Số 74 – Quý 2/2011
Tỉnh Dòng và Ơn Mẹ ___ Lm Vincent Phạm Trung Thành, DCCT
Kính thưa anh chị em.
“Ba tháng mới có một lần”, đó là câu nói của anh Mai Tá dành cho tôi để nhắc tôi gặp anh em trên trang thông tin này, rất vui mừng và cám ơn người “cầm chuông” Mai Tá, anh đã cần mẫn một cách không mệt mỏi, đi lại đưa tin cho anh em chúng mình được hiệp thông với nhau, xin tỏ lòng khâm phục anh và những người cộng sự.
Tháng Sáu đối với Tỉnh Dòng có rất nhiều điều để rao báo. Ngày 25 sẽ có 55 sinh viên thần học tuyên lại lời khấn hàng năm, 12 anh sẽ nhận chức đọc sách và 10 anh sẽ nhận chức giúp lễ. Ngày 27 sẽ có 10 tập sinh tuyên khấn lần đầu, nâng tổng số tu sĩ của Tỉnh Dòng lên đến 307, đồng thời 13 sinh viên tuyên khấn vĩnh viễn. Ngày 28 sẽ có 5 Phó tế nhận thánh chức linh mục.
Các lễ khấn và phong chức được tổ chức vào dịp này vì đó là dịp cuối niên khóa, các xét duyệt hoàn tất trong tháng Tư và tháng Năm, năm thực tập mục vụ cũng chấm dứt vào thời điểm này. Riêng việc phong chức Phó tế dời vào cuối tháng 8 vì vào thời điểm tháng Sáu, các sinh viên năm cuối phải lo hoàn tất luận văn tốt nghiệp, không thể để việc lo luận văn ảnh hưởng đến việc nhận chức thánh.
Lễ khấn được tổ chức vào ngày hôm trước, lễ phong chức linh mục tổ chức vào hôm sau, hai lễ liền nhau để tiện dịp anh em ở xa về cùng dự cả hai lễ. Lễ khấn được tổ chức trước, vì không muốn lễ phong chức linh mục làm át đi lễ khấn. Người ta thường quan tâm đến lễ phong chức linh mục, chú trọng đến chức thánh, điều này không sai, nhưng nó có nguy cơ làm lu mờ đi giá trị tuyệt vời của đời thánh hiến.Đến một lúc, người ta đi tu chỉ vì nhắm chức linh mục thì thật là nguy, mà ở Việt nam thì nguy thật rồi, vậy phải tổ chức “lội ngược dòng”, phải làm nổi bật lên đời thánh hiến là cốt lõi của cuộc sống tu sĩ hôm nay, phải cùng nhau trả lại cho đời tu giá trị thật phải có. Nhưng “lội ngược dòng” mệt lắm.
Sở dĩ lấy mốc ngày 27 tháng 6 vì đó là ngày kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Trong 4 năm gần đây ( 2007, 2008, 2009 và 2010), mỗi năm có khoảng trên dưới 20 kỳ Đại Phúc được tổ chức trên khắp cõi Việt Nam, không biết cơ man nào là những ơn thiêng mà người ta lãnh nhận được từ các kỳ Đại Phúc do anh em DCCT thực hiện. Trong chương trình Đại Phúc, rước ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đi các xóm giáo, các nhà để đọc kinh tôn vinh Mẹ, xin Mẹ thực hiện Đại Phúc cho nhà mình, là một hoạt động luôn luôn khởi đầu cho mọi kỳ Đại Phúc. Rước ảnh Mẹ và xin đặt kỳ Đại Phúc dưới sự bảo trợ của Mẹ. Bao nhiêu điều lạ lùng đã xảy ra, các Thừa sai xác tín rằng chính Mẹ thăm viếng và cải hóa từng người, từng gia đình. Các Thừa sai chỉ chạy theo mà gặt hái ân huệ từ Mẹ.
Công Hội Tỉnh năm 2009 đã quyết định đầy mạnh việc quảng bá lòng tôn sùng Mẹ Hằng Cứu Giúp, Hội nghị các Bề trên cộng đoàn vào đầu tháng 5 năm 2011 cũng đã xác tín vào ân huệ từ Mẹ và cố gắng bằng nhiều sáng kiến quyết đẩy mạnh và quảng bá 1òng sùng kính Mẹ. Sẽ in ảnh Mẹ phân phát cho nhiều nơi, tổ chức hành hương kính Đức Mẹ ngày thứ bảy ở những nơi anh em DCCT hiện diện, khuyến khích và giúp các giáo xứ khác tổ chức hành hương kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, liên tục tổ chức tuần cửu nhật kính Đức Mẹ, phát triển Hội Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp khắp nơi, giới thiệu các mẫu phù điêu ảnh Mẹ và khuyến khích các gia đình, các xóm giáo khắp nơi xây dựng linh đài kính Mẹ, thu thập các ân thiêng đã lãnh nhận từ Mẹ để chia sẻ với mọi người, …
Trên mọi nẻo đường thăm viếng hoặc loan báo Tin Mừng, nhất là các giáo xứ vùng sâu vùng xa, chúng tôi gặp đươc các nhà thờ có ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp được tôn kính, lòng tràn ngập niềm vui và được an ủi một cách ấm áp, vì biết chắc nơi đây đã có bước chân các nhà thừa sai DCCT thế hệ cha anh đã đi qua, và biết chắc nơi đây Mẹ đã viếng thăm để lại những dấu ấn ân huệ đức tin cụ thể.
Tháng Sáu mang đậm dấu ấn của Mẹ, nên tháng Sáu xứng đáng là tháng có nhiều sự kiện thánh thiêng của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. Xin chia sẻ với anh chị em, xin hiệp lời tạ ơn và xin hiệp thông cầu nguyện.
Có một câu hỏi nhưng cũng là một lời mời gọi, anh chị em có xác tín vào tình thương của Mẹ không? Nếu có, anh chị làm gì để đền đáp ơn Mẹ?
Xin Chúa chúc lành cho gia đình anh chị em nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp và Cha Thánh An Phong.
Cầu nguyện cho nhau. Lm. Vinh Sơn Phạm Trung Thành, dcct. 01/06/2011
Lm Mai Văn Thịnh CSsR: CHÚA LÀ ĐƯỜNG CHO AI?
Thế giới của chúng ta đang sống thay đổi quá nhanh, nhanh đến mức độ khiến chúng ta cũng bị quay theo, và dễ bị mất phương hướng nếu không biết dừng chân đế luợng định. Lần nào cũng vậy, mỗi khi tôi có dịp trở lại Hong Kong tôi đều nhận ra điều đó. Những ngôi nhà trọc trời được mọc lên như nấm. Những con đường ‘siêu tốc’ được xây dựng giúp cho việc di chuyển được mau chóng và dễ dàng hơn.
Như vậy, con đường là một phương tiện giao thông để chúng ta có thể đến được với nhau. Nếu không có con đường thì không ai đến được với ai, hoặc nếu con đường nào bị hư hỏng hay bị tắc nghẽn thì việc đến với nhau cũng gặp nhiều gian truân, trắc trở. Tuy nhiên con đường càng thênh thang thì cạm bẫy càng nhiều. Bạn không tin cứ nhấn hết chân ga trên những con đường siêu tốc, bạn sẽ thấy hiệu quả!
Dĩ nhiên khi nói đến con đường thì không phải chỉ là những con đường bằng đất, nhựa, xi măng hay bê tông cốt sắt. Cũng không phải chỉ là những con đường trên mặt đất, trên sông biển, trên vòm trời… Mà còn phải kể đến những con đường quan trọng hơn như: đường tình, đường thiêng liêng. Như anh chị em đã biết, trên con đường tình các bạn cũng cần vượt qua những trở ngại; các gian nan để đến với nhau; và chúng ta thường hay được nghe: "Yêu nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua". Trái lại, khi con đường tình đã bị cách trở là lúc đôi tình nhân cùng an ủi nhau qua khúc ca ‘tình chỉ đẹp khi còn dang dở’.
