tìm trong chuyến bay.” (Song Ngọc/Hoài Linh – Một Chuyến Bay Đêm)
Ừ nhỉ! Có may mắn nào để mình nhìn thấy hình bóng giai nhân nước Việt nơi đất khách, tóc thề nhẹ bước trong khoang tàu hôm nay không, để núi rừng được dễ thương hơn má đỏ môi hồng Để tóc người yêu tung bay trong gió, để mắt em ướt và không buồn hơn buổi chiều đông lạnh giá để tình và hơi thở sẽ đến gần hơn. Con chim sắt vẫn lao đi vùn vụt trong màn sương trắng đục, tôi nghe như máu trong tim vẫn sưởi ấm lòng mình, vẫn hoang vu theo nhịp đập của trái tim phân chia bầu nhiệt huyết ra khắp vùng thân thể. Đây là những giờ phút thích thú và khởi động nhất trong đời của người trai dấn thân đi muôn hướng, của một tâm hồn vẫn còn bay bổng mãi trên khắp bốn phương trời xa lạ.
Ra khỏi vùng đồi núi tuyết đọng ngàn năm, là một bờ biển xanh thẫm đã hiện ra rõ rệt, tuyệt vời như dáng một thiếu nữa kiêu sa đang nằm ngủ say dưới ánh nắng hiền mềm dịu. Một nét thanh tao đầy quyết rũ như gọi mời Lưu Nguyễn lạc bến đào nguyên thuở trước, mải vui quên mất đường về. Thành phố Buenos Aires bây iờ đã nằm trong tầm mắt. Giảm tốc độ chiếc phản lực cơ, viên phi công theo lời hướng dẫn của tổng đài cho cánh chim sắt hạ dần xuống toạ độ ấn định. Lượn nghiêng qua thành phố một lần chót, từ bờ biển trực chỉ hướng về phía phi trường quốc tế thoáng hiện ra nơi góc phải cửa sổ chỗ tôi ngồi. Ánh đèn rực rỡ của phi đạo đã bừng sáng như những đóm mắt hoả châu loé lên trong màn sương dầy đặc. Con chim sắt từ từ hạ mình xuống. Chiếc phi cơ lướt nhẹ trên nền phi đạo, lăn cặp bánh như trao tặng nụ hôn đầu xuống lòng đất hứa hẹn của một ngày mùa hạ vùng nhiệt đới. Văng vẳng trong vừa trong khoang tầu, tôi còn nghe những lời chào đón ân cần bằng tiếng Anh của viên phi công hào hoa trẻ tuổi: ‘Welcome to Buenos Aires, Argentina, the aris of Suth merica…’
Buenos Aires – Lang thang dạo phố ở đất “Paris phương Nam”
“Em ở đâu, hỡi người em rất nhớ, Trời Paris nào có lụa Hà Đông… Nắng Sàigòn, xin em còn giữ trong tim, Xin vẫn còn màu áo lụa Hà Đông.” (Nhạc: Ngô Thụy Miên/Thơ: Nguyên Sa – Nắng Paris Nắng Sài gòn)
Chẳng phải ngẫu nhiên mà thủ đô Buenos Aires của Á Căn Đình được người ta ví von như Kinh thành Paris ánh sáng dưới trục Nam bán cầu. Quả vậy, nếu không mải xem giòng người tấp nập ngược xuôi qua lại, thì có lẽ du khách sẽ nghĩ mình đã đặt chân đến nước Pháp, vì đâu đâu cũng thấy những toà kiến trúc lẫn văn hoá ẩm thực Pháp mọc lên khắp nẻo phố phường. Nào là: các đại lộ thênh thang tràn ngập hàng cây bông giấy tỏa bóng mát xuống hai bên đường, từ trung tâm thành phố tuôn đổ ra tứ phía. Những nóc giáo đường Thiên Chúa mang đậm dấu ấn của một Pháp quốc lãng mạn, xen lẫn vào đó là những nhà hàng Tây trang trí vô cùng thanh nhã. Dân dã hơn, thì khách có thể tìm đến địa chỉ của vô số hàng quán rượu vang hay tiệm cà phê dọc bên vỉa hè, kẻ nói người nghe, rôm rả bàn tán về các đề tài văn học nghệ thuật thời thượng nóng hổi nhất vừa mới ra lò. Cho đến mọi cử chỉ, tiếng nói của người dẫn dắt Kinh đô cũng thoáng âm điệu nhỏ nhẹ lịch thiệp giống như người Pháp vậy, mặc dù họ đang nói tiếng Tây Ban Nha với nhau.
