SAO NGÀI SAI CON ĐI ? (Xh. 5, 22.) Lm Vinh Sơn Phạm Trung Thánh, DCCT
Chúng ta đã bước vào mùa Chay. Xuất Hành là một cuốn sách mà ngay từ đầu mùa Chay chúng ta đã được đọc, những trang Kinh Thánh này sẽ dẫn dắt chúng ta suốt cả mùa Chay, cho đến khi mùa Chay kết thúc, cũng là lúc những trang Kinh Thánh này dẫn chúng ta đến cao trào. Đó là cuộc xuất hành ở Ai cập, cuộc giải phóng hùng tráng của dân Israel, cuộc vượt qua với đầy quyền năng của Thiên Chúa, lúc đó chúng ta đối diện với cuôc vượt qua của Chúa Giêsu và cũng là cuộc vượt qua của chính chúng ta vậy. Mùa Phục Sinh khởi đầu, lời tuyên xưng về một cuộc sống mới. Nhân vật chủ chốt ở những trang sách Xuất Hành này không ai khác chính là Môsê. Kể từ khi lọt lòng mẹ, qua bao nhiêu sóng gió đổi thay, dù là ai, sống ở đâu, trong cung điện hay làm kẻ chăn cừu, chưa bao giờ Môsê mơ tưởng và lên kế hoạch để trở thành “lãnh tụ”. Thiên Chúa có cách của Thiên Chúa, chính Thiên Chúa chọn Môsê, sắp đặt cho cuộc đời của Môsê và đẩy Môsê vào sứ vụ. Cuộc đấu tranh của Môsê quá nghiệt ngã, chỉ có Chúa là Đấng duy nhất đứng sau Môsê, nhưng Chúa lại có chương trình riêng của Chúa, khác với những sắp đặt hữu lý của con người đến độ không ai hiểu được, không ai ngờ tới. Môsê nhân vật chính của cuộc đấu tranh cứ vậy mà đi trong bóng tối, trong dằn vặt, trong cô đơn. Đứng trước một Pharaô xảo quyệt, tham lam và gian ác, Thiên Chúa cứ “làm cho lòng dạ Pharaô trở nên chai đá” như thử thách lòng cậy tin và kiên nhẫn của Môsê. Đối diện với sự dữ, đối diện với quyền lực thế gian, đối diện với binh hùng tướng mạnh, đối diện với “chiến mã và kỵ binh”, sinh mệnh của Môsê như chỉ mành treo chuông. Nhưng có lẽ điều làm cho Môsê đau đớn hơn đó là thái độ của dân Israel. Mục đích tranh đấu cho cuộc giải phóng đã có, đường hướng bất bạo động rất rõ, lời Chúa dạy không thể khác, nhưng dân của Chúa, đối tượng của cuộc đấu tranh, những kẻ thụ hưởng kết quả của cuộc đấu tranh không ủng hộ, không đồng thuận. Dân Isreal sợ thay đổi, sợ gian khổ, sợ phải hy sinh, sợ mất ổn định, … .Họ kêu trách Mô sê vì họ bị nhà cầm quyền Ai Cập siết chặt chính sách nô lệ, họ sợ bị ngược đãi hơn như cuộc ngược đãi không cấp rơm để nung gạch mà phải tự tìm lấy, họ muốn giữ lấy cuộc sống lầm than cũ vì như thế còn có lợi, được sống, có củ hành củ tỏi, có miếng thịt miếng rau, …Họ kết án Môsê là người đến gây ra những phiền toái mà họ phải chịu hệ lụy, họ cho Môsê là con người gây ra những bất an cho họ, làm thiệt hại đời sống chung, làm sứt mẻ khối đại đoàn kết dân tộc. Có những lúc dân Israel đã kêu trách Môsê thậm tệ, công khai kết án ông, thậm chí “ngoại tình” liên kết với ngoại bang để chống lại Môsê. Lịch sử cuộc đấu tranh ở Ai Cập, cuộc xuất hành và hành trình trong sa mạc là một lịch sử hùng tráng nhưng không kém những nét bi thương. Môsê khởi đi từ lòng trung thành với Thiên Chúa, yêu thương dân tộc Do Thái và chấp nhận dấn thân trong sứ vụ mà ông không hề chủ động, Ông đã phải đi qua những chặng đường gian khổ, ngậm đắng nuốt cay trong cô đơn, kiên nhẫn chịu đựng trong tủi nhục, chỉ vì ông yêu dân tộc của ông, chỉ vì ông không thể làm khác được những gì Chúa muốn ông làm. Chúa Giêsu cũng đã đi qua cuộc đời này như thế, hình tượng Môsê là lời tiên báo về chính Đấng Cứu Thế, những chặng đường thập gía rất cụ thể là những chặng đường mà những ai muốn đi theo Chúa Kitô phải bước qua. Môsê dẫn dân Israel vào đất hứa, Đức Kitô dẫn chúng ta vào Thiên quốc, vào sự sống đời đời, chúng ta có đi không ? Vinh Sơn Phạm Trung Thành, dcct. Mùa Chay 2012 . 1/3/2012 Phóng sự ghi nhanh Ngày họp mặt mừng Tết Nhâm Thìn của Gia Đình An Phong Chi Hội Sydney
Bầu trời Sydney hôm nay nắng đep hiếm có, trong lúc đài khí tượng tiên đoán thời tiết sẽ đổ mưa chiều nay. Giờ hoàng đạo chưa tới, nhưng một vài anh em đã đến trước, tay xách nách mang rất nhiều thứ. Như mọi năm, lần nào anh chị Mai Tá cũng giang rộng đôi tay chào đón anh chị em tới mừng Xuân tại mái ấm của anh chị. Các bữa tiệc khác tại Sydney thường bị cái nạn là bà con dùng giờ cao su, mời 7 giờ tối thì bà con kéo tới lúc 8 giờ hoặc 8 rưỡi là chuyện thường tình. Thế nhưng, với gia đình An Phong và thân hữu lại giữ giờ giấc rất đúng. Và đúng 3 giờ chiều, Lm Mai Văn Thịnh khai mạc thánh lễ Tân niên rất trang trọng. Sau phần vào đề của MC Vũ Nhuận, Chi Hội Trưởng Phạm Văn Chương đứng lên tiếp lời chào mừng anh chị em bằng một trích dẫn “Đâu có tình yêu thương, ở đó D(ức Chúa Trời:. Thật rất đúng, anh chị em xum họp bữa nay là vì tình thương mến nhau, vì muốn gặp gỡ trao đổi. Chính điểm son này đã gắn bó anh chị em lại với nhau từ bao nhiêu năm nay. Nhưng bữa nay, hình như Chi Hội Trưởng Phạm Văn Chương lúng túng hay sao đó lại mở đầu bằng câu “Kính thưa cả với các cháu nhỏ bé nữa, làm bà con nín cười không nổi. Bữa nay, đặc biệt có rất nhiều các cháu còn trẻ cùng đến tham dự. Riêng cha Thịnh rất đắc ý vì ai cũng nghĩ rằng: một khi lớp già ra đi rồi, còn ai để thay thế đây? Nhưng sự thật cho thấy, bữa nay lớp trẻ đã vươn lên và làm cho bầu không khí của mùa Xuân càng vui hơn. Thệm vào đó, còn có 4 cô nương con bác Trần Tứ Cảnh cũng tới tham dự, và nói nhỏ: chỉ khi nào bị đuổi, mới ra về. Năm nay, thiếu mất sự hiện diện của bác Trần Ngọc Liên, vì sức yếu nên bác đang ở viện Dưỡng Lão ở Cabramatta. Tiện đây xin nhắn, bạn nào rảnh rỗi nên đến thăm bác Liên để bác không thấy đơn độc, lẻ loi một mình. Thánh lễ được cha Mai Văn Thịnh cử hành trong bầu không khí ấm cúng và trang nghiêm. Sau thánh lễ, MC Vũ Nhuận đã tuờng trình đầy đủ về chuyến viếng thăm nhà Dòng của gia đình anh. Đặc biệt lần này, gia đình anh được mới ăn Tết với các cha các thày trong nhà cơn của Dòng ở Kỳ Đồng. Anh Vũ Nhuận còn khoe là được cha Giám Tỉnh xưng em với anh, và coi đó là một sự lạ lùng hiếm có. Người viết bài này có nhận xét là nhà Dòng nay rất đông, lực lượng sản xuất lại ít, thế mà Chúa quan phòng vẫn cho hằng ngày dùng đủ, không hề thấy ai bị đói. Sau phần thuyết trình, MC Vũ Nhuận đã mở thùng qua gồm toàn tấm lịch để bàn in tại Việt Nam có tiêu đề Gia Đình An Phong, Chi Hội Sydney Australia. Thêm vào đó, là lời chúc mừng năm mới 2012 klý tên Hội trưởng: Phạm Văn Chương, Chi Hội Phó: Đàm Thị Mai chữ được mạ vàng sáng chói. Quà của anh Vũ Nhuận được phát cho tất cả mọi người, nói lên sự thương mến củqa gia đình anh dành cho tất cả anh em. MC Vũ Nhuận đã gửi đến anh em tấm lòng của anh, thể hiện nơi cuốn lịch xinh xinh, dễ mến. Thay mặt cho Gia đình An Phong, Chi Hội Trưởng đã nói lên lời cám ơn chân tình nhất, gửi đến anh và gia đình. Tiếp theo sinh hoạt, là phần tiệc mừng, thôi thì đủ mọi món ăn, nào là bánh chưng, giò chả không thấy thiếu trong ngày Mừng Xuân Mới, anh chị em mỗi người đem tới để cùng chia sẻ. Riêng Chi Hội Phó Đàm Thị Mai còn làm thêm nhiều món và thân chinh đi mời mỗi người kèm theo gương mặt luôn nở nụ cười trìu mến. Tiếp đến, là phần bán vé Cây Mùa Xuân. Đây là một công lao lớn của Anh chị Mai Tá. Năm nào, anh cũng phụ trqách mục này rất chu đáo. Anh gom góp gói quà từ trong năm, để đến dịp Tết đem ra trình làng. Năm nay, số lượng quà lên đến gần 600 gói, trong đó phần của anh cũng đã gần 500 gói rồi. Số lượng quà nhiều như vậy, nhưng chỉ ít phút sau, số vé đã bán sạch. Năm nay, nôi tiền bán vé Cây Mùa Xuân thôi cũng thu được $925. Lúc đó, anh em còn gọi số để trao quà, nhưng sau đó thấy quà nhiều quá, nên MC Vũ Nhuận nảy ra sáng kiến là: không gọi theo số nữa, mà mỗi người đem vé lên tự chọn đếm quà đem về chỗ. Kể ra, thì sáng kiến này cũng hay, vì chủ trong ít phút, tất cả mọi gói quà đầu được phát, và mọi người đều vui ve, nhất là các cháu nhỏ. Phần đấu giá năm nay thấy trên bàn toàn là rượu, chứ không thấy thứ gì khác. Người đầu tiên đứng ra đấu chai rượu Napolén là chị Loan, bà xã thân hữu Nguyễn Hồng Tân. Chai rượu chỉ đáng giá có $35, nhưng chị đấu tới $90 và cuối cùng, chị thêm $10 cho chẵn $100. Cũng trong tinh thần dùng mọi số tiền thu được lần này là để yểm trợ các