Đường đời có những chỗ quẹo, khúc quanh bất ngờ mà ít ai trong chúng ta lại mong nó xẩy đến. Đó có thể là những thất bại trong việc làm ăn. Con cái tự nhiên nổi chứng: đứa này hư, đứa kia nghiện, đứa khác bỏ học. Đối diện với sự phản bội hay lừa dối của người thân. Hay người thân bị mang chứng bịnh hiểm nghèo, v.v.. Những trắc trở, khó khăn này dù xẩy ra trong thời gian ngắn hay dài, nhưng tầm phá hoại của nó rất lớn. Nó làm ta mất niềm tin và trong tình huống đó, chúng ta có thể đi tìm những phương thế nhanh và gọn để giải quyết: như tìm quên trong men rượu, dùng thuốc- drug hay cờ bạc; tệ hại hơn là dùng thú vui của thân xác để giải sầu và chạy trốn những khó khăn. Nhưng cuối cùng tất cả những phương thức tắt đó đều dẫn họ đến ngõ cụt và để lại những hậu quả có sức tàn phá thật đậm sâu và lâu dài trên cuộc sống của chúng ta.
Dĩ nhiên, đối diện và tìm những phương thể để san cho bằng những chỗ gồ ghề đó không là việêc dễ. Chúng ta thường được nghe nói “phúc bất trùng lai họa vô đơn chí’; hết chuớng ngại này lại đến trắc trở khác. Nếu chỉ biết ngồi đó mà than thân trách phận thì cũng chẳng giải quyết được điều gì?!?
Vì thế, sứ điệp của Tin Mừng mà Giáo Hội gửi đến cho chúng ta vào ngày chủ nhật hôm nay cần được lắng nghe. Muốn nghe được tiếng Chúa, chúng ta cần có tâm hồn thanh tịnh như lời Chúa: “Lòng các con đừng xao xuyến”. Một cuộc sống với đầy lo toan thì làm gì còn chỗ cho Chúa. Dựa theo kinh nghiệm của các bậc chuyên môn về đời sống thiêng liêng thì cho dù chúng ta có thể gặp Chúa ở khắp nơi: trong nhà tạm, nơi những người thân… Nhưng nếu tâm hồn mà bất an thì dù tại các nơi đó chúng ta cũng chỉ thấy chính mình. Vì thế cần vào ‘sa mạc’. Tại đó chúng ta sẽ được hạnh phúc nhìn thấy Thiên Chúa, không bằng con mắt xác thịt, nhưng bằng vào chính niềm tin. Trong thanh tịnh của sa mạc, chúng ta trút bỏ các mặt nạ của mình, trút bỏ kiêu ngạo, quên đi những xao xuyến và lo toan để lắng nghe Chúa. Nếu chúng ta còn đeo những mặt nạ nói trên thì không thể có cơ hội nhìn thấy Ngài. Vì thế, mời anh chị em chúng ta cùng vào sa mạc để tâm hồn thanh tịnh và lắng nghe tiếng Chúa hôm nay.
Chúng ta đươc mời gọi cùng đi con đường của Chúa. Đó là bài học Chúa dậy. Ngài là đường là sự thật và là sự sống. Ngài là con đường duy nhất dẫn chúng ta đi về nhà Cha. Ai muốn đến với Cha phải đi qua Ngài. Trước thách đố quyết liệt của Tin Mừng như thế, Philiphê cũng không hơn gì Tôma, dù đã ở với Đức Giêsu nhưng các ông vẫn chưa nhìn thấy Chúa là con đường sư sống dẫn ta vào sự sống viên mãn của Thiên Chúa. Ai thấy Chúa Giêsu là thấy Chúa Cha. (Gioan 14: 5-14)
Qua những lời đối thọai giữa Chúa Giêsu và các tông đồ, chúng ta nhận biết rằng chỉ có một con đường duy nhất dẫn đưa con người đến sự sống sung mãn nơi Chúa Cha là đi con đường của Chúa.
Đó chính là:
Vì thế, theo tinh thần của bài Tin mừng hôm nay, chúng ta được mời gọi cùng đi con đuờng của Chúa. Và như anh chị em đã biết, chúng ta không thể cùng đồng hành với Chúa mà quên đi tha nhân. Chúng ta không thể đến với Thiên Chúa bằng một con đường khác với con đường đến với tha nhân. Ngược lại, không thể đến với tha nhân bằng con đường khác với con đường đến với Thiên Chúa. Chủ trương chỉ yêu tha nhân không cần đếm xỉa gì đến Thiên Chúa, hay ngược lại, chỉ yêu Thiên Chúa mà không đếm xỉa gì đến tha nhân đều là những tình yêu giả tạo, không thực tế. Do đó, muốn đến và gặp gỡ với Thiên Chúa không gì tốt đẹp và chắc chắn bằng đến hay gặp gỡ Ngài nơi tha nhân. Và muốn đến và gặp gỡ tha nhân không gì bảo đảm và tạo hạnh phúc cho họ bằng đến và gặp gỡ họ trong Thiên Chúa. Vì khi Ta đói, Ta khát… các con đã cho Ta ăn…
Đường của Chúa là thế. Không phải là một mớ tín điều, cũng không dựa vào những khoản luật này, lệ kia để trói buộc nhau. Đường của Chúa là một lối sống: tự do để yêu thương. Nào chúng ta cùng nắm tay nhau bước đi trên con đường của Chúa. Nơi đó, chúng ta sẽ thấy sự thật và sự sống. Và chỉ có ai sống trong sự thật mới cảm nhận được sự giải thoát (Gioan 8: 32) và sống yên hàn trong sự sống thật mà Chúa đã hứa ban. Như lời Đức Gioan Phaolô II đã trả lời một phóng viên là câu tin mừng mà Ngài thích nhất là câu “Sự thật sẽ giải thoát anh em”. Và sự thật về Chúa thì có liên hệ mật thiết với sự thật về con người. Đó chính là chúng ta được Chúa yêu thương hơn mức độ mình nghĩ rất nhiều, rất nhiều và nhiều vô tận. Amen
Dòng Oblate, Hong Kong 22/05/2011
Tb. Như anh chị em đã biết về khả năng hát hỏng của tôi. Câu xướng của kinh vinh danh còn hát không xong. Lúc hát cung này. Ngày mai cung khác. Nói chung là khi hát thì tôi lộn xộn lắm. Nhưng khi dọn bài suy niệm này, miệng cứ lẩm bẩm hát ‘Chúa là con đường’. Vì thế, gửi đến anh chi em bài hát đó để hát thay nhé. Cảm ơn.
Thơ ngỏ gửi các bạn Khuê, Ơn và Hoàng,
Đối với anh Ơn, sau một thời gian dài gần nửa thế kỷ, chúng tôi mới gặp lại nhau. Tôi đã nắm chặt tay anh Ơn lúc mới gặp lại, mà không nói lên lời. Chị Thanh Chi, với một giọng Huế hơi nặng, nhưng thật dễ thương, ân cần mời chúng tôi nhập tiệc. Phần anh Khuê tuy cũng dân Huế, nhưng giọng nói đã pha trộn nhiều, còn chị Thanh Chi thì vẫn còn nhiều âm Huế. Món ăn đầu tiên chúng tôi được thưởng thức là món nem cuốn bánh ướt. Đó là món tôi rất ưa thích từ lâu. Món này lấy bánh ướt còn tươi cuốn với thịt, rau rồi chấm nước tương ăn thì tuyệt. Sau đó, còn có món gỏi và nhiều món khác mà tôi quên mất tên.