Lắm lúc tôi cũng tự hỏi: điều gì đã biến Á Căn Đình từ một quốc gia không nói được ngôn ngữ Pháp quốc, tuy đã từng là thuộc địa quan trọng của đế quốc Tây Ban Nha tàn ác, nhưng chưa hề bị nước Pháp đô hộ bao giờ, lại hết mình đón nhận văn hoá Pháp vào trong đời sống hàng ngày của dân chúng như vậy. Nhìn chung, có vẻ như ánh sáng văn minh Pháp cuối cùng cũng đã chiếu rọi đến những góc nhỏ tối tăm nghèo hèn nhất nơi các vùng đất xa xôi còn lại trên thế giới, xoá đi hầu hết mọi tàn dư mà người Tây Ban Nha đã để lại trước kia. Đó là một số thắc mắc mà bất kỳ ai đặt chân đến đất nước này đều muốn có một câu trả lời thoả đáng.
Hỏi dân ở đây thì ai nấy đều có lời giải thích giống hệt nhau: bởi vì nền độc lập ở các quốc gia Nam Mỹ mới chỉ tồn tại chưa đầy hai thế kỷ. Nó chỉ có thể đứng vững một khi thoát ly ra khỏi được sự kiềm toả kinh tế lẫn tôn giáo, văn hoá hay chính trị của thực dân Tây Ban Nha mà thôi. Mà bọn xâm lược này lúc nào cũng muốn lăm le trở lại đô hộ các nước Nam Mỹ, bằng cách này hay cách khác. Dưới con mắt tinh đời của nhà chí sĩ José de San Martin (1778-1850) thì nhìn quanh chỉ có văn hoá Pháp là sáng giá nhất, đáng để cho quốc dân học tập noi theo, may ra đất nước này sẽ ngày một thêm vững mạnh trên bàn cờ chính trị quốc tế. Ông đã từng sống bôn ba ở Pháp nhiều năm trên bước đường lưu lạc hải ngoại đi làm cách mạng và cũng có chân trong Hội Tam Điểm (tiếng Anh gọi là Freemason) lúc bấy giờ. Đây là một hội kín được đa số phần tử trí thức ở Pháp bí mật gia nhập, nhằm cải cách đạo Kitô giáo cũng như chủ trương đả phá các giáo điều chi phối lên mọi hệ thống quyền lực ở toà thánh Vatican. Theo quan điểm của riêng ông, chỉ có người Pháp mới được ông cho là dân tộc văn minh nhất Âu Châu nên đã đem lòng ngưỡng mộ văn hoá Pháp từ đó.