điểm truyền giáo của Dòng mình, ở Việt Nam. Sau đó, thay vì đấu giá các chai rượu tiếp, MC Vũ Nhuận cho mời 4 anh me mà anh khoác cho cái áo “đại gia”, ra trình làng. Ai cũng ngạc nhiên không biết anh sẽ làm trò gì đây, thì thấy anhy trao cho các các Trần Ngọc Tá, Nguyễn Tiến Hùng, Nguyễn Văn Thành (tự Thông) và Nguyễn Đắc Dzũng mỗi người một chai rượu. Mọi người còn đang ngơ ngáckhông biết MC Vũ Nhuận tiếp tục làm trò gì nữa, thì thấy anh cười xoà nói với 4 anh trên trong túi còn bao nhiêu tiền thì rút ra để yểm trợ nhà Dòng. Thì ra, chiếc áo mang tên “đại gia” mặc vào mỗi người là danh xưng “đại gia” đối với nhà Dòng, chứ không phải là đại gia như ta thường hiểu. Tiếp đến, phải kể đến những anh em đã yểm trợ quà hiện kim trong dịp này. Trước tiên, phải kể đến cũ bà Đàm Quang Tính, thân mẫu Chi Hội Phó Đàm Thị Mai, đã gửi tặng Dòng thánh Việt Nam $100. Cụ nay gần trăm tuổi, nhưng vẫn còn khá minh mẫn. Không những lần này mà những lần trước đây, dịp nào cụ cũng sẵn sàng yểm trợ. Tiền cụ mừng, luôn có giá trị rất cao, cũng tương tự như tiền của bà goá được kể ở Tin Mừng chỉ bỏ vbào thùng tiền có một xu thôi, nhưng xu đó lại là cả gia tài của bà goá ấy. Ngày vui rồi cũng đến lúc phải ngưng đọng. Hợp tan, tan hợp là chuyện thường tình. Dù chia tay, nhưng mỗi người đều đem về những kỷ niệm thân thương và lại hẹn nhau vào dịp họp mặt kỳ tới. Mây Chiều ghi nhanh 30/01/2012
Kết toán tiền thu chi dịp mừng Xuân Nhâm Thìn 2012
Thu: A/ Yểm trợ bằng tiền mặt: 1. Cụ bà Đàm Quang Tính $100 2. Anh chị Nguyễn Hồng Tân – Loan $150 3. Cô Trần Thị Bích Huyền $100 4. Bà Hồ Thị Bá $100 5. Các anh chị Nguyễn Hồng Phước & Mai $100 6. Chị Đào Hưởng $50 7. Một ân nhân không đề tên $100 8. Anh chị Nguyễn Duy Lâm $100 9. Anh chị Phạm Văn Chương – Lê $100 10. Tiền lon cháu Anthony Trần Đàm Việt Quốc tặng $570 11. Tiền bán vé Cây Mnùa Xuân $925 Cộng: -------- $2,395
B/ Yểm trợ qua đấu giá: 1. A/c Nguyễn Hồng Tân-Loan đấu trúng chai Napoléon (anh Chương tặng) $100 2. A/c Nguyễn Đắc Dzũng đấu trúng chai Remy Martin (chị Tính tặng) $120 3. A/c Mai Tá & Tâm–Hân đấu trúng chai Martell VSOP 3lít (anh Hương Nam tặng) $395 4. A/c Nguyễn Văn Thành–Thuỷ đấu trúng chai Johnny Walker (A/c Mai Tá tặng) $100 5. A/c Nguyễn Tiến Hùng đấu trùng chai Cognac (một vị tặng không nói tên) $105 Cộng: -------- $820
C/ Tổng Thu: $3,215
Chi: Yểm trợ cho công việc truyền giáo của DCCT VN do các anh em sau đây phụ trách:
-Lm Nguyễn Đức Mầng (Tây Nguyên) $1,000 -Lm Nguyễn Xuân Thu (Tùng Lâm-Đà Lạt) $1,000 -Lm Lê Quang Uy (Trung Tâm Mục Vụ Kỳ Đồng) $500 -Lm Nguyễn Quang Duy (Bề Trên nhà Huế) $500 -Lm Nguyễn Văn Thọ (Châu Ổ - Quảng Ngãi) $500 Cộng: ------- $3,500
Phần thiếu hụt $285 cho mục Chi được lấy từ tiền quỹ tồn đọng từ các lần gây quỹ trước đây là $641.
T.B. Về bút tích nhận quà cũng như đôi lời cảm tạ của anh em phụ trách địa điểm truyền giáo của Dòng ở VN sẽ được trích đăng ở mục Giọng Cũ Xa Gần, trong số báo này. Xin mời xem
CHT An Phong Phạm Văn Chương 30.01.2012
“DÙ GIÓ CÓ THỔI” Lm Vĩnh Sang DCCT Vì phải tập thể dục mỗi ngày nên tôi đã chọn giải pháp chạy bộ tại phòng tập trong vòng một tiếng. Và để đỡ chán và nâng đỡ sự kiên trì, tôi chọn giờ tập, cố gắng sắp xếp giờ để xem phim trong khi tập. Phim Trung Quốc thì không thích rồi, vẫn biết rằng cũng có những phim hay, nhưng khi xem lòng cứ làm sao đấy, thôi thì xem phim Việt vậy, “người Việt dùng hàng Việt” ! Dư luận cứ chê ỉ chê ôi phim Việt Nam, chê như những tay ghiền bóng đá chê bóng đá Việt Nam. Tôi cũng thích xem bóng đá, có phần mê là đàng khác, nhưng những trận cầu quốc tế xem ra là khá xa lạ với tôi, có giờ đâu mà xem, chỉ những trận vòng chung kết thế giới 4 năm một lần thì cũng ráng xem cho nó “thời thượng” với anh em, nhưng gần như không bỏ qua trận cầu nào của Tuyển Việt Nam ( ở mọi lứa tuổi và mọi giải ) nếu có truyền hình, sắp xếp coi cho bằng được, dù sau đó có buồn, có bực khi thấy những trò không ra gì xảy ra trên sân cỏ. Với tinh thần như thế, liệu tôi có được phong “danh hiệu yêu nước” không nhỉ ? Gần đây tôi có xem phim “Dù gió có thổi” trên kênh SNTV, do hãng Chánh Phương sản xuất. Phim chiếu vào lúc 4g00 và 6g00 chiều, mỗi ngày một tập ( khi tôi viết những hàng chữ này thì đã chiếu tới tập 61 ), giờ thích hợp cho buổi tập thể dục của tôi. Tôi đã theo dõi phim và… mê lúc nào không biết, không chỉ là xem cho qua giờ nhưng thích và học được nhiều điều hay từ cốt chuyện phim.Tôi không phải là nhà chuyên môn về điện ảnh, cũng chẳng phải là dân ghiền xinê nên không dám phê bình phim, dĩ nhiên khi xem thì cũng thấy một vài chi tiết về kỹ thuật, hình ảnh, lời thoại, tính hợp lý, phong cách diễn viên v.v… làm mình không vừa lòng, nhưng đó chỉ là cảm nhận có tính cá nhân, có khi là những hạt sạn cần được thông cảm. Điều mà tôi muốn chia sẻ là nội dung của kịch bản và phẩm chất của vai diễn. Đây là câu chuyện của một gia đình có 4 thế hệ cùng sinh sống trong một ngôi nhà, với 4 thế hệ như vậy, chắc chắn những mâu thuẫn giữa những thành viên sẽ nảy sinh, có xung đột tâm lý, có xung đột lợi ích, và cả xung đột tình cảm. Vâng, tác giả đã đem khá nhiều những va chạm vào trong căn nhà này và cả những căn nhà có liên hệ, xuyết suốt kịch bản ( ít là cho đến tập 61 ), những va chạm luôn xảy ra đẩy từng nhân vật vào các tình thế khó xử, có lúc tưởng như bế tắc, có những mâu thuẫn liên tục xảy ra, đặc biệt là mâu thuẫn mẹ chồng con dâu, hai thế hệ mẹ chồng và hai thế hệ con dâu, kẻ làm dâu con lại cũng đang giữ vai mẹ chồng, cứ thế đan xen thành một câu chuyện dài của một gia đình như bất cứ một gia đình Việt Nam nào sống trên giải quê hương này. Theo tôi, những diễn viên tập họp trong cuốn phim thể hiện vai diễn rất tốt. Nét tuổi tác, tâm lý biến đổi phức tạp của một bà già được nghệ sĩ ưu tú Lê Thiên diễn đạt tinh tế. Nghệ sĩ Kim Xuân chững chạc bản lĩnh trong vai bà Cần, một người con dâu, một bà mẹ chồng, một bà nội của một đại gia đình. Các diễn viên Đức Thịnh trong vai Hoài Khắc, Bình Minh trong vai Hoài Tậu và Quí Bình trong vai Hoài Biệt, ba anh em ba tính tình, ba định hướng cuộc đời khác nhau. Hiền Mai vẫn giữ vai diễn nhẹ nhàng sâu sắc, nhiều lúc làm trùng lòng khán giả. Vân Trang vai Hương Giang, Lê Khánh vai Bích Phượng đều đang độ chín, bên cạnh những diễn viên trẻ trung hấp dẫn, có những lời thoại dí dỏm, như Anh Tuấn trong vai Mẫn chẳng hạn, luôn làm khán giả bật cười bất ngờ. Nhưng trên hết vẫn là cách xử lý các vấn đề nảy sinh giữa các thành viên trong gia đình, nhìn chung, tác giả kịch bản đã luôn dùng tình thương và sự tha thứ để lý giải mâu thuẫn, tình thương luôn là giải pháp mà tác giả dùng nhưng hình như không hề được một nhân vật nào trong phim rao lên như môt khẩu hiệu. Có những lúc cơn giận dữ trào lên tưởng như đốt cháy tất cả, người mẹ ( bà Cần ) nhào đến tát vào mặt người con trai cả của mình ( Hoài Khắc ) vì không chấp nhận sự phản kháng của con, nhưng ngay sau đó, nỗi đau dằn vặt người mẹ, tô cháo mẹ âm thầm nấu mang vào phòng con mình. Hoài Khắc sau những ngày bỏ đi, khi trở về say ngất ngưởng, đã ngã vào lòng mẹ mình với những giọt nước mắt sám hối ăn năn, cả hai mẹ con không bao giờ nhắc lại chuyện đau lòng đã từng xảy ra nữa. Ngay tập 61 tôi vừa xem, cô bé Thu Giang, em của Hương Giang, đã sai lầm mang bầu với người bạn trai mà cô không hề thương yêu, đứng trước các áp lực phải huỷ đứa bé, cô can đảm cương quyết giữ lại bào thai trong bụng và cũng rất can đảm sáng suốt để không chấp nhận hôn nhân với người cha của đứa trẻ vì cô không yêu anh ta. Thu Giang đã rất bình tĩnh để chịu trách nhiệm về sai lầm của chính mình mà không đổ lỗi cho ai hết. Tôi muốn giới thiệu với mọi người một bộ phim có giá trị nhân bản Kitô giáo ít là cả 61 tập đã trình chiếu, chưa bao giờ tác giả ghi một hình ảnh nào về Đạo Chúa, nhưng cách giải quyết vấn đề thì lại rất Tin Mừng. Chúng ta đang sống trong một xã hôi mà tình trạng đạo đức đang tuột dốc, nhất là đạo đức trong đời sống hôn nhân gia đình, người ta đã coi sự lao dốc của xã hội là hệ quả của sự lao dốc đời sống đạo đức gia đình, một cuốn phim như “Dù gió có thổi” là một thông điệp chìa khoá cho nỗ lực vực dậy nhân tâm. Tôi thật sự vui khi được chia sẻ với mọi người những tập phim đáng xem này. Lm. VĨNH SANG, DCCT, 11.2.2012 Ký sự một chuyến viếng thăm Mây Chiều lại ghi nhanh _________________