Hai cháu trai của chúng tôi rất vui khi nói chuyện với hai con của anh chị Khuê bằng tiếng Anh nhiều hơn, nên bữa ăn rộn rã tiiếng nói cười. Sau cùng là món bún bò Huế. Món này mà được chị Thanh Chi người Huế nấu, thì bảo đảm phải là tuyệt chiêu, gói ghém trọn tâm hồn Huế, đất thần kinh của chị. Do đó, ai cũng chiếu cố tận tình nên ăn sạch.
Ngồi gần anh Ơn, có đến hơn 45 năm xa cách, tôi được biết anh hiện làm thầy lang thuốc dân tộc. Anh bốc thuốc cho bà con đau yếu, theo đông y. Theo tôi, thì đời sống của anh chắc cũng chỉ hằng ngày dùng đủ. Thế nhưng, trong lúc chuyện trò, lúc nào tôi cũng thấy anh nói cười vui vẻ, yêu đời, không nghe anh than thân trách phận bao giờ cả. Anh kể chuỵện, nghe rất mạch lạc và cuốn hút người nghe. Còn gia ̣đình anh Khuê, tôi thấ́y tất cả đều vui sống, hồn nhiên và chân tình. Khen anh, tôi chẳng được ân huệ gì, nhưng tôi phải khen và cảm phục anh rất chí tình. Lý do, là một mình anh chị đã tự lực cánh sinh, không những để nuôi sống chính mình, mà còn tạo thêm của cải để gởi cháu Thụ Nhân du học tại Úc đến thành tài. Cưới vợ rồi định cư tại Sydney. Riêng cháu Đạt Nhân, con trai út của anh chị, cũng đã thành tài tại Việt Nam, hiện nay là bác sĩ phục vụ tại thành phố. Những hy sinh của hai anh chị nay đã được đền bù xứng đáng.
Sydney ngày 27 tháng 5 năm 2011
trên quê hương Việt Nam.
Bệnh Parkinson’s Disease (PD): Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. (Bài viết của một bệnh nhân)
Kính thưa quí ông bà, cùng các anh chị,
Tôi là người mắc bệnh Parkinson Disease (PD) suốt 14 năm qua. Tôi như người vừa trở về từ cõi chết. Từ tình trạng bi đát tuyệt vọng nhất, tôi trở nên hy vọng, vui vẻ sống những ngày tháng sắp tới cuộc đời mình. Nhờ kỹ thuật tân tiến của y khoa hiện đại, tôi nay phục hồi được khoảng 75% sức lực vẫn có. Chỉ vài ngày sau cuộc giải phẩu kéo dài 6 tiếng đồng hồ tại bệnh viện Westmead Private Hospital ở NSW, Australia, bạn bè người thân và những người mới quen biết đến thăm tôi đều rất đỗi ngạc nhiên về thành quả tôi đạt được. Có người còn nói rằng: ”thật đúng là phép lạ!” Bản thân tôi, có phép lạ hay không, tôi cũng không biết. Điều mà riêng tôi cảm nhận được một cách rõ ràng, đó là sư nhẹ nhàng thoải mái, không còn thấy các triệu chứng hoặc dấu hiệu của căn bệnh PD này nữa. Trước khi giải phẩu, tôi như mang khối đá ngàn cân trên người. Thân mình đi đứng xiêu vẹo, cổ và hai vai đau nhức khinh khủng lắm. Tim hồi hộp, khó thở. Tất cả, nay đột nhiên được tháo gỡ, thật vui mừng tuyệt diệu! Mọi người thấy tôi nhanh nhẹn và tươi tĩnh hơn xưa rất nhiều.
Bằng vào bài viết này, tôi xin chia sẻ cùng tất cả quí ông bà, và các anh chị đã và đang chịu nhiều khổ đau vì bệnh này. Tôi chỉ là bệnh nhân, không phải một bác sĩ y khoa, nên sự hiểu biết của tôi còn quá ít ỏi, nông cạn, thiếu sót. Đó là điều chắc chắn. Tôi chẳng muốn khuyên bảo, cũng không muốn chỉ dẫn nào cho ai cả. Mỗi bệnh nhân đều có những triệu chứng khác nhau, những phản ứng khác nhau, tùy cơ thể, tuổi tác, sức vóc…Mọi quyết định phải do bác sĩ của quí vị đề ra thôi.
PHẦN 1 : TỔNG QUÁT VỀ BỆNH PARKINSON’S DISEASE (tiếng Anh gọi tắt là PD).
Theo tài liệu của Hiệp hội Y sĩ Úc Châu (The Australian Medical Asociation - AMA), thì Parkinson’s Disease là chứng bệnh nan y, chưa có thuốc nào chữa lành hẵn. Nguyên nhân chính xác nhất về bệnh này vẫn chưa tìm ra. Nam nhân hay nữ giới cũng đều có thể mắc phải bệnh này. Đây là một căn bệnh về thể chất phát xuất từ não bộ mà ra. Nó không do sự âu lo, dồn nén tinh thần, hoặc do khủng hoảng trong gia đình tạo nên…Bệnh Parkinson’s Disease này do sự thoái hoá tế bào thần kinh sắc tố (pigmented nerve cells) trong não tạo ra. Bệnh thường xảy ra trong lứa tuổi từ 50 trở lên. Cũng có nhiều trường hợp xảy đến với người trẻ hơn 50 và thường kéo dài nhiều năm tháng và phát triển ngày càng nặng. Ở giai đoạn cuối, bệnh nhân bị co cứng, run rẩy, bị mất thăng bằng nặng và dễ bị té ngã.. cuối cùng, phải đi xe lăn hoặc nằm yên trên giường, trở mình rất khó...
Bệnh Parkinson’s Disease thường cho ra những dấu hiệu hoặc triệu chứng sau đây :
-Động tác rất chậm chạp, -Cứng đơ bắp thịt và khớp xương, tay chân nặng nề, co cứng, khó cử động, -Tay run, chân có khi cũng bị run, nhất là khi nghỉ ngơi trong tư thế nằm. Do đó, rất khó ngủ. -Mất thăng bằng cơ thể. Dáng người xiêu vẹo, cổ và thân mình như cong gập xuống, hai tay không thể đánh “đồng xa” một cách tự nhiên khi chân bước đi (như khi đi bộ). -Tay chân vận động không theo ý muốn (chứng loạn tác động: Dyskinesia), bệnh nhân thường bước những bước ngắn.
PD làm rút ngắn sự sống ở bất cứ mức độ nặng nhẹ nào. Thời kỳ nặng ở, thì sự run rẩy, chậm chạp và cứng đơ cơ bắp cũng khớp xương ảnh hưởng trầm trọng lên cả hai bên tay chân và cả thân mình nữa. Phát âm, thì chỉ phát những tiếng yếu ớt, ngọng nghịu, lắp bắp, không rõ ràng. Ngay cách diễn đạt tư tưởng cũng rất khó khăn. Cả thân mình như cứng đơ, co rúm hay vặn vẹo một cách không bình thường. Bệnh nhân bước những bước ngắn và có thể té ngã bất cứ lúc nào. -Giao động khi lên khi xuống của bệnh nhân: Bệnh nhân, sau khi uống thuốc chữa bệnh này, thường thì sau 20 phút hoặc nửa giờ, khi thuốc đã ngấm, mới cảm thấy dễ chịu: đi đứng tự nhiên hơn, nói năng cũng không đến nổi lắp bắp, ngọng nghịu, thấy trong người khỏe hơn. Đó là thời gian ở vào lúc “LÊN”. Đến khi chất thuốc trong người hạ xuống thấp, thì các triệu chứng trên trở nên: chậm chạp, co cứng, ngọng nghịu… Đó là thời gian “XUỐNG”… Giao động lên xuống xảy ra liên tục như vậy trong ngày, nên bệnh nhân thấy rất mệt, tim đập thình thịch, rất hồi hộp. -BỊ TÁO BÓN:Táo bón hầu như là người bạn đồng hành luôn gắn bó với bệnh nhân PD.