Thế là khi về nước vào đầu thế kỷ 19, “vị cha già trong lòng dân tộc” này đã đứng ra hô hào phong trào bài xích Tây Ban Nha, rồi rầm rộ tiến sâu vào các làng mạc hẻo lánh để vận động công cuộc cải cách xã hội theo văn hoá Pháp. Phong trào được đông đảo giới thanh niên bấy giờ hưởng ứng nhiệt liệt. Dân nghèo theo ông vô số kể, rồi nhanh chóng lan rộng ra khắp vùng Nam Mỹ. Họ kêu gọi người dân hãy vùng lên tranh đấu cho nền độc lập Nam Mỹ. Chính nhờ sự chỉ đạo sáng suốt đó mà nước Á Căn Đình dần dà trở nên một quốc gia thịnh vượng nhất trong khối Nam Mỹ hiện nay. Có thể nói, sự mến mộ của dân chúng Nam Mỹ đối với ông cũng tương tự như người Mỹ tôn sùng tổng thống George Washington là thần tượng của họ vậy. Trong vòng chưa đầy nửa thế kỷ, cả hai nước trước sau đều giành lại được chủ quyền, mặc dù vẫn bắt buộc phải sử dụng ngôn ngữ của kẻ thống trị làm ngôn ngữ chính thức cho nước mình. Hoa kỳ, Canada nói tiếng Anh, trong khi hầu như toàn bộ các nước trong khu vực Nam Mỹ chỉ trừ nước Ba Tây nói tiếng Bồ Đào Nha, còn đều nói tiếng Tây Ban Nha. Thay đổi tiếng mẹ đẻ của dân chúng là một việc làm vô cùng khó khăn đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, không thể một sớm một chiều là có thể thực hiện được.
Ngoài ra, ở Á Căn Đình hiện nay, tự do và tôn giáo luôn là một vấn nạn khá nan giải. Đa số dân Á Căn Đình đều theo đạo Kitô giáo, mà Giáo hội và nhà nước là hai thế lực luôn bao che lẫn nhau nắm trọn hết mọi quyền hành trong tay. Mãi đến gần đây, vị tổng thống đại diện cho quốc gia phải là người gốc Thiên Chúa giáo, và sự kiện một người Hồi giáo gốc Syria, ông Carlos Menem, được dân chúng bầu lên làm Tổng thống trong hai nhiệm kỳ liên tiếp từ năm 1989 đến 1999, là một vấn đề nhức đầu không ít cho nhà cầm quyền. Để trấn an dân chúng, chính phủ đành phải nhượng bộ, chấp thuận cho ông Menem ngồi ghế Tổng thống, nhưng với điều kiện ông này phải được Đức Hồng Y đại diện cho Giáo hội rảy nước thánh theo đúng giáo luật hội thánh trong buổi lễ nhậm chức, nếu không sẽ phạm phải tội vi hiến.
Đây cũng không phải là lần đầu tiên xảy ra mối xung đột giữa dân chúng và giáo hội. Trước đó, khi vị “cha già dân tộc” San Martin qua đời vào năm 1850, dân chúng ai cũng yêu cầu xây lăng mộ ông trong nhà thờ chính tòa của thủ đo Buenos Aires, là Nhà Thờ Chánh Toà Cathedral Metropolitana, để người dân sớm chiều xếp hàng vào thăm viếng. Tục lệ chôn cất các vị lãnh tụ quốc gia trong nhà thờ đã có từ rất lâu ở nước Pháp. Nhưng giáo hội lần này cương quyết không chịu, vì các thành viên của hội Tam Điểm đều bị cho là phản giáo, khi chết không được chôn cất trong nhà thờ. Nghe tin này, dân chúng liền xuống đường biểu tình, đập phá các cơ sở của Giáo hội và còn âm mưu lật đổ chính quyền nữa, tình thế rất ư cấp bách. Cuối cùng, sau nhiều buổi thương thảo diễn ra giữa đôi bên, lăng của ông được quyết định xây trong một sảnh đường hình tròn nằm ngay bên hông Nhà Thờ Chánh Toà, có lối đi thông qua với nhau. Canh gác mộ phần là hai nhân viên sĩ quan mặc quân phục chỉnh tề, thay phiên túc trực ngày đêm. Nghi thức thay canh phải được diễn ra y như hồi ông còn nắm quyền. Bù lại, khu lăng mộ của ông không được phép gắn thánh giá hay bất kỳ hình tượng tôn giáo nào khác lên bia mộ. Dù gì đi nữa, giòng người vẫn ngày ngày lặng lẽ xếp hàng vào viếng lăng một cách trật tự.