Sáng nay, ngày đầu của tháng 2 năm 2012, một ngày mưa rơi rả rích, lúc tạnh lúc nặng hột, cộng thêm luồng gió lành thổi về càng làm tăng thêm nét ảm đạm của một ngày hè ở Sydney. Lẽ ra, trời hôm nay phải là ngày chan chứa nắng hè, nhưng năm nay thời tiết ở Úc biến đổi cách lạ kỳ, ở chỗ mãi không thấy mùa hè đích thực, mà thay vào đó là những ngày lạnh giá với mưa rơi từng chặp và từng chặp, không ngừng. Như đã hẹn trước, Gia Đình An Phong Chi hội Sydney sẽ cùng nhau đến viện Dưỡng Lão Lansdowne Nursing Home ở Cabramatta để ghé thăm và gặp người anh cao niên là bác Trần Ngọc Liên đáng quý. Đúng 10 giờ 30 sáng, vì đến hơi trễ, tôi đang hối hả tiến về tiền đường của Viện nằm trên đường Lovoni, Cabramatta Sydney, đã thấy một số anh em là cha Mai Văn Thịnh CSsR, người bạn cùng lớp là anh Trần Ngọc Tá và anh Vũ Nhuận đang đứng chờ. Đây là nơi chăm sóc các bậc cao niên rất bề thế, tân tiến đầy tiện nghi chuyên chăm sóc sức khoẻ cho các vị lớn tuổi. Sau phần thủ tục nhập viện như phải ghi tên, ghi giờ đến và giờ ra về vào cuốn sổ để sẵn trên quầy tiếp khách, chúng tôi tiến vào Khu B là nơi Bác Liên đang ở. Phòng Bác ở, có 2 giường, phòng đôi rất thuận tiện cho người già yếu để lưu trú. Tôi từng đến một số viện dưỡng lão ở nơi khác, nhưng phải công nhận nơi này quả sạch sẽ, thơm tho chứ không như một số nơi vừa đặt chân đến đã nghe mùi khó chịu. Bác Liên đang lim dim chìm vào giấc điệp, nên anh Vũ Nhuận đã phải đánh thức Bác dậy. Thoạt thấy cha Thịnh, anh Chi Hội Trưởng Phạm Văn Chương và các anh Trần Ngọc Tá cũng như Vũ Nhuận là những người mà Bác Liên vẫn gặp nhiều dịp, Bác đã nở rộ niềm vui hiện trên khuôn mặt nay hằn ghi tuổi tác. Bác Liên vui ra mặt vì có Gia đình An Phong đến thăm. Và, anh Chi Hội Trưởng Phạm Văn Chương đã trao tặng Bác một tấm lịch để bàn màu đỏ ghi rõ tên Gia đình An Phong, Chi hội Sydney do anh chị Vũ Nhuận đặt in ở Việt Nam đem về làm quà Tết tặng cho mỗi người chúng tôi. Bác Liên cầm cuốn lịch một cách trân trọng và cảm ơn rối rít. Bác năm nay tuy đã xấp xỉ 90, cái tuổi gần đất xa trời, gương mặt hom hem, nhưng xem ra Bác vẫn còn minh mẫn và khoẻ khoắn, vì Bác tự ngồi dậy được mà không cần ai đỡ nâng. Hơn nữa, Bác còn có thể tự đi lại và làm một số công việc. Bác Liên nói năng rành rẽ, đâu ra đó, nào là: kể về thành tích của Viện có tất cả 260 người ở đây. Viện được chia ra 4 khu A, B, C, D và khu B, nơi Bác ở, chỉ có 4 người có đạo Công giáo. Bác còn nói: khi Bác mất đi, thì ngoài thánh lễ mà Bác mong có cha Thịnh từ Melbourne lên chủ trì, sẽ có 3 buổi cầu nguyện: một dành cho gia đình quyến thuộc, một cho Gia đình An Phong và buổi còn lại cho hội Đạo Binh Đức Mẹ. Đúng vào lúc này, thấy xuất hiện Chi Hội Phó Sydney là chị Đàm Thị Mai cũng tới thăm Bác Liên và hai anh khác là anh Hương Nam, thân hữu rất đậm tình với gia đình An Phong. Anh còn là hội viên rất thường xuyên của Hội Legio Mariae và cùng đi với anh hôm nay còn có anh Vũ Văn Long đang công tác thăm thành viên Legio Mariae. Hai anh đến thăm viếng, hỏi han vả an ủi cũng như đem lại niềm vui nhỏ tới đây. Bác Liên còn nói nhiều nữa, nhưng tôi không sao nhớ hết được những điều Bác căn dặn. Tựu trung, Bác rất vui vẻ, hồn nhiên và không có dấu gì là buồn chán vì phải nằm lại Viện dưỡng lão. Rồi cũng đến lúc phải chào tạm biệt Bác để trả lại cho Bác bầu khí yên lặng ở nơi đây. Vừa mới rời bước khỏi căn phòng ấm cúng Bác đang ở, cha Thịnh bèn phán một câu:” Tình hình như thế này, không biết ai đi trước ai đây!” Sở dĩ cha Thịnh lên tiếng như thế, vì thấy mấy người em cùng trường Dòng đến thăm Bác Liên, nay cũng không còn trẻ trung gì, có người đang tiến dần đến tuổi thất thập đến nơi rồi, lo thế là phải. Nhìn Bác Liên ở Viện dưỡng lão, tôi cứ miên man suy nghĩ mãi về tâm trạng của người Việt ở xứ người: một đằng vẫn muốn giữ nền văn hoá phương Đông gần gũi thân thương với gia đình, có con cháu quây quần rất đông đủ. Vừa nghĩ phải theo văn hoá phương Tây mà lo săn sóc phụng dưỡng các vị cao niên đến phút cuối cùng của cuộc đời nữa. Nghĩ rồi, tôi cũng thấy luôn có sự xung khắc, khác biệt giữa hai văn hoá. Phải công nhận, đây là chuyến viếng thăm đầy ý nghĩa và tình người. Bác Liên rất cảm kích vì lại gặp được các người em lớp dưới đến thăm viếng Bác trong hoàn cảnh đơn côi, vào cuối đời. Và tâm tình đầy cảm kích với những lời cảm ơn của Bác vẫn ở lại với chúng tôi cả khi về đến nhà. Tâm tình ấy là tâm tình của anh em cùng trường tuy xa cách tuổi tác, và khối lớp, nhưng vẫn gần gũi tình người và tình Dòng, của chúng tôi. Mây Chiều vội ghi.
Còn một chút gì để nhớ: Simon HOÀNG VĂN ÐỊNH (1939-2011) ________________________________ T. Rạch Dừa – Melbourne LTS: Bài này của anh T. Rạch Dừa lẽ đáng ra, đã phải xuất hiện trên DIA số 74 hay 75, tức chỉ ít ngày sau khi anh Simon Hoàng Văn Định về vời Chúa, để còn nhớ. Nhưng, “có còn hơn không” dù muộn màng. Hy vọng rằng, sau bài này, tác giả T. Rạch Dừ sẽ tiếp tục có mặt thường xuyên trên DIA hơn.
Cuối tháng 8 năm 1982, hai tuần sau khi cùng gia đình tới định cư tại thành phố Melbourne, Úc-đại-lợi, tôi đã được gặp “ông Trùm Ðịnh” tại “nhà thờ cha San”.
Xin có đôi dòng giải thích những chữ trong ngoặc kép:
Ngày ấy, Cộng Ðồng Công Giáo Việt Nam ở Melbourne mới chỉ có 2 vị linh mục người Việt, được thụ phong tại Úc, là cha Joseph Bùi Ðức Tiến và cha Bart Huỳnh San. Cha Tiến đặc trách Cộng Ðoàn Công Giáo Vinh-sơn Liêm ở phía tây thành phố, Cha San đặc trách Cộng Ðoàn Công Giáo Gio-an Hoan ở phía đông, và Cộng Ðoàn Công Giáo Tô-ma Thiện ở phía nam. Ðối với giáo quyền Úc, cha Tiến là phó xứ St Brendan ở vùng Flemington, còn cha San là phó xứ St Joseph ở vùng Collingwood. “Lấy công làm lời”, hai cha được quyền sử dụng nhà thờ Úc để cử hành Thánh lễ bằng tiếng Việt, và mượn các cơ sở của nhà xứ làm nơi sinh hoạt cho người Công Giáo VN. Như vậy, “nhà thờ cha San” tức là “nhà thờ St Joseph, Collingwood”. Thời gian đầu, Cộng Ðoàn Công Giáo Gio-an Hoan chưa có Ban Mục Vụ, mà tất cả mọi việc đều mỗi người một tay. Riêng anh Hoàng Văn Ðịnh thì tham gia cả “hai tay” cho nên đã được mọi người gọi một cách nửa quý trọng nửa thân mật là “Trùm Ðịnh”. Tôi và anh Ðịnh – hoặc viết một cách chính xác hơn là “tôi và nhà tôi và anh chị Ðịnh” – thân nhau một cách hết sức mau chóng. Có hai nguyên nhân, quan trọng ngang nhau: (1) tôi và anh Ðịnh cùng xuất thân từ Ðệ tử viện DCCT ở Rạch Dừa, (2) nhà tôi và chị Ðịnh – mỹ danh Thái Hòa – đều là người vui tính, vui miệng, vui chuyện “non-stop”; cho nên những buổi hàn huyên ở sân nhà thờ sau thánh lễ có khi còn dài... hơn cả thánh lễ! Mặc dù năm tôi vào Ðệ tử viện (1960), anh Ðịnh không còn ở đó nhưng chúng tôi có khả năng “hiệp thông” trong kỷ niệm. Chẳng hạn, anh Ðịnh kể lại rằng những hàng dừa quanh các sân đá banh, và hàng na (mãng cầu ta) sau khu nhà tắm của các chú, là do lớp anh trồng, để sau này chúng tôi được “hưởng” (thực chất là hái trộm, mà “dân chơi Rạch Dừa” ngày ấy gọi là “cao-bồi na”, “cao-bồi dừa”!) Bên cạnh đó, anh Ðịnh còn học chung lớp với hai “cha” của phía thông gia với họ ngoại của tôi, là cha Trị và cha Lãng (em cha Ðỉnh, nguyên Tuyên úy Trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt, tử thương vì mìn trên đường Sài Gòn – Ðà Lạt), cho nên trước lạ sau quen! Xét về “ngoại hình”, anh Ðịnh là một người cao lớn, tướng tá “lực điền”, đã ăn to nói lớn lại nói bằng giọng Huế đặc, không văn chương hoa lá cành lại còn thẳng tính, cho nên khi mới quen nhau, tôi nói với chị Thái Hòa – một người rất duyên dáng khả ái - rằng chị đã “trao duyên lầm tướng cướp”! Nhưng chẳng bao lâu sau, tôi biết chính mình mới lầm!