AI LÀ NGƯỜI CÓ THỂ BỊ BỆNH PARKINSON’S DISEASE ?
PD có thể xảy đến với tất cả mọi người, ở bất cứ tầng lớp, màu da, hoặc chủng tộc nào. Nó xảy ra trên khắp thế giới. Bệnh tình sẽ tăng trưởng tuỳ theo thời gian và tuổi tác. Tuy nhiên, già nua không phải là lý do gây nên bệnh. Nói chung, thì những người như thế chỉ có tỉ lệ một phần ngàn (1/1000) bị bệnh mà thôi. Nhưng, ở lứa tuổi 70 –80 , thì tỉ lệ cao hơn: lên khoảng 10 %. Rất nhiều người già bị ảnh hưởng nhẹ về bệnh này và rất dễ nhận biết. Đàn bà hoặc đàn ông đều có thể mắc bệnh này như nhau. Tuy nhiên PD không phải là bệnh di truyền.
ĐỪNG QUÁ LO LẮNG :
Nếu những điều trên làm quí vị lo lắng, thì xin nhớ rằng: suốt nhiều năm tháng, căn bệnh ở tình trạng nhẹ; và vào thời kỳ này, bệnh nhân có thể sinh hoạt một cách bình thường trong gia đình và có thể làm việc để mưu sinh như mọi lúc. Hơn nữa, PD trong hiện tại, chưa có cách nào có thể chữa dứt được hết.Tuy nhiên, nhiều hiện tượng, triệu chứng của PD có thể kềm chế được bằng các phương pháp điều trị thích hợp.
PD ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN NHƯ THẾ NÀO ?
Hầu hết, chúng ta không làm sao biết được rằng mình đã mắc bệnh Parkinson’s Disease, bỡi vì có những triệu chứng, những hiện tượng xảy ra gần giống như PD, nhưng không phải là bệnh này. Ví dụ như: bệnh Alzeimer, bệnh có bướu trong não, tai biến mạch máu não, bệnh tâm thần phân liệt (Schizophrenia)… Phân biệt để nhận ra những bệnh tương tự như bệnh PD là một điều rất hệ trọng, vì phương pháp chữa trị có thể khác hẵn nhau. Ví dụ như: các loại thuốc chữa bệnh thần kinh như bệnh tâm thần phân liệt (schizophrenia), hoặc các bệnh tâm thần khác có thể làm tắc nghẽn luu thông chất dopamine trong não, gây ra triệu chứng giống như bệnh PD.
Tốt hơn hết là quí vị nên hỏi ý kiến bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ cố vấn xem có phải các thứ thuốc mà các vị này cho uống làm phát sinh những triệu chứng như PD không? Những thuốc này có thể làm quí vị buồn nôn, ói mửa, chóng mặt. Trong tình trạng đó, các hiện tượng giống như PD không phát triển thêm lên, nếu việc điều trị này không kéo dài lâu hơn một tháng. Bác sĩ sẽ cho ngưng các loại thuốc đó và các triệu chứng trên sẽ từ từ mất đi, hoặc có thể kéo dài nhiều tháng.
Tùy nguyên nhân, hiện tượng của quí vị mà bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh PD đã bắt đầu xuất hiện. Khi ấy, việc điều trị phải bắt đầu càng sớm càng tốt.
PD ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO ?
Việc điều trị bệnh Parkinson’s Disease được căn cứ trên sự thay thế các hóa chất trong não bị hao hụt, hay giảm sút. Hóa chất chính làm phát sinh căn bệnh này do có thiếu hụt, là chất Dopamine. Chất này giảm từ từ trong não từ nhiều năm, trước khi những hiện tượng của PD bắt đầu nhận thấy rõ. Lượng phỏng định của Dopamine mất đi là 80% trước khi các dấu hiệu kia xuất hiện. Dopamine được tìm thấy trong nhóm tế bào thần kinh ở đáy não, gọi là hạch thần kinh bạch huyết (basal ganglia). Bệnh nhân được điều trị bằng loại thuốc có tên là Levodopa để thay thế lượng dopamine bị mất đi. Bác sĩ cũng có thể cho toa những loại thuốc khác để chữa bệnh này.
Với các bệnh nhân PD, phương pháp vật lý trị liệu, ăn kiêng, phương pháp giúp phát âm tiếng nói…cũng rất là hữu ích. Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ là phụ thuộc mà thôi.
Mục tiêu điều trị, là để giữ cho sinh hoạt của bệnh nhân được bình thường và giúp bệnh nhân có cuộc sống càng tự nhiên càng tốt.
AI LÀ NGƯỜI TRỊ BỆNH PD
Nên nhớ, PD là căn bệnh rất phức tạp và nguy hiểm cho bệnh nhân kéo dài qua nhiều năm tháng. Do đó, không chỉ mỗi bác sĩ, mà cả người nhà, hoặc những người thường xuyên chăm sóc cho bệnh nhân, hoặc những người sử dụng các phương pháp trị liệu nào khác…tất cả cần nổ lực như nhau. Và chính bệnh nhân cũng cần rất nhiều nghị lực. Các hiệp hội Parkinson’s Asociations thường có nhiều tài liệu, nhiều khóa hướng dẫn đặc biệt cho người nhà hoặc người chăm sóc cho người bệnh PD. Nếu bất cẩn hoặc sơ ý, có thể khiến bệnh nhân té ngã hoặc có những rủi ro khác.
Bác sĩ gia đình là người đầu tiên chẩn đoán phát giác ra bệnh và có trách nhiệm trong việc điều hành tình trạng của bệnh nhân, nên công việc của vị này bao gồm việc chẩn đoán, giải thích, cho toa và có thể gởi bệnh nhân đi vật lý trị liệu, hoặc phương pháp điều trị nào khác. Sau đó, bác sĩ gia đình có thể gởi quí vị đến bác sĩ cố vấn ,bác sĩ chuyên khoa khác, tốt nhất là bác sĩ chuyên về thần kinh, cũng có thể là bác sĩ tổng quát hoặc y sĩ nào khác chuyên chữa cho bệnh nhân cao niên.
Sau khi khám bệnh, bác sĩ hay y sĩ này sẽ viết thư thông báo cho bác sĩ gia đình, xác định sự chẩn đoán và khuyên bác sĩ gia đình nên điều trị như thế nào. Một khi việc chẩn đoán được xác định và bắt đầu đi vào điều trị, thì bác sĩ gia đình của quý vị sẽ tiếp tục làm như thế. Khi thấy chuyện bất thường xảy ra, bệnh nhân sẽ được gởi trở lại cho bác sĩ chuyên khoa chăm sóc.