Đây là điểm tham quan đầu tiên khi tôi mới đặt chân đến thủ đô Á Căn Đình. Vào những ngày cuối năm, thời tiết ở vùng Nam bán cầu đã chuyển sang hè nên nhiệt độ ngoài trời có khi nóng lên tới 40 độ C, nhưng buổi sáng lại có vài cơn gió mát khá dễ chịu. Dâu tây đỏ mọng lấy giống từ dãy núi Andes về cũng đã bắt đầu xuất hiện trên những sạp trái cây bán trên vỉa hè, cộng thêm mùi hoa phượng tím thoảng nhẹ hương thơm mỗi khi tôi bước ngang qua mấy quầy bán hoa xinh xắn nằm rải rác dọc theo các khu phố. Vào mùa này, ánh mặt trời đã sớm rón rén chui lên vào căn phòng khách sạn tôi thuê trọ từ 3-4 giờ sáng, làm quấy giấc ngủ vùi của tôi, vì đêm trước mình lỡ ngủ quên không kéo rèm che cửa sổ. Đó là những dấu hiệu mùa hè đang rộn rã trở về trên bầu trời thủ đô Buenos Aires nắng ấm.
Mở toang cánh cửa sổ hít thở không khí trong lành của một buổi sáng tinh mơ đẹp trời, tôi đánh răng rửa mặt rồi thay đồ xuống lầu ăn sáng theo lối tự chọn với hàng chục món bánh Tây vàng ngậy và thơm phức. Sau đó, là cả nhà sửa soạn lên đường thực hiện cuộc tham quan sơ khởi thành phố. Bắt đầu là đón taxi ra khu trung tâm, khởi đi từ quảng trường Plaza de Mayo và Plaza del Congreso, rồi chạy dọc theo đại lộ Mayo, đến quảng trường Plaza San Martin nằm trên đại lộ Santa Fe thì kết thúc. Không những nơi đây là trái tim mà còn là linh hồn của thành phố, vì tất cả các dịch vụ ngân hàng, các tiệm buôn lớn và các cơ quan hành chính đều tập trung hết ở đây. Khu này thường được dân chúng gọi chung là Microcentro, không khí vô cùng nhộn nhịp, là chỗ lý tưởng để gia đình tôi bắt đầu cuộc tản bộ thăm thú thành phố.
Những con đường thành phố tôi yêu
“Tôi yêu ly cà phê buổi sáng Con đường ngập là vàng, và tôi cũng yêu em, Yêu em rộn ràng, Yêu em nồng nàn, Yêu em chứa chan.” (Đức Huy – Và tôi cũng yêu em)
Không biết bạn thế nào, chứ riêng tôi, có lẽ trong cuộc đời này tôi sẽ phải nói lời cảm ơn vô số lần. Nếu như vậy, thì xin bạn hãy đừng quên một lần cảm ơn những con đường nhé. Bởi vì nhờ chúng, bạn mới có cơ hội đến nơi bạn muốn, chạy lại với người bạn yêu thương, chia sẻ với những người đang cần cảm thông, trở về nhà mỗi khi mệt mỏi và bước tới khám phá thế giới tươi đẹp của chúng ta. Con đường dưới chân ta luôn thấm đẫm niềm vui sống bởi vì nó dẫn đưa ta tới những miền xa lạ, cho ta cơ hội khám phá, yêu thương một điều gì đó, một nơi nào đó hoàn toàn khác biệt với nơi chốn ta sinh ra, sống và gắn bó.