* * * Khoảng năm 1984, Cộng Ðoàn Công Giáo Gio-an Hoan thành lập Ban Mục Vụ đầu tiên. Dĩ nhiên, “Trùm Ðịnh” làm Trưởng Ban, còn tôi phụ giúp anh trong chức vụ Thư Ký. Về sau, anh được thăng quan tiến chức, làm Chủ tịch đời thứ nhì của Cộng Ðồng Công Giáo Việt Nam tiểu bang Victoria. Giờ này nhớ lại, tôi thấy mình đã chẳng phụ giúp anh được gì nhiều, ngoài công việc ghi biên bản các buổi họp. Thậm chí khi anh đứng ra tổ chức đại nhạc hội gây quỹ cho tổ chức “Médecins Sans Frontières”, nhờ tôi làm MC, tôi cũng tìm cách trốn tránh, khiến hai anh em có một thời gian không vui vẻ với nhau. Nhưng nói là “giận” thì anh Ðịnh không bao giờ giận tôi, và có lẽ anh cũng chẳng giận ai trên cõi đời này. Anh ăn ngay nói thẳng, cha cụ cũng chẳng kiêng dè, nhưng nói xong thì thôi, không để tâm. Anh đã chăm việâc “đạo”, lại chăm cả việc “đời”, là một giáo viên rất uy tín trại trường trung học Úc nơi anh giảng dạy, cũng như trong Hội Giáo Chức Việt Nam tại Victoria.
* * * Là dân “cổ trắng”, nhưng anh Ðịnh lại là một “handyman” chăm chỉ hiếm thấy, từ sửa sang nhà cửa cho tới trang bị “hãng may” cho vợ. Tôi không thể giả dối để viết rằng bất cứ cái gì, việc gì anh Ðịnh làm cũng “perfect”, nhưng ít ra cũng không đến nỗi “lợn lành chữa thành ngựa què”, nghĩa là không đẹp nhưng hữu dụng! Ðã chăm chỉ, anh lại có sức khỏe hơn người. Có thời gian ban ngày anh đi dạy học, ban đêm làm “security” cho hãng xưởng, với số lương còn nhiều hơn cả lương giáo viên! Thấy tôi nhà nghèo vợ dại con đông, anh rủ tôi bỏ cái “job chết đói” để vào làm security với anh. Tôi trả lời: -“Anh to con tốt tướng thì rượt quân gian nó mới sợ bỏ chạy, còn tôi thì chắc nó rượt mình chạy!” Mặc dù anh giải thích rằng công việc chính chỉ là ngồi trong “control room” theo dõi các màn ảnh CCTV, sau đó tôi cũng không dám đổi nghề.
* * *
Khoảng đầu thập niên 1990, khi anh chị em trong Gia đình An-phong Sydney xuống thăm Melbourne, thì một buổi “khilykhitô” linh đình đã được tổ chức tại nhà anh chị Ðịnh để đón tiếp; và sau đó buổi “khitôkhily” để từ giã thì diễn ra ở tư thất anh “Tám Camille”. Chuyến “nam du” của Gia đình An-phong Sydney đã đem lại ít nhất một kết quả chính thức và hai kết quả bên lề. Kết quả chính thức là việc thành lập Gia đình An-phong Melbourne (dĩ nhiên, “Trùm Ðịnh” làm sếp); còn hai kết quả bên lề là: thứ nhất, T. Rạch Dừa đã được gặp lại bạn cũ là Thành (Thông), cùng lớp ở Rạch Dừa ngày xưa với cha Joseph Trịnh Ngọc Hiên; thứ hai, hóa giải được “oán cừu” giữa nhà làm đài phát thanh Vũ Nhuận của GÐAP Sydney, và nhà báo Lão Ngoan Ðồng của GÐAP Melbourne. Thật đúng là đánh nhau u đầu sứt trán rồi mới nhận ra nhau cùng là con cháu Thánh phụ An-phong! Sau khi GÐAP Melbourne được chính thức thành lập, lễ kính Thánh phụ hàng năm đã được luân phiên tổ chức tại tư gia các thành viên, và trong các dịp này, anh Ðịnh luôn luôn thiết tha kêu gọi anh em đóng góp để giúp đỡ Dòng Mẹ ở Việt Nam, nơi xuất thân của mình ngày xưa. Thời gian này cũng là thời gian cha Cao Ðình Trị, cùng lớp với anh Ðịnh, đang làm Giám Tỉnh ở VN cho nên anh em cựu đệ tử ở Melbourne cũng gọi đùa anh là “Cha bề trên” của Melbourne! Cha bề trên “khéo tay hay làm” đã thực hiện một cái bệ và khung hình “không người lái” với đèn màu chớp lòe nhiều kiểu khác nhau để lộng hình Thánh phụ An-phong, sau thánh lễ sẽ “ngự” lại nhà thành viên một năm. Thêm một chi tiết mà những ai từng quen biết anh Ðịnh không thể quên là anh không bao giờ nhắc tới “Chúa” mà quên nhắc tới “Mẹ”. Sau này chị Ðịnh cho biết những lời cuối cùng của anh trên giường bệnh cũng là kêu tên “Chúa, Mẹ”. Theo tôi, có hai cách giải thích: một là anh Ðịnh kính mến Ðức Mẹ quá sức, hai là anh muốn “chắc ăn”, không theo “đường bay thẳng” mà theo “đường bay cong”, bởi vì một khi có lời cầu bầu của Mẹ, chắc chắn Chúa sẽ “favour”!
* * *
Vào một ngày cách đây đã 9 năm, tôi tới tòa soạn một tờ báo Công Giáo “bán chính thức” thì được cho biết là anh Ðịnh đã mất vì bạo bệnh. Nhưng sau đó tìm hiểu thì được biết anh đang nằm bệnh viện. Khi vợ chồng tôi vào bệnh viện chuyên khoa Austin thăm anh, anh rất bình thản và cho biết bác sĩ nói anh phải thay cơ phận thì mới sống được. Mấy tháng sau, thấy tình trạng sức khỏe của mình ra vẻ ngày càng khả quan hơn, anh Ðịnh quyết định rút tên ra khỏi danh sách chờ cơ phận thay thế, để nhường cho những người còn trẻ, phần anh quyết định về nhà, Chúa cho sống thêm ngày nào hay ngày ấy. Và anh đã sống thêm được 9 năm! Bốn năm sau cùng, là thời gian “dọn mình” bởi vì qua những lần nhập viện, anh biết Chúa đang “dọn chỗ” cho anh. Theo lời cha Phao-lô Nguyễn Trọng Thiên, vị linh mục trẻ thuộc Dòng Ngôi Lời, tuyên úy tại các bệnh viện vùng Ðông Bắc Melbourne, người đã bao lần “xức dầu hụt” cho anh Ðịnh, thì anh quả là một tấm gương cho tất cả mọi người vì đức tin mãnh liệt, phó thác mọi sự trong tay Chúa.
* * *
Ngày 10 tháng 6 năm 2011, trong những giây phút cuối cùng tại nghĩa trang Faulkner, trước khi xác thân anh Simon Hoàng Văn định trở về với tro bụi, trong lời vĩnh biệt, tôi đã nhấn mạnh: bên cạnh nỗi xót xa thương tiếc người anh cả, chúng tôi – những cựu đệ tử Dòng Chúa Cứu Thế – cũng vui mừng, hãnh diện vì trong tập thể của mình, đã có một người sống xứng đáng như thế, và khi nhắm mắt xuôi tay đã được nhiều người thương tiếc như anh. Nhân dịp này, tôi cũng nhắc tới điện thư chia buồn của cha Giám tỉnh Vinh-sơn Phạm Trung Thành viết trước đó ba ngày, gửi tang quyến, GÐAP Úc Châu, và Chi hội Ân Nhân DCCT Melbourne, để mọi người hiện diện thấy được rằng: dù Chúa quan phòng cho mỗi người một cuộc sống riêng, một hoàn cảnh khác biệt, một đường đời dài ngắn khác nhau, tất cả chúng ta – tu sĩ hay cựu đệ tử, ở Việt Nam hay hải ngoại, bên này hay bên kia thế giới, cũng chỉ là một – trong Chúa, Mẹ Hằng Cứu Giúp, và Thánh phụ An-phong.
T. Rạch Dừa – Lập đông 2011, Melbourne Bạn có biết?
Lễ Tro sớm/muộn trong năm dương lịch: Theo Wikipedia, thì: Lễ Tro được Giáo hội cử hành vào ngày sớm nhất theo dương lịch là vào 4 tháng 2 (trong các năm có ngày Phục Sinh rơi vào ngày 22 tháng 3) khi Phục Sinh rơi vào các năm 1573, 1668, 1761, 1881 và 2285. Còn Thứ Tư Lễ Tro được cử hành muộn nhất là ngày 10 tháng 3 (khi Chúa nhật Phục Sinh rơi vào ngày 25 tháng 4) của các năm 1546, 1641, 1736, 1886 và 1943 và cũng sẽ xảy ra như thế vào năm 2038. Còn, Lễ Tro chẳng bao giờ xảy đến vào năm nhuận 366 ngày (tức ngày 29 tháng 2) và cũng không xảy đến vào năm 2096. Trong thiên niên kỷ thứ 3, chỉ có duy nhất một Lễ Tro rơi vào ngày 29 tháng 2 là vào năm 2468, 2688, 2840 và 2992. Lễ Tro chỉ rơi vào ngày 29 tháng 2 nếu Chúa Nhật Phục Sinh rơi vào ngày 15 tháng 4 của năm nhuần 366 ngày mà thôi. Bà con cứ cầu Chúa cho sống đến ngày đó để xác nghiệm…
Côrinthô Côrinthô là xứ miền quan trọng về mặt chiến thuật nối liền nhiều thương lộ, ở Hy Lạp. Thời Tân Ước, đây là thủ phủ giàu có mà ngay như Athens cũng chẳng sánh tày về tầm vóc quan trọng, của nước này. Tuy thế, thủ phủ này cũng rất tai tiếng về mặt xấu do đặc tính thiếu đạo đức của một thành phố lớn. Nói chung, thì vì tầm quan yếu lẫn tính cách thiếu đạo đức của thủ phủ này mà thánh Phaolô dùng làm địa điểm để rao truyền Lời Chúa. Thánh nhân để ra những 18 tháng (khoảng thập niên 50 theo niên lịch) và sau đó thánh nhân còn trở lại đây ít là một hai lần. Thư của thánh Phaolô gửi giáo đoàn Côrinthô cho thấy ngài rất quan ngại về phúc lợi của người dân sống ở đó. Thánh nhân cũng đưa ra nhiều nhận thức khá giá trị về các khó khăn mà cộng đoàn dân Chúa gặp, khi sống trong môi trường chung đụng với người ngoài luồng. Và, cả khó khăn về quan hệ giữa thánh nhân với Hội thánh tiên khởi nữa.
Giám mục đoàn: Giám mục đoàn, là cụm từ được đặc biệt sử dụng kể từ ngày có Công Đồng Vatican II diễn tả thực quyền uỷ thác cho các Giám mục. Các Giám mục Hội thánh Công giáo vẫn kết hiệp với Đức Giáo Hoàng. Chỉ Đức Giáo Hoàng mới có quyền tối cao và phổ cập đối với Hội thánh toàn cầu và ngài sử dụng quyền này cách độc lập. Ngài có trọng trách tối cao để giáo huấn và làm mục vụ cho toàn Hội thánh. Cộng thêm đó, là quyền riêng biệt cũng như quyền tài phán của từng giáo phận hầu đem lại lợi ích cho dân con trong giáo phận, các Giám mục đều có quyền quyết định về sự tốt lành tạo cho toàn thể Hội thánh toàn cầu.