Tùy trường hợp nặng/nhẹ, bác sĩ có thể cho thuốc chữa trị khác nhau, từng giai đoạn một. Ở mỗi giai đoạn, các loại thuốc trên có liều lượng khác nhau, như Sinemet 100/25 100, Sinemet CR 200/50 100, hoặc Madopar rapid 62.5, long-acting Madopar... Tùy hãng thuốc, cùng một chất thuốc, nhưng tên gọi khác nhau như: Sinemet do hãng khác làm lại có tên khác nhau. Ví dụ Kinson 100/25 100 cũng giống như Sinemet 100/25 mà thôi…Vấn đề này,xin quí vị hỏi bác sĩ của quí vị thì rõ hơn…
-Khi mọi loại thuốc mà bác sĩ đã cho quí vị dùng đều bị lờn hết rồi, và những loại khác mà cơ thể của quí vị không dung nạp được, thì có thể quí vị sẽ được cho một loại thuốc tự chích chung quanh rốn (như những người bị tiểu đường nặng chích insulin vậy). Đó là Apomorphine injections (Chú ý : Apomorphine không liên hệ gì đến morphine). -Với y khoa hiện đại, giải phẩu thần kinh (neurosurgery) giúp cho bệnh nhân có thể hồi phục được đến 70% hoặc 75%. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng có thể được giải phẩu, mà tùy theo sức khỏe, tuổi tác hoặc tình trạng thích nghi của cơ thể nữa. Thông thường, tuổi từ 70 trở lên, bác sĩ phải xem xét lại rất kỹ, và những người bị máu loãng cũng rất khó được giải phẩu. Việc giải phẩu này như thế nào, xin quí vị xem ở cuối phần 2 sau đây.
PHẦN 2 : BỆNH PARKINSON DISEASE (PD) VÀ TÔI
Bệnh Parkinson’s của tôi xuất hiện từ năm 1997, đến nay đã 14 năm! Trong thời gian này, nhất là những năm sau cùng, có những lúc tưởng chừng tôi không chịu đựng nổi nữa, muốn buông xuôi tất cả! GIai đoạn đầu, tôi chỉ thấy vai và tay trái tôi mỏi sơ sơ thôi. Vài tháng sau, vai tay trái tôi mỏi hơn, nhưng không có cảm giác đau. Bác sĩ gia đình gởi tôi đến một bác sĩ chuyên khoa ở Fairfield, NSW Úc. Vị bác sĩ này cho tôi làm nhiều xét nghiệm, kể cả chụp X-Ray, CT Scan và MRI Scan nữa. Vẫn không tìm ra bệnh. Tôi quay sang thuốc bắc và châm cứu, bệnh vẫn không thuyên giảm. Tôi chán nản không đến bác sĩ nữa, cũng ngưng thuốc Bắc luôn, khoảng hai năm. Mãi cho đến năm 2000, khi vai và tay trái vừa mỏi, vừa đau nữa (đau trong xương chứ không phải bên ngoài), cũng không phải do tại khớp. Bác sĩ gia đình Trương Tuán ở Bankstown NSW gởi tôi đến bác sĩ chuyên khoa thần kinh (neurologist) là bác sĩ McKenzie. Sau khi chẩn đoán, bác sĩ Mckenzie đã quả quyết rằng tôi bị bệnh Parkinson trong thời kỳ nhẹ. Bác sĩ cho thuốc uống. Tôi không còn nhớ tên thuốc là gì, nhưng khi uống vào, cơ thể tôi không dung nạp được nên bị phản ứng dữ dội: Ói mửa, chóng mặt, mất ngủ…Thay bao nhiêu lần thuốc, tôi cũng đều bị phản ứng hết, có khi mất ăn luôn. Mỗi ngày cố gắng lắm cũng chỉ ăn được nửa chén cơm thôi. Đến thời gian này, bác sĩ gia đình Trương Tuấn mới cho biết là cơ thể tôi rất nhạy cảm đối với bất cứ loại thuốc mới nào. Từ đó, mỗi lần đổi thuốc mới là mỗi lần bị phản ứng, nên tôi rất sợ đổi thuốc. Sợ, nhưng cũng phải uống vì đang bị bệnh! Bệnh ngày càng nặng và thêm một hiện tượng nữa, là tay trái tôi bị run. Bệnh run tay này, phát triển nhanh cho đến nỗi tôi nghĩ rằng: có lẽ tôi không thể lái xe được nữa, đó là năm 2002.
Tôi rất chán nản, vì uống thuốc nào cũng không xong, mà bệnh PD càng ngày càng nặng. Tôi lại nhận thấy động tác tay chân đã trở nên chậm và ngày càng chậm chạp thêm.
Tháng ba năm 2002, một số bạn bè và tôi nghe đồn rằng có một bác sĩ người Nga ở vùng Burwood NSW, rất giỏi. Ba bốn anh em chúng tôi rủ nhau đến ông ấy. Chúng tôi phải đến thật sớm lúc 6 giờ sáng, xếp hàng và bốc số thứ tự. Dù mình có là người đầu tiên, bốc số 1, cũng phải chờ mãi đến 2-3 giờ chiều mới gặp được bác sĩ, vì ông ấy phải khám cho những người đã hẹn mấy hôm trước.Tôi rất mừng vì ông cho đúng thuốc tôi uống và không bị phản ứng, Sinemet 100/25 100, mỗi ngày chỉ uống 1 viên mà thôi. Tôi thấy trong người khỏe hơn, ít run hơn, ít bị co cứng hơn…Tuy vậy, chỉ được vài hôm, đâu lại vào đấy. Run tay, đau mỏi vai tay, chậm chạp…trở lại và ngày càng nặng hơn. Tôi trở lại với vị bác sĩ này và nhất định ông không cho tăng lượng Sinemet lên, chỉ một viên mỗi ngày mà thôi. Dĩ nhiên, thưa quí vị, tôi lại phải rời bỏ vị bác sĩ này. Đến đây, tôi mới biết rằng: Một bác sĩ giỏi vẫn không phải là người có khả năng chữa lành mọi thứ bệnh .Dù xa rời bác sĩ này, tôi vẫn công nhận rằng ông là một bác sĩ giỏi, mặc dù ông không chữa lành bệnh Parkinson cho tôi.
Cuối năm 2002, tình cờ thấy trên một tạp chí Anh ngữ (tôi không còn nhớ tên) tại phòng bác sĩ gia đình, lúc ngồi đợi, tôi đã đọc và biết được địa chỉ của Hiệp hội Parkinson của NSW tại bệnh viện Concord, NSW Úc. Về nhà, tôi gọi điện thoại ngay cho họ và có được cuộc hẹn gặp vị bác sĩ cố vấn chuyên khoa, ngay vào ngày hôm sau. Sau 30 phút trao đổi, tôi được vị này gọi cho Parkinsons Clinic của bệnh viện Concord, NSW này. Cuộc hẹn đầu tiên, vị cố vấn nói lại, cần sự có mặt của tôi trong 4 tiếng đồng hồ. Họ dặn đây là bữa hẹn rất quan trọng cho tôi, đừng đến trễ.