Tôi biết chứ, yêu thương một người khác mình, gắn bó với vùng đất không phải quê cha đất tổ chưa bao giờ là điều dễ dàng. Nhưng nếu bạn chịu khó hé mở lòng mình, bạn sẽ thấy rằng cuộc sống trước mặt luôn hấp dẫn, luôn tràn đầy mới mẻ và sẽ đem đến cho chúng ta biết bao mối hy vọng trên bước đường chúng ta đi qua. Tôi cũng như bạn, ai trong chúng ta mà chẳng có lúc ôm ấp trong lòng hình ảnh những con đường chứa chan kỷ niệm để mình yêu, mình nhớ:
“Cho tôi lại ngày nào, Trăng lên bao ngọn cao. Me tôi ngồi khâu áo, Bên cầy đèn dầu hao. Cha tôi ngồi xem báo, Phố xá vắng hiu hiu.” (Phạm Duy – Kỷ Niệm)
Có con đường đẹp, có con đường không đẹp. Nhưng kỳ lạ là tôi vẫn yêu chúng. Những con đường mà vỉa hè thênh thang, những cửa hàng xinh xinh, những tiệm ăn sang trọng, những quán cà-phê đèn mờ. Yêu luôn cả những gì không thuộc quyền sở hữu của riêng mình nữa!
Những con đường thủ đô cũng thúc đẩy bước chân tôi đến mà xem trụ sở Quốc hội của Á Căn Đình. Băng qua những dãy phố rợp hàng phượng vĩ nở hoa thơm ngát, xác hoa rơi rụng lất phất bay trong gió tựa như những cánh chuồn chuồn mỗi khi hè đến. Nào là cây phượng đỏ rực, cậy phượng tím nồng nàn sắc hương, cây hoàng hậu vàng choé, cây sao dầu xoay xoay những trái, cây hoa điệp vàng ươm, làm tôi nhớ lại nét hồn nhiên của tuổi hoa bướm một thời cắp sách tới trường. Đi một chốc về phiá Đông lại đã thấy nhà Quốc Hội thấp thoáng đằng xa, được tô điểm thêm bằng ánh nắng chói chang giữa trưa hè, chiếu xuyên qua hàng cột đá. Dân địa phương gọi đây là toà Congreso Nacional, là nơi hội họp của Thuợng và Hạ Viện. Điểm đặc biệt là kiến trúc toà nhà mang dáng dấp giống hệt với điện Capitol bên Hoa Kỳ, vừa cổ kính vừa hiện đại, chỉ thiếu mỗi địa hình tự nhiên là con đồi thoai thoải dốc ở Washinhton DC mà thôi. Khác với những nước không có truyền thống dân chủ, ở đây người ta có thể tự do đi dạo chung quanh khu vực này để ngắm cảnh hay chạy bộ rèn luyện sức khoẻ mà không sợ bị cấm cản. Ngoài ra, trên đường còn có những chiếc xe búyt 2 tầng mui trần để chở khách đi vãn cảnh, thỉnh thoảng dừng lại đón khác hay chụp hình.
Tôi còn yêu những con đường làm nên lịch sử của thành phố, như đường 9 tháng 7 nằm song song với nhà Quốc Hội chẳng hạn. Đây là tuyến đường huyết mạch của thủ đô, nối dài từ đại lộ Mayo chạy ra các quận ven đô. Sở dĩ có tên như thế là để ăn mừng ngày quốc khánh 9 tháng 7 năm 1816 của đất nước Á Căn Đình, là đại lộ có bề rộng lớn nhất thế giới. Để cảm nhận cho hết nhịp sống vội vã của người dân thì bạn phải chịu khó đi bộ ngang qua con đường rộng hơn 125 thước này vào giờ tan sở hay những buổi chiều cuối tuần. Cho dù có đi nhanh cỡ nào đi nữa, thì người đi bộ cũng không thể một lần là có thể băng ngang hết đường được. Nếu theo tốc độ bình thường, người đi bộ phải mất ít nhất hai, ba lượt đèn đỏ mới sang hết đường bên kia. Mỗi bên đường lại chia ra thành 4 chiều xe chạy khác nhau, mỗi chiều xe được ngăn bởi hàng cây cắt tỉa cẩn thận xen giữa lối đi bộ trông rất đẹp mắt. Chỉ tính riêng chiều xe chạy sát hai bên lòng đường thôi là đã có 2 làn xe mỗi bên. Đây là chiều dành riêng cho các loại xe nhỏ. Các loại xe khác phải chạy vào khu vực nằm giữa đường, với 7 lằn xe mỗi bên, vị chi là 18 lằn xe tất cả ngược xuôi, phóng vèo vèo giữa giòng người qua lại. Nghe nói con đường này được xây với một tốc độ thần tốc chưa từng thấy, chỉ trong vòng 31 ngày là hoàn tất vào năm 1936, như để khoe sức mạnh kinh tế với thế giới, rằng con rồng Nam Mỹ cuối cùng đã chịu trỗi dậy.