Quyền của Giám mục đoàn được thể hiện theo cách long trọng tại hội đồng đại kết và theo nhiều cách khác, nhưng còn tuỳ sự đồng thuận của Đức Giáo Hoàng hay không vẫn là chuyện cần.
Sách Tiên tri Malaki Rõ ràng, sách tiên tri Malaki xuất hiện vào những ngày Đền thánh Giêrusalem được xây dựng sau lưu đày Babylon, tức vào tiền bán thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Tiên tri Malaki trút lên đầu người Do thái thời ấy việc họ lơ là trong phụng thờ Giavê Thiên Chúa như Giáo ước thiết lập với Chúa. Tiên tri Malaki cũng cảnh cáo mọi người về việc Chúa sẽ giáng phạt và nói về quyền uy cứu độ của Ngài. (x. Mal 4: 2-3)
Êphêsô Êphêsô, trước đây là một trong các thủ phủ quan trọng thuộc các tỉnh do người La Mã thống trị. Thủ phủ này cũng là trung tâm mậu dịch quan trọng bậc nhất nhưng mang tên khác như Inter Alia, vì có đền thờ thần Artemis (tức Diana). Êphêsô có số người Do thái khá đông quây quần sống ở đây và trở thành trung tâm quan trọng của Kitô giáo, thời trước. Thánh Phaolô cũng ghé Êphêsô nhiều lần và thánh nhân trở lại đây lần thứ nhì sau hành trình mục vụ kéo dài (x. Cv 18: 19-21). Thánh Phaolô sống ở đây suốt hai năm trời viết cho cộng đoàn ở đây nhiều thư mục vụ rất giá trị (Cv 19: 1-10). (Thiên Ân sưu tầm)
THẦN Ô UẾ Năm 2005, tôi có dịp sang Úc, sau những ngày làm việc, tôi ghé qua nhà người em của tôi đang định cư tại châu lục rộng lớn này. Chuyện là gia đình em tôi có quen rất thân với gia đình hai ông bà người Úc đã lớn tuổi, thân đến mức họ coi gia đình em tôi như ruột thịt. Được tin tôi qua Úc, hai ông bà dặn em tôi phải dành cho hai ông bà một bữa cơm gia đình, thế là tôi được mời đến dùng bữa tại nhà ông bà. Trước khi đi, em tôi đã nhẹ nhàng dặn trước, nhà hai ông bà có nuôi đủ thứ con vật trong vườn và rất thích được dẫn khách thân quí đi thăm. Quả thật khi đến nơi, ông vui vẻ dẫn tôi đi thăm nhà rồi ra thăm vườn, đi đến đâu tôi cũng tỏ vẻ ngạc nhiên và khen ngợi. Sau khi đi được đúng ba nơi nuôi các loại động vật như thỏ, cá, chó, đứa cháu gái, con của em tôi, lúc ấy khoảng 15 tuổi kéo tôi riêng ra một chỗ, cô bé phản ứng với tôi về cách khen ngợi của tôi, cô bé bảo là cô bé biết tôi đã không khen thật lòng, và tỏ ý không chấp nhận về thái độ giả vờ xã giao ấy. Lần này thì tôi ngạc nhiên thực sự, một kẻ đã ngoài 50 lại bị một con bé 15 “sửa lưng” cho đâu ra đấy ! Thế nhưng, ngẫm nghĩ thấy con bé chỉnh mình quá đúng, tôi không còn cách nào hơn là xin lỗi cháu và giải thích đôi điều, nhưng dù tôi có nói thế nào đi nữa thì cháu vẫn cho rằng đó không phải là cách giao thiệp đúng đắn. Câu chuyện làm tôi nhớ mãi, nó để lại trong tôi một ấn tượng sâu xa về giáo dục. Mình đang sống trong một thế giới nói dối quá nhiều và nói dối đủ mọi mặt, nên mình đã đánh mất cái nhạy cảm về Sự Thật, nhất là sự thật ngay trong những việc cỏn con nhất. Cháu gái tôi cũng như trẻ em ở các nước phát triển được hưởng một nền giáo dục sống Sự Thật, chê ghét việc gian dối, cho dù là dối xã giao, dối chơi cho vui, dối không hại ai ! Vì thế, các thế hệ nối tiếp nhau ra đời, đảm nhận lấy một xã hội không hề biết đến nói dối. Đã có nhiều dự án của Việt Nam chúng ta bị mất uy tín với các tổ chức thế giới vì có những điều không minh bạch trong việc xây dựng và thực hiện dự án. Kể cả dự án của một số tổ chức Công Giáo chúng ta. Bảy năm sau, cô bé năm xưa đã 22 tuổi, cháu tốt nghiệp đại học ngành Sư Phạm, trước khi nhận nhiệm sở để bắt đầu một niên học mới, cháu về thăm quê hương của bố mẹ và thăm bà nội cháu là mẹ của tôi. Chuyến thăm Việt Nam mới đây của cháu vỏn vẹn chỉ có 6 ngày nhưng đã gây cho cháu những ấn tượng mạnh và làm thay đổi hẳn cách nghĩ, nếp nghĩ và cả nếp sống của cháu.Trong một lần được một người chị bà con ở Việt Nam dẫn đi uống nước, có một chú bé đến mời mua vé số, hai chị em đã lựa mua mấy tờ vé số vì thấy tội nghiệp chú bé nghèo. Vừa nhận tiền xong, chú bé bán vé số giật luôn mấy tờ khách đã lựa mua rồi bỏ chạy. Chỉ vậy thôi mà cô giáo tân khoa Việt kiều bị bất ngờ và hoảng loạn vì sốc, cháu đòi về nhà ngay, vào phòng đóng cửa lại, giữ thinh lặng mấy giờ liền. Đến khi lấy lại được bình tĩnh, cháu gọi điện về Úc hỏi ông bố: “Tại sao vậy ?” Một lần khác, tôi dẫn cô cháu gái ấy đi thăm Nhà Giêrađô, nơi chăm sóc các chị em đơn thân bị bỏ rơi sau khi mang thai. Gặp gỡ trò chuyện với các bạn đồng trang lứa tại đó, cô giáo về nhà cứ trầm ngâm suy nghĩ mãi, hôm sau cháu lại gọi điện về Úc để hỏi bố: “Tại sao vậy ? Tại sao người ta không dạy các bạn đó cách phòng vệ để không bị lạm dụng ? Tại sao người ta không dạy các bạn đó hiểu biết về thân xác và tính dục ?” Lại nữa, khi được dẫn đến viếng Lăng Anh Hài, nơi lo hậu sự cho hàng trăm thai nhi bị phá mỗi ngày mà chúng tôi thu tập được, nơi có một Nhà Nguyện được xây dựng bằng những viên gạch chứa tro cốt của các thai nhi đã được thiêu. Cô bé đã nghẹn ngào và lại gọi điện về hỏi bố: “Tại sao vậy ? Tại sao người ta lại giết con trẻ ?” Sau chuyến về thăm quê hương ấy, trở lại Úc, cháu gái tôi đột nhiên thay đổi hẳn cách sống, đứng đắn hẳn lên, không còn mè nheo nhõng nhẽo với bố mẹ, chấp nhận những gì đang có và gìn giữ cẩn thận, không còn vòi vĩnh điều này điều kia, không bỏ phí những gì đang còn dùng được, luôn nhắc đến Việt Nam và những gì cô bé chứng kiến với nỗi trăn trở xót xa cho một xã hội bế tắc quá nhiều mặt. Em trai tôi tìm dịp để nói với cháu: “Đó là quê hương của bố, nơi bố sinh ra và lớn lên, bố yêu quê hương tha thiết, bố day dứt ngày đêm về quê hương của mình, vế những người thân yêu của bố đang sinh sống bên đó. Bỏ quê hương để ra đi lập nghiệp ở một nơi khác, bố đau lòng lắm, nhưng cũng chỉ vì những điều con đã thấy, cũng mới chỉ là một phần nhỏ thôi, mà bố đã phải đành đoạn ra đi. Và bây giờ thì con hiểu rối đấy, đó là lý do tại sao DCCT của bác con bên Việt Nam phải lên tiếng, không thể cứ mãi im lặng...” Bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay nói đến Thần Ô Uế, hẳn chúng ta sống chung với “nó” lâu quá, sâu quá nên chúng ta mất nhạy cảm ? Không nói Sự Thật, giao tiếp xã hội không còn thật nữa. Lường gạt, lạm dụng, bỏ rơi, hất hủi, loại trừ người khác. Giết người dù chỉ là một bào thai với cả trăm ngàn lý do biện minh, đều là những hoạt động của Thần Ô Uế. Chúa Giêsu với quyền năng của Ngôi Hai Thiên Chúa, chính Ngài sẽ trục xuất chúng ra khỏi chúng ta, giải phóng chúng ta khỏi quyền lực áp chế của Nó. Và Ngài sẽ ban cho chúng ta Tự Do của con cái Chúa. Hãy chạy đến với Ngài, đón nhận Ngài làm chủ đời ta.