Khi đến đó lần đầu, sau khi làm thủ tục ban đầu, tôi phải gặp phòng vật lý trị liệu 1 tiếng đồng hồ, phòng cố vấn về vấn đề ăn kiêng 1 tiếng, phòng hướng dẫn về phát âm tiếng nói một tiếng đồng hồ nữa. Và cuối cùng, tôi đã gặp được một bác sĩ chuyên khoa thần kinh và cũng là một giáo sư dạy y khoa, Dr/Pr Alastair Corbett. Tôi rất kính mến vị này, vì ngay từ lần gặp gỡ đầu, ông đã tỏ ra quá tận tâm và thương bệnh nhân đích thực. Tất cả mọi việc trên, tôi không phải trả một đồng nào cả. (Hiệp hội Parkinson là hội từ thiện, bác sĩ chỉ được trả bằng medicare). Bác sĩ này cho tôi uống Sinemet 100/25, ngày 3 viên. Sau hơn một năm, tôi vẫn giữ liều lượng như vậy. Cho đến khi thuốc này giảm hiệu lực, bác sĩ cho thêm 1 viên Sinemet CR 200/50 nữa mỗi ngày (CR: Control Release) Thời gian này, tôi rất là mệt. Giao động lên/xuống như đã nói ở trên liên tục xảy ra. Mọi hiện tượng Parkinson cứ tăng dần lên mãi mặc dù rất chậm trong thời gian uống 3 viên Sinemet 100/25 vào sáng, trưa, chiều và buổi tối thêm 1 viên Sinemet CR 200/50. Cho đến giữa năm 2006 thì lượng thuốc Sinemet CR tăng lên 3 viên một ngày (tức 3 viên Sinemet 100/25 + 3 viên CR 200/50. Đền đây tôi nhận ra rằng bệnh “run” hầu như biến mất, nhưng chứng cứng đơ bắp thịt tay, chân và những hiện tượng khác lại gia tăng. Vào cuối năm 2008, thì Sinemet không còn công hiệu nữa. Bác sĩ lại thay bằng Stalevo liều mạnh: Stalevo 150. Ba tiếng đồng hồ uống một lần, rồi 2 tiếng. Như vậy, tôi phải uống 7 đến 8 viên mỗi ngày. Thuốc Stalevo 150, ngày nào cũng uống 7,8 lần, bụng tôi bị nóng như thiêu như đốt, bị táo bón rất nặng, mặc dù có uống kèm thuốc bao tử để giảm chất axit quá nhiều. Tôi đã phải vào bệnh viện Concord 3 ngày để bác sĩ theo dõi và đổi thuốc. Tất cả mọi thứ thuốc tôi dùng qua, đều bị lờn hết. Cuối cùng, bác sĩ cho tôi thử thuốc chích vào quanh rốn Apomorphine. Sau khi chích Apomorphine, tôi ói mửa, chóng mặt và hầu như kiệt sức. Cho nên bắt buộc phải ngưng Apomorphine injections. Bác sĩ cho tôi dùng lại Stalevo 150, cứ 2 tiếng đồng hồ uống một lần. Như vậy, giao đông lên/xuống cứ xảy ra 2 tiếng đồng hồ một lần!
Các loại thuốc trị bệnh PD mà bác sĩ đã cho tôi uống rất là nhiều thứ, nhiều tên, nên tôi không nhớ hết được, vì sau khi bị phản ứng, tôi phải xin đổi ngay thuốc khác. Thường là, tôi chỉ nhớ những tên thuốc mà tôi đã dùng lâu dài mà thôi.
Bác sĩ Alastair Corbett chăm sóc tôi tận tình cho đến đầu năm 2010. Đúng vào thời gian này, tôi đọc được trên Internet phương pháp mới của nền y khoa tân tiến về cách diều trị bệnh PD bằng phẩu thuật đặc biệt gọi là DEEP BRAIN STIMULATION (DBS), và được một người chị Việt Nam quen biết do bạn tôi là Lê Hữu Phúc giới thiệu. Chồng của chị cũng bị bệnh Parkinson ở thời kỳ nặng, giọng nói rất yếu ớt và đang chờ giải phẩu DBS. Chị đề nghị tôi vào bảo hiểm trước và xin bác sĩ thần kinh của tôi giới thiệu để được giải phẩu DBS tại bệnh viện PA Brisbane, Queensland.
Sau khi tìm hiểu, tôi biết rằng ở tiểu bang nào của Australia cũng có clinic điều tri DBS nầy, nên tôi đã nhờ bác sĩ thần kinh của tôi giới thiệu đến bác sĩ giải phẩu thần kinh. Bác sĩ này nói rằng phải chờ tối thiểu là một năm kể từ ngày vào bảo hiểm thì công ty bảo hiểm mới bao gộp chi phí bệnh viện cho tôi, nếu không, tiền bạc tôi phải trả tất cả cho cuộc giải phẩu này cao lắm. Do đó, ngày 28/01/2011 tôi đã được giải phẩu DBS. Bảo hiểm trả tất cả mọi chi phí, kể cả tiền chiếc máy Neurostimulator lên đến $33,000.00 Úc kim.
PHẨU THUẬT DEEP BRAIN STIMULATION (DBS)
Tổng quát về phẩu thuật này, để cho trung thực hơn, tôi xin trích nguyên văn tiếng Anh như sau từ trên internet : MEDIA RELEASE Queensland Government -Queensland Health - 21st April 2009
PA Hospital rewiring the brain
Princess Alexandra Hospital is rewiring the brain to help patients who endure tremors and shakes 24 hours/seven days a week from neurological problems.Guided by new developments in technology, the neurosurgery team are now able to target the part of the brain that cause a tremor impulse and stimulate it with a wired electrical signal that is implanted into the patient’s brain.
Patients with Parkinson’s Disease, Cervical Dystonia (Spasm of the head and neck) and essential tremors have all benefited from the implantation of the electrical device to their brain.
Neurosurgeon Dr Sarah Olson, who performs Deep Brain Stimulation operations said the procedure was made possible through a combination of CAT scan, MRI’s and a computer navigation system which is a recent addition to neurosurgery at PAH (Princess Alexandra Hospital). “We do these types of operations for patients with Parkinson’s Disease and other movement disorders which cause tremors of the limbs,abnormal movements or stiffness, which has not responded to medication”, Dr Olson said.
“It is imperative that the ‘electrical stimulation’ is put in the exact location for each particular patient in order for the operation to work effectively”, she said.
“This takes a lot of time and cross checks”.
The complicated surgery involves input from the patient.Initially,the patient is asleep while the hole in the skull is drilled,then woken for assessment on thought,speech and motor skills for the remainder of the procedure…
Muốn biết thêm chi tiết, xin quí vị dùng Google tìm chữ “Deep Brain Stimulation”, ở đó sẽ có đầy đủ thông tin và cả video lúc giải phẩu nữa. Ở đây, tôi chỉ thấy khác một điều là: Khi họ đưa mũi khoan và khoan vào sọ, lúc ấy tôi không cảm thấy đau, mà nhận biết rất rõ ràng như đang tỉnh táo. Khi bắt đầu khoan vào sọ, tôi nghe một tràng những âm thanh khủng khiếp như núi đang lở xuống vậy…!
Bấy nhiêu, tôi xin chia sẻ cùng quí ông bà, các anh chị nào đang bị bệnh Parkinson’s Disease. Đối với quí vị không bị bệnh nầy, mong rằng quí vị sẽ dễ cảm thông và cố gắng giúp đỡ thân nhân của quí vị nếu đang mắc phải chứng bệnh này vì những đau khổ và bất tiện của họ.
Tôi rất là biết ơn các bác sĩ đã tận tình chữa trị cho tôi trải qua bao năm tháng dài. Tôi rất biết ơn tất cả bạn bè, thân quyến, nhất là các con tôi, lúc nào cũng cảm thông và kiên nhẫn giúp đỡ tôi. Ngàn lời cám ơn cũng không thể đủ để nói lên lòng biết ơn sâu xa của tôi, đối với người vợ thân yêu của tôi đã ngày đêm luôn cạnh kề một bên, đã săn sóc, lo lắng không rời. Những năm tháng trôi qua, biết bao lần những giọt nước mắt ân tình ấy đã tuôn rơi vì nhìn thấy những quằn quại, những đau đớn hành hạ tôi. Tôi nghĩ :”Người bệnh đã không chịu nhiều khổ đau bằng người chăm sóc bệnh nhân, nhất là bệnh Parkinson”. Người chăm sóc tuyệt vời ấy là vợ tôi:Trần Thị Hân.