Yêu nhất là cột tháp bút chì (obelisk) cao sừng sững nằm án ngữ ngay giữa lòng đường, xe cộ chạy quanh bùng binh bao bọc lấy nó như mắc cửi. Đây là một công trình tượng đài đánh dấu 400 năm tạo dựng thành phố, kể từ khi người Tây Ban Nha đặt viên đá đầu tiên vào năm 1536. Nhìn chung, các trung tâm tài chánh của thế giới đều có những tượng đài obelisk như thế, dựng trước quảng trường ngó thẳng ra Toà Thị Chính, là biểu tượng không thể thiếu cho các cường quốc nào muốn vươn mình ra thế giới. Nó bắt nguồn từ văn minh Ai Cập cổ xưa hơn 4 ngàn năm trước, sau đó được người Hy Lạp và La Mã cổ đem ý tưởng này về truyền bá tại Tây phương. Chữ cổ tượng hình Ai Cập miêu tả cột tháp có hình dạng như ngọn giáo dài, đồng thời đồng âm với từ “bảo vệ” hay “che chở”, chống đỡ” trong ngôn ngữ cổ. Qua thời gian, Obelisk tượng trưng cho tính thuần dương, có chức năng chọc thủng mây trời và phân tán lực âm hồn luôn đe doạ tích tụ lại dưới dạng bão tố mà người thường không thể nhìn thấy được. Vì thế, truyền thuyết cổ Ai Cập cho rằng tia sáng mặt trời chiếu xuống trái đất mở rộng dần ra, tạo nên hình tượng một kim tự tháp hay cây bút tháp. Do đó mà người Ai Cập thường cho rằng Obelisk là biểu hiện của mặt trời nên chỉ đặt nó ở những nơi công cộng có không gian rộng thoáng để hút lấy dương khí. Ngoài ra, dười chân tháp còn chạm khắc những bức phù điêu nằm cạnh nhau được đúc bằng đồng gắn trên bệ xi măng rắn chắc, miêu tả quá trình lập quốc của nước Á Căn Đình rất đáng nên xem.
*****Đi chơi vui quá mải quên giờ giấc, cả nhà sáng giờ chỉ lo chụp hình, bây giờ mới nhớ ra mình đi bách bộ đến gần giữa trưa rồi mà vẫn chưa mua sắm được gì cả. Ai nấy đều mệt rã cả chân, chỉ thèm được chui vào mấy khu thương xá có mở máy lạnh ngồi nghỉ cho mát. May quá ngó sang bên kia đường, nơi có tiệm McDonald người ta xếp hàng đông nghẹt, thì thấy có một khu phố đi bộ dài hun hút khá nhộn nhịp. Con phố Florida này có cái tên nghe rất Mỹ, trông cũng nhỏ thôi, nhưng với tôi, có lẽ là con phố đẹp và thanh lịch nhất thủ đô. Trên lề là một chuỗi các cửa hàng hiệu, những nhà hàng bày ghế ra ngoài trời, thực khách ngồi ăn nghẹt kín. Giữa lòng đường là hàng lô sạp hàng mọc lên như nấm giống hệt như khu chợ trời, chạy dọc theo suốt chiều dài con đường, chỉ chừa lại một lối đi bé tí vừa đủ cho khách mua đứng xem rồi ngã giá nếu thích. Kẻ bán người mua nô nức, hầu như ai cũng chọn được cho mình một món đồ vừa ý. Tất cả mọi thứ hàng hóa đều có thể tìm thấy ở đây, từ đồ lạc xoong trong nhà đem ra bán, quần áo, giày dép, túi xách cho đến thau chậu gốm sành, tranh ảnh, đồ nữ trang, đồ da xịn đắt tiền, và cả băng đã nhạc xưa, đồ cổ, đồ lựu niệm nữa.