Lm. VĨNH SANG, DCCT, 28.1.2012
Giọng cũ xa gần Dân Gầy phụ trách *Cũng là nguyện cầu: Lời cầu này dĩ nhiên đâu từ nhà Đạo. Lại càng không phải của con cái hoặc dân con thánh tổ, rất An Phong. Lời cầu của ai đâu sao mà ghê gớm thế? Hãy cho xem thử coi có hay ho gì không? Vâng, mời quý độc giả/độc thiệt theo dõi giòng thơ bên dưới, sẽ thấy ngay: Lời Cầu Nguyện Của Người Đàn Bà Lạy Chúa, xin ban cho con sự khôn ngoan, tình yêu thương và tính nhịn nhục. Con cần sự khôn ngoan để hiểu được chàng. Con cần tình yêu thương để tha thứ cho chàng. Con cần tính nhịn nhục để chịu đựng được tính nết thất thường của chàng. Con không dám xin thêm sức mạnh vì e rằng có ngày con sẽ đập chàng chết tươi. *Tin buồn đến mau tới tấp vào ngày đầu năm. Gia đình An Phong Hoa Kỳ năm nay nhận được nhiều tin chợt nghe đã thấy buồn. Nhưng, suy đi nghĩ lại cũng thấy đây là ân huệ Chúa phú ban. Ân huệ, là ơn cũng rất huệ, có hồng tang xảy đến với gia đình anh Vũ Văn Hiển và Vũ Huy Thông. Thôi thì, toàn gia An Phong khắp nơi ta cứ cụm đầu nguyền cầu cho các cụ nay an lạc nơi thiên quốc sẽ cúi xuống cầu bầu cho bà con mình, cũng mau thôi. Trong tâm tình hiệp thông nguyện cầu, xin đọc tiếp những tin… tức từ chốn hồn hoang rất Hoa Kỳ, như sau: Thưa quí anh chị, Ban Phục Vụ còn "thiếu nợ" quí anh chị bài phóng sự kèm hình ảnh ngày mừng lễ Kim Khánh Linh Mục (50 Năm) của Cha Giuse Châu Xuân Báu, CSsR, hiện là Linh hướng của Học Viện DCCT tại Houston. Xin quí anh chị cho khất nợ đã, vì năm hết tết đến có quá nhiều việc cần giải quyết, nhất là sửa soạn cho sự chào đời của Tập San An-Phong Tết Nhâm Thìn. Nhưng vì "nghĩa tử là nghĩa tận", Ban Phục Vụ phải thông báo ngay đến quí anh chị tâm tình xúc động sau đây: Hôm qua, Thứ Bảy 14/1/2012, đại gia đình CĐT Vũ Huy Thông tại Nam Cali đã tiễn đưa người thân yêu là CĐT Vũ Văn Hiển đến nơi an nghỉ cuối cùng. Gia Đình CĐT Nam Cali đã đến dâng thánh lễ an táng và tiễn biệt anh Hiển tại nghĩa trang Chúa Chiên Lành (xem hình attached). Trong khi đang ở nghĩa trang, Ban Phục Vụ lại được thông báo thân mẫu của các CĐT Hiển và Thông là Cụ Bà Maria Nguyễn Kim Thìn cũng vừa qua đời, hưởng đại thọ 97 tuổi. Chương trình tang lễ của Cụ Bà như sau: * Thứ Sáu, ngày 20 tháng 1 năm 2012, phát tang, cầu nguyện và thăm viếng từ 10:00AM-8:00PM, tại Nhà quàn Peek Family, Room # 2, số 7801 Bolsa Ave, Westminster, CA. 92683 (góc Bolsa & Beach). * Thứ Bảy, ngày 21 tháng 1 năm 2012, Thánh lễ An Táng lúc 7g15 AM, sau đó linh cửu sẽ được hạ huyệt tại nghĩa trang Chúa Chiên Lành (gần với con của Cụ là CĐT Vũ Văn Hiển). Thưa quí anh chị, có những lúc gia đình của mỗi chúng ta có thể phải đón nhận nhiều "thánh giá và thử thách" tinh thần và vật chất trong cuộc sống, tưởng chừng không qua nổi. Đại gia đình họ Vũ của CĐT Vũ Huy Thông đang trải qua giai đoạn đó, đang đón nhận một "biến cố đại tang" khi mà cả thân mẫu và người con cùng được Chúa gọi về cách nhau một hai tuần. "Mọi việc Chúa để xảy ra" theo ý của Ngài đều có một bài học có lợi cho khía cạnh tâm linh của chúng ta. Để hiệp thông với đại gia đình họ Vũ của CĐT Vũ Huy Thông, thân mời quí anh chị bớt chút thời giờ đến dâng thánh lễ an táng để cầu nguyện cho Cụ Bà Maria và chia sớt đau đớn của người anh em chúng ta. Nguyễn Hùng Cường, e.j. Ps. Trong hình, anh em CĐT đang hát với Hiển lần cuối cùng bài "Ớ Đệ Tử, và Salve Regina."
*Bút tích người anh em ở quê nhà Thật ra, đây chỉ là thông tin về sự hiệp thông hỗ trợ giữa anh em cùng nhà. Nhà An Phong dấu yêu mà ta gọi là Gia Đình An Phong, rất quê nhà. Và, hôm nay, người nhà An Phong lại đã nghe những tâm tình rất yêu dấu như sau:
Kinh tham quy anh chi trong Gia Dinh An Phong Sydney, Chieu nay em da nhan duoc 11 trieu roi. Em duoc biet y dinh cua an nhan co lien quan den truyen giao nen em xin duoc su dung 10 trieu de lam 2 tu sach Gierado gui tang cac em thieu nhi 2 Giao Xu ngheo o mien que (tu sach gom sach Dao, truyen tranh Kinh Thanh, hanh cac Thanh va sach giao duc lam nguoi rat can cho cac em thieu nhi va thieu nien trong boi canh xa hoi be bet ve giao duc hien nay o VN), con lai 1 trieu thi giup cho benh nhan ngat ngheo. Chuong trinh Tu Sach Gierado den nay da lam duyoc hon 100 Tu Sach sau 6, 7 nam, bay gio mot Tu Sach chi phi het 5 trieu dong voi gan 400 dau sach thieu nhi. Em mong tin quyet dinh cua quy anh chi em. Em het long biet on.
Lm Lê Quang Uy DCCT Trung Tâm Mục Vụ DCCT Sàigòn
*Và một bút tích khác từ người anh em ở cao nguyên: Gọi là bút tích, nhưng bút và tích này cũng rất thân thương vì ít thấy, rất như sau: JMJA
"Vi men Chua va yeu thuong cac linh hon" Ban Tha`nh quy men, Minh rat cam dong ve nghia cu cua anh em CDT ben do. Cach rieng Tha`nh da nho den minh, cu the hon la sau lung minh la dan con dan toc. Cam on ban rat nhieu va anh em CDT. Xin cho minh chuyen loi cam on den quy anh ben do va loi cau chuc suc khoe - binh an va tran day an loc cua Duc Kito! Uoc gi ngon lua truyen giao noi long anh em cung hun duc minh hang say tren canh dong truyen giao vung dan toc nay! Trong buoi Tat nien cua Tinh Dong, minh co gap duoc anh Nhuan va gia dinh ve an Tet Viet Nam, chi kip chao va noi vai ba cau thoi. Thuong tham moi nguoi trong gia dinh ban Thanh nhe, xin Chua chuc lanh va gin giu luon! Ban co the chuyen tien qua compte cua thay Thuan (lop minh), dang lam quan ly cua Nha Ky Dong:
Pham Cong Thuan So Tai khoan: 007.100.4795958 Ngan Hang Ngoai Thuong Viet Nam Chi nhanh Thanh pho Ho Chi Minh Than ai trong JMJA, Joachim Nguyen Duc Mang
*Và, thêm một trần tình, từ Huế mình:
Anh Trần Ngọc Tá vừa chuyển cho DânGầy lá thư tâm tình của người em thân yêu ở Việt Nam, Lm Nguyễn Quang Duy, Bề Trên nhà Huế với lời lẽ dễ thương như sau:
Anh Tá kính mến, Trước hết có lời chào tham gia dinh Anh và các bạn. Cầu chúc mùa xuân mãi ờ với mọi người. Sau nhờ Anh Tá chuyển đến Gia dinh An phong chi hội Sydney lời cám ơn của Duy. Vì dịp Tết Duy có nhận quà cho người nghèo từ Anh em CDT Sydney (11,150-000 dvn).Tinh thần An phong nối kết nhau bằng lời cầu nguyện. Những ngày này, Nhà Huế đang khởi đầu cho năm cầu nguyện hướng về ngày kỷ niệm 50 năm cung hiến Nhà thờ ĐMHCG-Huế (12.8.1962 - 12.8.2012) và có lục lại các đồ cổ để chuẩn bị một kỷ yếu nhỏ và và phòng trưng bày truyền thống. Do chiến cuộc, do thiên tai, mất mát nhiều quá! Ước mơ anh em Cdt mình có cái gì về Huế (hình ảnh hay kỷ niệm xa xưa) góp phần.
Thân thương. Lm nguyễn Quang Duy DCCT Huế
Lời bàn của Dân Gầy: Dân Gầy tui chẳng có kỷ niệm quý giá nào từ Huế ngoài tấm lòng. Mà lòng mình lại cứ lòng thòng, nên cũng khó. Tuy nhiên, vẫn xin chuyển đến bà con, anh em xem ai có gì thì cứ gửi. Chắc chắn Nguyễn Quang Duy nhà mình sẽ trân trọng. Xin mời. Và kính mời.
*Phải chăng là “phát giác kinh khủng”? Có những điều được đưa lên báo giấy hay báo điện tử, chỉ để cười. Chẳng hạn như, những bài thơ cùng… thẩn rất vớ vẩn mà DIA lâu nay vẫn hay đăng để bạn đọc có đôi ba giây phút thư giãn…xương cốt và đầu óc. Nay, những giòng chảy ấy không là thơ hoặc…thẩn mà là văn xuôi, rất không ngược. Không tin, mời bạn cứ dán mắt vào những hàng chữ này, sẽ thấy ngay.
Đặc biệt, dưới đây là chuyện cấm các vị còn độc thân hay vẫn muốn thân mình cứ độc… rất tự lập:
CHỦ NHẬT CƯỜI: Những “khám phá” thú vị về đàn ông và đàn bà!
Sự so sánh thú vị về đàn ông và đàn bà: - Đàn ông muốn hư hỏng phải có tiền; đàn bà muốn có tiền phải hư hỏng. - Đàn bà thích nhiều thứ ở một người đàn ông; đàn ông lại chỉ thích một thứ ở nhiều người đàn bà. - Đàn ông lúc nào cũng muốn nhưng không phải lúc nào cũng có thể; đàn bà lúc nào cũng có thể nhưng không phải lúc nào cũng muốn.
Sự giống và khác nhau giữa Vợ và điện thoại di động: Giống: 1. Ðều có thể ré lên bất thình lình 2. Thuờng có tin nhắn giống nhau 3. Có nhiều chức năng chẳng bao giờ sử dụng 4. Dễ làm nguời ta choáng váng khi nhìn thấy hoá đơn 5. Có rất nhiều phụ tùng chả bao giờ dùng tới 6. Bấm vào là gào lên 7. Ngưng hoạt động khi không được đóng tiền 8. Thuờng là nguyên nhân gây ra tai nạn khi ở trên Xe hoi
Khác: 1. Máy càng mới càng bé, vợ càng cũ càng to 2. Máy có thể tự chụp hình, vợ thì không. 3. Ta có thể tắt điện thoại, nhưng không thể bắt vợ im tiếng.
Giống nhau giữa Chồng và điện thoại di động 1. Càng cũ càng phải charge lâu 2. Thời gian charge lâu hơn là quảng cáo 3. Có khả năng hay hết pin lúc đang xử dụng 4. Hay nổ bất thình lình 5. Càng cũ thời gian làm việc càng ngắn
Khác nhau về cách sử dụng Ðiện Thoại: 1. Máy của vợ để kiểm tra ta đang ở đâu, làm gì. Máy của ta im lặng khi bị vợ gọi ( hehe ) 2. Máy của vợ dùng chuông reo, máy của ta để rung 3. Máy ta mở khi máy vợ tắt 4. Máy của vợ lưu trữ những số cần nhớ, máy của ta những số cần nhớ không nên lưu, ta học thuộc lòng 5. Khi chuông điện thoại reo, vợ nhìn màn hình, còn ta nhìn xem vợ đang ở đâu 6. Khi mất máy, vợ báo ngay cho tổng đài, còn ta báo động ngay cho mấy nguời “ bạn ” 7. Vợ gọi ÐT để nói, ta gọi ÐT để nghe 8. Vợ nói to khi có chuyện quan trọng, ta thì càng quan trọng càng nói nhỏ.
*Và một siêu tầm khác, nhưng là thơ mà không thẩn, cũng chẳng thẫn thờ, lờ đờ như ông ngáo… Và, có … âm vang của một hồn thơ lai láng, rất ngán… vợ? Xin mời và xin mời đọc, chứ không yêu cầu đồng thuận với những gì nhà thơ lẩm cẩm, nói rất… phong phóc!
Giải trí cuối tuần.