Hiện tại, bệnh PD của tôi vẫn còn đó! Tuy rằng sau phẩu thuật DBS, tôi đã phục hồi được 75% do sự kich thích thần kinh của chiếc máy Neurostimulator được cấy vào người có pin hoạt động từ 4 đến 5 năm, nhưng chỉ làm giảm đi những hiện tượng của bệnh mà thôi, chứ không phải chữa dứt bệnh. Tôi vẫn còn uống thuốc với liều rất nhẹ.
Sydney 30/4/2011.
Nguyễn Minh Tâm. (Viết theo kinh nghiệm cá nhân và lược dịch từ các tài liệu : - The Australian Medical Association (AMA) - Stand by me,(Tạp chí đinh kỳ của hội Parkinson’s NSW incorporation) - Eat well,stay well with Parkinson’s Disease của Kathrynne Holden,MS,RD. - Media Release,Queensland Government,Queensland Health 21/4/09).qua internet)
Sau đây là địa chỉ hoặc số điện thoại của Hiệp hội Parkinson tại NSW :
-Parkinson’s NSW inc. PO Box 71 North Ryde BC NSW 1670. Toll free:1800 644 189, Phone : 02 8875 8900, Fax : 02 8875 8999. Quí vị sẽ được giúp đỡ về nhiều vấn đề của bệnh PD. Các tiểu bang khác, muốn biết, hãy gọi điện thoại cho hội ở NSW, hỏi họ, họ sẽ cho quí vị biết. Hoặc tìm trên Internet: chữ Parkinsons Asociations in Australia, sẽ có tất cả.
Sợi tình nhẹ đong đưa
Nhớ lại hôm tôi
nói chuyện với con gái,trong khi tôi vẫn giữ bình tỉnh để dặn dò nó những việc
phải làm khi tôi có mệnh hệ nào, nó khóc quá trời, giờ nghỉ lại ...à thì ra con
mình nó cũng thương mình nhiều đấy chứ.Với tôi thì thời gian đó tôi chỉ luôn
van xin Chúa thương, khoan gọi con về lúc này...nếu có bệnh xin cho chửa trị
được, còn nếu ý Chúa muốn gọi con về thì ... cũng xin cho sớm đi ...để những
người con thương yêu bớt đau xót,tuy nhiên, Chúa ơi,con cũng chưa sẳn sàng.
Ta cho
em môi hôn
Cám ơn
Trời đã cho chúng mình gặp lại Tạ ơn Chúa. Sydney tháng 4/2011
Tháng Năm mừng Ngày Hiền Mẫu Phạm Văn Chương
Lúc này trời còn sớm lắm, sương mù ban mai vẫn dày đặc, phủ trùm các thôn xóm còn yên giấc. Nhưng kìa, nhà thờ xứ Thánh Mẫu xã Tân Phát đèn đuốc sáng rực. Tôi tự hỏi: sáng nay có lẽ gì mà cha xứ cử hành lễ sớm thế. Tới gần nhà thờ, nhìn vào trong, tôi mới nhận ra là tín hữu bữa nay đến đây đông nghẹt. Cố gắng lắm, tôi mới kiếm ra được một chỗ đứng trong nhà thờ vào lúc cha đang cử hành lễ an táng, mà quan tài người quá cố được kê nơi lối đi giữa hai dãy ghế ngồi. Lễ an táng cho ai mà sao đông người đến dự thế? Long trọng là thế?
Nhìn lên cung thánh, tôi sững sờ nhận ra thày tôi đang đứng bên cha xứ, mà thày tôi qua đời đã 36 năm rồi, vào lúc tôi chưa tròn 7 tuổi, còn khờ dại,. Ở nhà quê, nhất là tại các xứ làng miền xa ở miền Bắc, các cụ thân sinh ra mình thường được gọi là thày. Tôi không thể nào nhầm lẫn được, vì vị đó chính là thày tôi, không ai khác. Còn đang ngẩn ngơ, bàng hoàng thì lạ lùng hơn nữa, người chết nằm trong cỗ quan tài tự nhiên đứng dậy, tiến về phía cung thánh. Tôi chăm chú quan sát và rất đỗi kinh hoàng, người ấy lại là mẹ thân yêu của tôi, đang tiến lên chỗ thày tôi đứng đợi và đưa tay đón lấy mẹ tôi. Vô cùng bàng hoàng, tôi muốn hét lên thật to, nhưng cái miệng thì cứ ú ớ được hai tiếng Mẹ!… Mẹ! rồi bừng tỉnh.
Thì ra, tôi vừa trải qua một giấc mơ, vì tôi đang ở Sydney. Mà sao giấc mơ lại mạch lạc đến thế? Ít lâu sau, tôi nhận được tin mẹ tôi vừa mới qua đời, và thánh lễ tiễn đưa được cử hành tại nhà thờ xứ Thánh Mẫu.
Cho đến nay, đã hơn 26 năm trời trôi qua, kể từ ngày tôi được mơ thấy thày mẹ tôi, nhưng giấc mơ linh thiêng này, tôi vẫn còn nhớ như in, và mỗi năm mừng lễ “Tạ Ơn Mẹ” vào thắng 5, tôi càng nhớ đến người mẹ hiền của tôi, trước khi ra đi, đã không quên báo cho đứa con xa nhà của mình biết, bằng trực giác.
Hôm nay, viết những giòng này, tôi chỉ muốn nói lên một điều, để tự hỏi: phải chăng vẫn có cái gọi là “thần giao cách cảm” giữa mọi người? Và với nhau? Nếu, con người vẫn cứ thương yêu, liên tưởng đến nhau, thì sự liên tưởng và thương yêu ấy vẫn xảy đến, hệt như bây giờ. Nơi mình đang sống.
Và, những gì tôi tự hỏi, nay xin gửi đến bạn bè và người thân, nhân Ngày HIền Mẫu, ở Úc.
Trân trọng, Phạm Văn Chương Sydney 29/5/2001
Giọng cũ xa gần Dân Gầy phụ trách *Giọng tuy cũ nhưng rất gần: Giọng, là giọng của bầu bạn vẫn thân và rất thương, cứ gửi cho nhau những tình tự cũng dễ thương và rất thân, gần đời mình. Đời, của những vị có gia đình khá linh đình, như sau:
Đàn bà không bao giờ
đòi hỏi gì nhiều...... Chỉ: ĐÀN BÀ KHÔNG BAO GIỜ
ĐÒI HỎI NHIỀU!!!!! *Tin buồn xen lẫn tin vui Vui, là vì các người anh em Dòng mình cứ lục tục kéo nhau ra đi gặp Đức Chúa. Buồn, là theo cảm tính, vì như thế là mất đi một khuôn mặt rất thân thương, chân tình. Đó, là hình ảnh của người anh rất thân và rất thương: linh mục Roco Nguyễn Văn Tự Do. Tình tự buồn vui ấy nối tiếp nhau, như sau:
Trước nhất là tin tứ từ người anh em ở Sydney, tuy ở hơi xa nhưng rất lẹ, Lm Mai Văn Thịnh:
Chuyen den hai anh
thong bao tu vpt ben vn.
Và tiếp theo là thông tin từ Sydney, qua anh Chi Hội Trưởng Phạm Văn Chương:
Xin thong bao cho
toan the anh chi em trong giadinh hay tin buon la`: Cha Roco TM GDAP/Sydney
Và tình thư của Lm Giám Tỉnh DCCT Việt Nam, Vinh Sơn Phạm Trung Thành:
Kính gởi Anh Chi Hội
Trưởng Phạm Văn Chương và Chị Chi Hội Phó Đàm Thị Mai.
Một lần nữa xin chân
thành cám ơn các anh chị.