Tôi mà chen vào được mấy khu chợ đồ cổ này rồi là mải mê ngắm nghía, quên cả giờ về. Hôm ấy, tôi đã tậu cho mình được một bịch mấy chục thỏi nam châm khắc các cảnh đẹp của Nam Mỹ để gắn trên tủ lạnh với giá cực rẻ, tính ra chưa tới mấy đồng bạc. Đây cũng là một cách hay để người chủ tiễn đi những cái cũ xưa, còn người mua thì coi như vớ được của lạ, hợp với túi tiền, ai nấy đều hả hê, thoải mái dạo phố. Xong màn lê gót chợ trời đâu đó rồi, tôi mới nghĩ tới chuyện chui vào thương xá Galerias Pacifico lớn nhất ở đây để đi shopping. Nhưng giá cả thì lại không rẻ chút nào so với khu chợ trời ngoài kia, nên chủ yếu đi xem chơi là chính. Luôn tiện thấy chiếc xe kem trưng bày bảng hiệu Freddo gần đó, tôi liền xà vào xơi cho đã cơn thèm cái đã rồi tính tính sau. Chao ơi, sao mà nó ngon đến thế hả trời! Chỉ thoáng chốc là cả nhà mỗi người đã xơi hết ly kem giấy to đùng. Kem ở đây chắc phải chế biến bằng bơ trộn với sữa đặc mà họ gọi là dulce de leche, nên mới tạo ra mùi thơm ngòn ngọt của đường thắng vàng rượm, vị béo ngậy của bơ sữa, màu sắc nâu trắng quyện vào nhau thật hài hòa, đưa lên miện thì hơi dính kẹo như loại đường caramel ở Úc, nhưng thơm và ngon đậm hơn nhiều. Món kem đạc sản này tôi chỉ thấy có ở vùng Nam Mỹ mà thôi, dân ở đây còn dùng nó phết lên bánh mì ăn sáng nữa, cũng ngon tuyệt cú mèo. Về sau, tôi có ăn thử loại kem ấy do các thương hiệu nổi tiếng khác ở Á Căn Đình bày bán trong tiệm kem sang trọng, mở máy lạnh mát rượi, có ghế bành dự lưng hẳn hòi, như hệ thống cửa tiệm Volta hoặc Persicco. Nhưng tôi vẫn không tìm lại được hương vị lần đầu nếm thử nó ở tiệm kem Freddo. Chắc là họ có bí quyết pha chế kem riêng, nơi khác không thể nhái theo được.