ĐỌC BÁO Hôm qua, đọc báo thấy uống bia có hại cho sức khoẻ, thế là bỏ uống bia. Hôm qua, đọc báo thấy hút thuốc có hại cho sức khoẻ, thế là bỏ hút thuốc. Hôm qua, đọc báo thấy ăn bánh bao có nhân làm từ giấy carton, thế là bỏ ăn bánh bao. Hôm qua, đọc báo thấy ăn nước tương có chất gây ung thư, thế là bỏ ăn nước tương. Hôm nay, đọc báo thấy tình dục có hại cho sức khoẻ, thế là bỏ …đọc báo.. SUU TAM TREN NET
*Tựu trung cũng là: thơ đi thơ lại, rất mến thương: Thư từ đi lại giữa thành viên gia đình An Phong bao giờ mà chả mến thương. KHông tin, mời bạn cứ đọc những giòng chữ ở bên dưới, sẽ thấy ngay:
Cho em xin chuyen email cua Xuan Thu den anh em Gia dinh An Phong Sydney.
Cung nhu anh Linh da noi - vi Lm Xuan Thu lam viec trong rung cho nen rat kho lien lac. Cam on anh Linh da co gang lien lac va tim ra duoc Xuan Thu o Bao Loc.
-eLam Co ai biet Xuan Thu su dung iPad cua ai de gui email khong?
---------- Forwarded message ---------- From: Nguyen Xuan Thu <johnmariaxthu@gmail.com> Date: 2012/2/6 Subject: Re: Lam Nguyen To: "lamteck@gmail.com" lamteck@gmail.com
Cam on Lam , Minh da nhan duoc tin roi. . Nhung Minh xin dinh chin la so tien Minh nhan la: hai muoi hai trieu mot tram tam muoi dong VN
Ban Lam oi ! Tri an ta on Thien Chua , cam on Me Maria , Thanh AnPhong ,Cam on ban Lam cung cac anh chi em trong Gia dinh AnPhong . Sang nay sau le an tang ong co cua mot Nguoi anh em trong dong va nhu da hen truoc voi chi Ha ,Minh da nhan so tien la hai muoi mot trieu mot tram tam chuc Ngan VN . Sau do co mot tieng thi lai duoc noi chuyen voi anh Linh ve nhung du tinh giup Tao cong an viec lam cho cac em Dan Toc ,Noi Chung het long cam on anh em da thuong nang do nhau trong cong viec truyen giao phuc vu cac Linh hon . Nguyen xin Thien Chua chuc lanh cho tat ca anh em va Gia dinh anh em Nguyen Luon men nhau trong thanh le va kinh nguyen .Than ai trong Chua Giesu Cuu The
Gioan Maria Nguyen Xuan Thu DCCT Đà Lạt
2012/2/4 Nguyen Xuan Thu <johnmariaxthu@gmail.com>
Ta on Thien Chua , cam on Lam va anh em cuu de tu DCCT Uc sang nay Minh da noi chuyen voi anh Linh va nhan duoc dia chi lay tien. Thu hai nay Minh di Bao Loc Minh se ghe lay. Nguyen xin Thien Chua chuc lanh cho tat ca anh em va Gia dinh anh em
*Và báo cáo của người em, rất Nguyễn Kim Linh: Kim Linh vẫn là người em rất quý mến, ở Sydney. Chính anh đã tình nguyện đem quà về VN giao cho các thí điểm truyền giáo rất xa xôi, diệu vợi. Hoan hô Kim Linh, nhiều cái. Cảm ơn Kim Linh, nhiều ngày. Và, dưới đây là giòng thư tâm tình của Kim Linh:
Công việc đã hoàn tất, đã chuyển xong VND 55,380,000 (AUD 2515.00)
29/1/2012 nhận tiền30/1/2012 chuyển thành tiền VND, tìm liên hệ để giao tiền1/2/2012 Lm Lê Quang Uy đã cử người đến nhận VND 11,000,000 tại Gò Vấp (thuận tiện hơn cho cha)3/2/2012 chuyển khoản cho Lm Nguyễn Đức Mầng VND 22,200,000 qua tài khoản của Thầy Phạm Công Thuần (theo ý của anh Thành)7/2/2012 giao tận tay cho Lm Xuân Thu VND 22,180,000 tại nhà thờ Thánh Tâm, Bảo Lộc (rất khó tìm được vị này, vì không có sóng điện thoại, may mắn xuất hiện nhờ đi dám tang tại Bảo Lộc)
Báo để các anh chị biết Augustin Nguyen
*Và thư tâm tình của Chánh Văn Phòng Tỉnh Dòng VN, Lm Đinh Hữu Thoại Một trong các thí điểm truyền giáo khá quan trọng của Tỉnh Dòng VN bây giờ là Truyền Thông Cứu Thế, tức rao giảng bằng truyền thông, rất đại chúng. Năm nay, Chi hội Sydney cũng đã nhớ đến anh em trong thí điềm, tuy hơi chậm. Và nhân dịp này, chi hội Sydney nhận được thêm tâm tình của người anh em ở nhà, rất như sau:
Chào bác,
Không ngờ bác làm việc nhanh quá! Sáng nay họ đã đưa đến và con đã nhận $8.852.000 VND. Nhờ bác chuyển lời cám ơn của Truyền thông Chúa Cứu Thế (VRNs) đến Gia đình Anphong Sydney. Xin Chúa, qua lời chuyển cầu của Cha Thánh Anphong và Mẹ Hằng Cứu Giúp, ban muôn ơn lành trên các gia đình thành viên GĐAP Sydney.
Một chút thông tin: Tỉnh Dòng đang diễn ra Hội nghị các Bề trên suốt tuần này. Xin mọi người hiệp ý cầu nguyện để Chúa cho Tỉnh Dòng ngày càng phát triển, luôn là chứng nhân của Chúa Cứu Thế trong xã hội VN hiện nay và tương lai.
Kính thư, Giuse Đinh Hữu Thoại, C.Ss.R. 15.02.2012
*Và, thư hồi âm từ người anh linh mục Nguyễn Thọ, ở Châu Ổ Bình Sơn, Quảng Ngãi: Thư của người anh linh mục từ “một nơi xa xôi, với tấm lòng hiền hoà, bình an”, là tâm tình/tự sự của người anh thân thương, trong thánh hội là Hội thánh Nước Trời ở nơi đây cũng như nơi đó, rất như sau:
Châu Ổ ngày 01 tháng 02 năm 2012
Lm Nguyễn Thọ, Phaolô DCCT Kính gửi Quý vị Ân Nhân thuộc chi hội An Phong Sydney,
Thật là một niềm vui và an ủi lớn lao quý vị đem đến qua số tiền $10.853.500 Đồng VN, dấu chỉ tấm lòng ưu ái rộng rãi của quý vị, tôi vừa nhận được lúc 14 giờ, ngày hôm nay! Xin hoan hô cử chỉ đại lượng, và xin chân thành cảm ơn. Cũng xin Cha trên trời trả lại bội hậu cho quý vị.
Đã mấy năm, tôi quen làm quà Tết cho những người trên 60 tuổi, ưu tiên cho những người tàn tật, ốm đau, già lão, túng ngặt.
Thường là đầu tháng 12 Dương lịch, Quý vị hảo tâm đã lai rai gửi đến.
Tuy thế, tin cậy vào lòng rộng rãi của quí vị hảo tâm, và tin vào Chúa Quan phòng, chừng năm bảy ngày trước Tết, tôi đã nhờ chức việc các giáo họ, đến tận nhà, trao quà –trao tiền là thuận tiện cho người ta tự do sắm sửa- trong bì thư.
-Mức chung là: $100.000 đồng -Còn người già, nghèo trên 70 tuổi, tàn tật, ốm đau, nghèo túng là: $500.000 đồng
Cũng có một số người ngoài đạo: tổng số là 431 người =$89.350.000 đồng Tạ ơn Chúa. Tổng thu và tổng chi cho đến hôm nay cân bằng. Xin cảm ơn quí ân nhân.
Lm Nguyễn Thọ, DCCT.
*Biết được là được…sao? Lâu lâu, bạn bè lại chuyền cho nhau những bài thơ nghe…cũng được. Dù chẳng phải là thơ với thẩn. Vẫn chỉ thẩn thơ, lơ mơ đôi ba nhận định, rất dễ nghe. Mời chư vị bạn bè cứ thử nghe xem có thấy “quen quen” hay không, như sau này:
Sống 1 kiếp , Bình An là được . 2 bánh 4 bánh, đi được là được. Tiền ít tiền nhiều, đủ ăn là được. Người xấu người đẹp, dễ coi là được.
Người già người trẻ, miễn khỏe là được. Nhà giàu nhà nghèo, hòa thuận là được. Ông xã về trễ, miễn về là được. Bà xã càu nhàu, chăm lo là được.
Khi con còn nhỏ, dạy dỗ thật nghiêm. Tiến sỹ cũng được, bán rau cũng xong. Sau khi trưởng thành, ngoan ngoãn là được. Nhà to nhà bé, có chỗ ở là được.
Hàng hiệu hay không, mặc được là được. Tất cả phiền não, biết xả là được. Kiên trì cố chấp, biết bỏ xuống là được Sống 1 kiếp người, bình an là được.
Không phải có tiền, muốn gì cũng được. Tâm tốt việc tốt, có thể thay đổi số mệnh. Ai đúng ai sai, Trời biết là được. Tu phúc tu thân, kiếp sau càng tốt.
Thiên địa vạn vật, tùy duyên là tốt Có rất nhiều việc, nhìn xa trông rộng. Mọi người đều tốt, ngày ngày đều tốt. Anh tốt tôi tốt, thế giới sẽ tốt.
Nói tóm lại, tri thức là quan trọng nhất. Nói nhiều như vậy, hiểu được là tốt. Vẫn còn chưa hiểu, xem lại 2 lần !
*Lại chuyện vợ… rất dễ sợ (?) Chuyện vợ, có lẽ là chuyện được mấy ông “rảnh rang” ngồi bàn, sao cho hết. Hơn nữa, mấy ông/mấy “trự” còn làm thơ rất “thẩn”, tẩn mẩn như bên dưới;
Người vợ tốt phải hội đủ các điều kiện như sau: - Phải đẹp gái - Không kiêu sa - Thích ở nhà - Lo nội trợ - Không cắc cớ chửi chồng con - Không phấn son- Không nhiều chuyện - Không hà tiện - Không càm ràm - Phải siêng năng - Không lười biếng - Nói nhỏ tiếng - Biết chiều chồng - Giỏi nữ công - Và gia chánh. - Biết làm bánh - Nấu ăn ngon - Biết dạy con - Ứng xử tốt - Không quá dốt - Không quá khôn - Không ôm đồm - Không ủy mị - Không thiên vị - Không cầu kỳ - Không quá phì - Không quá ốm - Không dị hợm - Không chanh chua - Không se sua- Không bẻm mép - Không bép xép- Không phàn nàn - Không có đâu...- Đừng có hòng mà tìm với kiếm!!!
*Và một tục ngữ cũng thẩn thờ, lờ mờ rất như sau: Cái này là tuyên bố của hội viện hội “Sơ-vơ cũng rất nặng”, như thế này:
Trời và Vợ Có câu “Nhất vợ nhì trời”, trời chưa biết có hay không, chứ dưới trần gian nhất định là vợ luôn... nhất rồi. Vậy giữa vợ và trời có đặc điểm gì chung?