Trong thương xá này còn một thứ đặc biệt nữa. Đó là hệ thống mái vòm ở đây được thiết kế theo kiểu nhà thờ uốn lượn cong cong rất mỹ thuật, trên trần trang trí bằng các bức vẽ thiên thần đang rộng đôi cánh quỳ bên đàn cừu non do mấy trẻ mục đòng canh giữ. Dưới đáy lầu là cây Noel cao chót vót, chóp cây đụng thẳng lên nóc nhà, giăng đèn kết hoa chớp đổi màu liên hồi. Ngay cả người lớn như tôi cũng còn mê huống chi là con nít. Tôi cứ ngước cổ nhìn lên trần mãi mà không biết chán, bồi hồi tưởng như mình đang lạc vào cõi thiêng nào đó xa lánh bụi trần, chứ không phải trong khu mua sắm sầm uất, đông đạc người qua lại. Cách bày biện trong thương xá nhìn rất lịch sự, có nét hao hao giống hệ thống đại cửa hàng Bon Marche sang trọng ở Paris. Bố mẹ tôi thì lại nhớ tới những ngày xa xưa mình sống ở Sài Gòn trước 75, cảnh buôn bán tấp nập, hàng hòa trải dài ra mặt đường không khác gì dạo quanh khu chợ Bến Thành, hay chạy ngược lên phía Nguyễn huệ, vào thương xá Eden, thương xá Tax.
Rồi tôi yêu những con đường phố cảng Madero dậy mùi thơm của thức ăn mỗi khi màn đêm buông xuống. Đó là lúc mà các hàng quà đêm bắt đầu lên đèn hoạt động, giăng lều bạt mời thực khách ghé vào ăn chơi mấy món. Không gì sướng bằng ngồi nhâm nhi bên bờ sông hóng mát từa tựa như sông Seine ở Paris, hay gần gũi hơn là bến Bạch Đằng, phà Thủ Thiêm của Sài Gòn một thời hòn ngọc Viễn đông. Vừa ngắm người qua lại, vừa thưởng thức mùi thơm bay ra từ lò bếp của các món thịt bò bít tết, của khoanh xúc xích chiên nóng hổi, của vị ớt cay cay, của củ khoai luộc bùi bùi, của đĩa rau trôn hành tỏi dầu dấm, của ly rượu nho đỏ ửng. Lâu lâu đi ngang mấy quán này, mũi tôi cứ hít sâu vào lồng ngược, tưởng tượng như mình vừa được ăn cả một bàn tiệc thơm phức vậy. Làm sao mà quên được những buổi tối đi về như thế, dạo mát trên những con đường chứa đầy chất kích thích khứu giác lẫn vị giác.
Ấy là chưa kể đến những ngõ hẻm không tên bé tẻo teo, với những quán cà phê chỉ có mấy cái ghế đẩu bọc nhung con con xếp quanh mọt cái bàn gỗ thấp lè tè, liêu xiêu như chực đổ. Đây là chỗ tụ tập của giới sinh viên, phì phèo điếu thuốc trên tay, tụm mấy cái xanh lại bàn chuyện thiên hạ với nhau, xì xầm vang cả góc phố. Mà dân không thích lê la thường chê những tay ưa thích la cà quán cà phê như bọn này là dân ghiền hít bụi. Kệ! Lỡ ghiền rồi biết làm sao được! Nhờ vậy mà những con đường ấy mới đi vào mảng thơ ca văn học, vào lịch sử, vào ký ức buổi hoa nhiên, với:
Con đường Duy Tân, cây dài bóng mát
Để uống ly chanh đường mát lạnh, tan dần trên môi ai, để nhạc sĩ Phạm Duy còn tiếp tục lấy hứng sáng tác các nhạc phẩm dâng hiến cho tình yêu, để cho tuổi học trò sẽ còn đẹp mãi với thời gian:
“Trả lại em yêu, con đường học trò, Những ngày Thủ đô , tưng bừng phố xá. Chủ nhật uyên ương, hẹn hò đâu đó, Uống ly chanh đường, uống môi em ngọt.” (Phạm Duy: Trả lại em yêu)
Để ai ra đi, sẽ mãi chẳng bao giờ quên được những chuỗi ngày hoa mộng của thời cắp sách đến trường. Cảm ơn đời, cảm ơn người, và cũng không quên cảm ơn những con đường đã cho tôi sống lại với lũ kỷ niệm khó phai! (còn tiếp)
Anthony Trần Đàm Việt Quốc
|
Duc In Altum >