1. Đi nhậu về được vợ tha thứ : Thiên đường. 2. Phòng ngủ không có vợ : Thiên cung. 3. Đi chơi đêm mang theo bồ nhí : Thiên thai 4. Có bồ nhí bị vợ phát hiện : Thiên tai. 5. Bị vợ tát nám mặt: Thiên lôi 6. Trong nhà vợ là Vua : Thiên Hoàng 7. Vợ nói về mẹ vợ : Thiên vị. 8. Lừa vợ lấy được tiền : Thiên tài 9. Chữ nghĩa của vợ : Thiên văn. 10. Suy nghĩ của vợ : Thiên kiến. 11. Dự định của vợ : Thiên thạch. 12. "Sở thích" đi mua sắm của vợ : Thiên phú. 13. Vợ khi còn là người yêu : Thiên thần. 14. Vợ sống dai chưa chết : Thiên định 15. Nơi vợ nên đến ở một mình : Thiên Vương Tinh Cuối đời bất lực vợ gõ giữa đầu : Thiên linh cái
*Có những tư tưởng Cứ tưởng là chân lý để đời. Nhưng thực tình chỉ là những tư và tưởng của riêng mấy ông cụ lụ khụ trong đời nhiều kinh nghiệm. Kinh và nghiệm, rất như sau:
Sự Khác Nhau Giữa Bồ Và Vợ Đàn ông nào cũng có bồ hoặc vợ. Một số người có cả hai… Cùng là phụ nữ, nhưng bồ và vợ nhiều lúc cư xử khác nhau một cách lạ kỳ. Dưới đây, chúng tôi xin thống kê ra vài điểm để bạn đọc so sánh và rút ra kinh nghiệm.
1. Bồ thích rủ ta đi chơi khuya. Vợ luôn bắt ta về sớm. 2. Bồ muốn đưa ta tới các cửa hàng. Vợ đưa ta về nhà bà ngoại của các con. 3. Bồ muốn ta mặc quần áo đẹp. Vợ muốn ta mặc quần áo bền. 4. Bồ thích ta mua quà. Vợ chỉ thích ta mua đồ dùng trong nhà. 5. Khi ta đưa ra một món quà, bồ hỏi bao giờ có quà nữa, còn vợ thì hỏi giá tiền. 6. Đi du lịch xa, vợ mong ngày về, còn bồ thì sợ hãi ngày đó. 7. Vợ nhăn nhó khi thấy bạn của chồng. Bồ giận hờn khi ta giấu bạn ta về nàng. 8. Vợ dọa ly dị. Bồ dọa cưới. 9. Vợ chê ta ít tắm. Bồ chọc quê ta phải tắm một mình. 10. Bồ thích đi xem phim. Vợ thích đi chợ. 11. Bồ lục ví mình cho ta thấy, còn vợ lục ví ta. 12. Ta bảo ta là một người đàn ông vĩ đại… Bồ sẽ vờ tin tuýt xuỵt, còn vợ lai nghi ngờ. 13. Ngày lễ tình yêu, ta đi với vợ, còn bồ đi với ai… Chỉ có quỷ sứ biết. 14. Vợ khen ta khỏe mạnh, còn bồ khen ta đẹp trai. 15. Bồ cùng ta đi uống rượu. Còn vợ đưa đi mua thuốc uống. 16. Vợ hay nói về quá khứ, bồ hay nói về tương lai. 17. Khi cùng nhau chạy dưới mưa, bồ bảo như thế là lãng mạn. Vợ bảo như vậy là điên! 18. Vợ thích dậy sớm. Bồ khoái ngủ muộn. 19. Bồ thích lấy áo ta mặc. Vợ thích lấy áo ta đi giặt. 20. Vợ nhìn đường phố ban đêm nhăn nhó bảo là đông. Bồ thấy vậy reo to lên là vui. 21. Khi ta bị bệnh, vợ mang cơm, còn bồ mang hoa. 22. Khi ta say, vợ ta lo lắng và khó chịu, còn bồ thì cùng ta say. 23. Vợ hay kể đêm qua có trộm định vô nhà. Bồ hay kể đêm đêm có chàng trai đi qua. 24. Ta gọi vợ là bà xã, còn gọi bồ là em yêu. 25. Ta khen vợ ta trẻ, còn bồ thì ta khen đẹp. 26. Đang đi với bồ nhìn thấy vợ ta quay đi - Đang đi với vợ nhìn thấy bồ ta cười bí hiểm. 27. Đi xa, ta điện thoại bảo vợ: “em nhớ khóa cửa”, còn với bồ thì: “em phải đi ngủ sớm”. 28. Với bồ ta không tiếc tiền. Với vợ ta không tiếc thân thể. 29. Bồ thích chó con hoặc mèo con. Vợ ta thích gà vịt đã làm sẵn. 30. Xem film, vợ thì khóc khi thấy những cảnh khổ. bồ… khóc khi thấy cảnh chia tay. 31. Bồ hay nói về tình yêu. Vợ hay nói về cuộc sống. 32. Bồ nhí nhảnh. Vợ đường bệ. 33. Vợ nói yêu ta vì ta đứng đắn. Bồ nói yêu ta do ta hấp dẫn. 34. Với vợ ta kỷ niệm ngày cưới, còn với bồ kỷ niệm ngày quen nhau. 35. Với vợ ta hô to: “Anh yêu gia đình mình” lắm và chỉ thì thầm: “Anh yêu em” với bồ.
Lời bàn của tiểu gia rất “Mao Tôn Cương”: Hình như các lập trường và tư tưởng này còn rất dài, nhiều cây số. Những cây và số hơn 35 nhiều… Vậy thì mời bạn đọc và bạn mình cứ chờ xem… hạ hồi sẽ thấy.
*Tục ngữ, ngữ tục nhưng không tục: Ngôn ngữ về vợ và chồng, làm sao tục! Cùng lắm cũng chỉ là tập tục của ngôn ngữ, mà thôi. Và tập tục ấy, ngôn ngữ này, nay thể hiện như sau:
10 Điều vợ dặn làm trai cho đáng nên trai Mười điều vợ dặn không sai một điều - Thứ nhất không được nhậu nhiều Đúng năm rưỡi chiều là phải....hồi gia - Thứ hai không được lân la Mấy nơi thư giãn mat-xa mát gần - Thứ ba cứ mỗi cuối tuần Chở vợ đi sắm áo quần thời trang. - Thứ tư tiền thưởng tiền lương Lãnh về nộp đủ vợ thương nhất đời - Thứ năm vợ có lắm lời
Cũng phải vui vẻ mà ngồi lắng nghe - Thứ sáu tiền định đổi xe Sắm vàng cho vợ đeo khoe xóm giềng - Thứ bảy la phải thật siêng Giúp vợ chợ búa, nấu ăn giặt đồ - Thứ tám không được có bồ Không được tơ tưởng mấy cô chân dài - Thứ chín không được bạc bài Không chơi đề đóm có ngày......... tan gia - Thứ mười không được bê tha Việc nước chu tất, việc nhà......."đảm đang" Mười điều vỡ dặn rõ ràng Nhớ thực hiện, kẻo lỡ làng đời trai.
PS: Chỉ "Dặn" thôi nhen...không phai "Cấm" và "Yêu cầu" nên muốn làm hay không thì tùy trường hợp và hoàn cảnh mà xử lý nhen các anh!!!!!
*Là thơ lục bát của đời đàn ông: Thơ gì thì thơ. Lục bát hay thất ngôn bát cú, tứ tuyệt …cũng cứ tuyệt. Tuyệt vời hay tuyệt hảo còn tuỳ người viết và người đọc có đồng ý hay chăng.Thơ là thơ với thẩn thế này này:
Con quỳ lạy Chúa trên trời > Sao cho con trốn được người con yêu > Rằng con thiếu nợ đã nhiều > Nàng còn mua sắm đủ điều Chúa ơi ! > Con cày hai dzóp hụt hơi > Người con yêu lại đua đòi chơi xe > Biểu gì con cũng phải nghe > Nếu con cãi lại là te tua đời > Trước đây con tưởng gặp thời > Chúa ban con được tìm người con yêu > Giờ đây thân xác tiêu điều > Đời con phải chịu rất nhiều đắng cay > Thân con chẳng khác trâu cày > Nợ nàng con trả dài dài chưa xong > Con giờ như cá lòng tong > Sụt ba chục ký, ốm nhong, rã rời > Thế mà đâu hết nợ đời > Nấu cơm, rửa chén, bị đòi... tù ti > Người đâu gặp gỡ làm chi > Để cho khổ thế còn gì là Xuân ? > Chúa ơi ! con khổ vô ngần > Chúa mà không giúp là thân con tàn > Con đang thiếu nợ trăm ngàn > Nhìn đồ nàng sắm, hai hàng lệ rơi > Con quỳ lạy Chúa trên trời > Giúp cho con trốn được người con yêu. > >
Lời cầu nguyện trên đây đã tới tai Chúa, nhưng Chúa ở Thượng Giới bận lắm, vì phải lo giải quyết những nỗi khổ của các nạn nhân chiến tranh, thiên tai ... Nạn nhân của Vợ chỉ là chuyện nhỏ cá nhân, giao cho phụ tá, cấp dưới nơi Trung Giới tập sự giải quyết. > >
Ta là Tiểu Thánh dưới Trời, > Nghe con cầu nguyện, đôi lời với con: > Tại ngươi ham thích gái non, > Giá này phải trả, sao còn than van ? > Việc chi phải trốn xa nàng, > Nghe ta mách bảo vài hàng khuyên răn, > Nếu nàng mua sắm lăng nhăng, > Ngươi chôm re-ceipts, re-fund lại tiền. > Hễ nàng lớn tiếng liên miên, > Bông gòn tai nhét, ngồi thiền là xong. > Nồi, niêu, chén, dĩa ... cả chồng, > Rửa chi cho mệt, bỏ trong free-zer, > Ngày mai xài tiếp tỉnh bơ, > Đỡ hao tiền nước, khỏi nhờ sà - bông. > Nàng mà õng ẹo ... với chồng, > Mười ngày chẳng tắm, nàng không quấy rầy. > Nợ nần lỡ đã chất đầy, > Ngươi khai bank-rupt, chóng chầy cũng qua. > Kiếp sau nhớ chọn gái già, > Vợ cưng chồng trẻ như là cưng con. > Thân ngươi nay đã mãi mòn, > Sống hết xí quách; chết còn Chúa lo. > Người khôn có vợ được nhờ, > Kẻ ngu có vợ thành bò, thành trâu. > Động lòng ngươi đã nguyện cầu, > Mấy lời khuyên bảo giải sầu cho ngươi.
*Thêm một tin vui: Tin vui hôm nay là từ nhà Kew, Melbourne. Vui, là vui với tỉnh dòng Úc và Việt Nam lại có thêm một Phó tế người Việt phục vụ Giáo Hội ở Úc. Tin vui, là tin thày Anthony Trần Xuân Anh (tục gọi là Beo) sẽ được tấn phong Phó Tế CSsR ngày Thứ Năm 23/3/2012 lúc 5 giờ chiều (giờ địa phương Victoria) DânGầy và anh chị em trong chi hội Sydney xin mượn trang này để chúc mừng hai tỉnh dòng cùng gia đình thày Xuân Anh. Cầu mong sao anh em mình cứ thế mà cứu thế, vẫn tại thế… |
Duc In Altum >