Và, một thông tin rất chi tiết từ Tỉnh Dòng Việt Nam:
Linh mục nhà báo Công giáo Roco Nguyễn Tự Do, CSsR đã về Nhà ChúaĐăng Bởi admin Lúc 6/03/11 6:24 AM
VRNs (06.03.2011) – Sài Gòn – Văn phòng Tỉnh DCCT VN vừa phổ biến thông báo chiều tối hôm qua, ngày 05/03/2011, cho biết cha Roco Nguyễn Tự Do đã về với Chúa lúc 17:00 ngày 05/03/2011. Cha Roco Nguyễn Tự Do là một trong những nhà báo kỳ cựu của Việt Nam. Riêng với báo Công giáo, tờ Đức Bà xuất hiện năm 1935, thì ngài là người đầu tiên dùng máy ảnh trực tiếp tạo ra những tác phẩm ảnh báo chí đạo mà rất đời đầu tiên tại Việt Nam. Ngài cũng là người sáng lập ra trung tâm truyền hình và phát thanh mang tên ATAS trước 1975.
Theo Cáo phó của Văn phòng DCCT VN, cha Roco Nguyễn Tự Do sinh ngày 28.08.1928, tại Nhân Lộ – Vĩnh Lộc – Thanh Hoá.
Ngày 15.08.1951 ngài tuyên khấn lần đầu trong DCCT, ngày 08.09.1956: Lãnh sứ vụ Linh mục, được gọi về nhà Cha lúc 17g00 ngày 05 tháng 03 năm 2011, hoàn tất hành trình 83 năm ở trần gian, 60 năm tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, 55 năm thi hành sứ vụ Linh mục.
Thánh lễ nhập quan cử hành lúc 15 giờ 00, ngày Chúa Nhật 06.03.2011. Nghi thức di quan cử hành lúc 21 giờ 00, thứ Hai 07.03.2011. Thánh lễ an táng cử hành lúc 08 giờ 00, thứ Ba 08.03.2011, tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn. Địa chỉ: 38 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Tp. HCM.
Sau đây là đôi dòng tiểu sử của ngài.
TIỂU SỬ CHA RÔCÔ NGUYỄN VĂN TỰ TỰ DO
CHA RÔCÔ NGUYỄN VĂN TỰ TỰ DO, Sinh ngày 28/08/1928 tại Nhân Lộ – Vĩnh Lộc – Thanh Hoá. Thuở nhỏ học tại trường Giáo xứ Nhân Lộ Năm 1939: gia nhập Đệ Tử viện DCCT Huế Ngày 15/08/1950: vào Tập viện DCCT tại Hà Nội Ngày 15/08/1951: Khấn Dòng tại Tu viện DCCT Đà Lạt Từ 1951-1957 Học tại Học Viện DCCT Đà Lạt Ngày 08/09/1956: Lãnh sứ vụ linh mục Từ 1958-1962: Làm việc tông đồ tại Sài Gòn Từ 1962-1963: Dạy học tại Đệ tử DCCT Vũng Tàu Từ 1964-1967: Trở về làm việc tại Sài Gòn Từ 1967-1970: Làm Tuyên Uý Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà, phụ tá Trưởng khối Giáo vụ, lo phát thanh, báo chí, truyền hình… Trong thời gian này, công trình đáng kể nhất ngài thực hiện được, đó là “Mỗi quân nhân một Tân Ước”. Hơn 300.000 cuốn Tân Ước được trang bị đầy đủ cho các quân nhân Công giáo thuộc quân đội Việt Nam Cộng Hoà.
Từ 1970-1975: Sáng lập và làm Giám đốc Trung tâm Âm Thanh Ánh Sáng (ATAS), phát hành được 9 băng Audio Thánh nhạc và giáo dục; phụ trách chương trình phát thanh thiếu nhi Hồn Việt, phát thanh Giáo dục y tế, viết báo “Nguyệt San Đức Mẹ HCG”, tuần báo “Thặng tiến”, “báo “Tinh Thần”, báo “Thánh Tâm”, sáng lập báo “Tu Sĩ Việt Nam” (sau đổi thành báo “Nhà Chúa”). Từ 1976-1982: Đi tù tại Chí Hoà, Sài Gòn
1982-2011: được tự do, ngài dồn sức lo mục vụ cho bệnh nhân phong cùi, truyền thông, đảm nhận việc giảng tĩnh tâm, tham gia các cuộc Đại Phúc, chuyên tâm viết các tác phẩm “Hành hương Công giáo Việt Nam” (Lịch sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, hơn 700 trang), “Lịch sử Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam” (300 trang), “Cha Eugène Larouche – vị sáng lập DCCT VN” (200 trang), và nhiều tài liệu lịch sử khác của Giáo Hội cũng như của Nhà Dòng…
Cha Rôcô Nguyễn Văn Tự Tự Do được gọi về nhà Cha lúc 17g00 ngày 05 tháng 03 năm 2011, hoàn tất hành trình 83 năm ở trần gian, 60 năm tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, 55 năm thi hành sứ vụ Linh mục.
Trong 60 năm làm tu sĩ DCCT, điểm nổi bật ta có thể thấy nơi con người cha Rôcô Tự Do là: ngài tha thiết với cuộc sống của Nhà Dòng, cách riêng Tỉnh Dòng Việt Nam. Bằng những ơn riêng Chúa ban cho ngài, ngài đã không ngừng thu thập một cách chi tiết các biến cố trong Tỉnh Dòng, nhất là thời các cha thừa sai Canada cống hiến cho sự nghiệp thiết lập Dòng tại Việt Nam. Các công trình biên soạn của ngài có một giá trị bảo tồn rất quan trọng cho các thế hệ mai sau của Tỉnh Dòng. Ngài cũng biết sử dụng những ơn riêng Chúa ban để phục vụ Tin Mừng một cách hết sức hiệu quả trong lãnh vực truyền thông, cụ thể là chương trình “Mỗi quân nhân một Tân Ước” và Trung Tâm ATAS.
Tha thiết với sự nghiệp của Tỉnh Dòng và trăn trở với truyền thông, đó là những nét gương mẫu trong cuộc sống của ngài. Ngài đã tâm sự: “Mãi mãi đến trọn đời không bao giờ quên được hình ảnh, tình thương săn sóc của các cha thừa sai, đặc biệt là cha Eugène Larouche và cha Camille Dubé, những tấm gương hướng dẫn tôi biết hết lòng với Chúa, với Nhà Dòng, với sự nghiệp cứu rỗi các linh hồn. Tôi cố gắng thực hiện những công trình về Nhà Dòng phần lớn là được thúc đẩy bởi bổn phận, tôi cảm thấy phải khơi lại sâu xa những khuôn mặt thánh thiện và tốt lành đó của anh em tôi.”
Văn Phòng Tỉnh DCCT Việt Nam
*Lại chuyện… vợ! Khi xưa mỗi lần nói đến chuyện “nhân dân tự vệ” cả người nói lẫn người nghe đều gọi đó là “chuyện dài nhân dân tự…vận” ấy chết, “nhân dân tự vệ” chứ. Ngày nay, nói về vợ… hiền hay vợ lành, đều là nói về “chuyện dài thế kỷ”. Và bây giờ, chuyện dài ấy được tiếp tục, như sau:
Định Nghiã Vợ
Chuyện dài là như thế, còn lời bàn là răng? Có giống lời bàn của Mao Tôn Cương chăng? Xin cứ tùy nghi, tùy hỷ… rồi hạ hồi sẽ tính.
*Lại chuyện những thơ cùng… thẩn về các nữ phụ, rất em tôi: Thật ra thì, cũng chẳng là em là chị gì cho cam, bới cứ nói về các vị nữ phụ, nhà thơ nào cũng nhiều nguồn hứng, sảng khoái để làm thơ rất “mười thương” như sau:
Mười
thương Hai
thương em rất đảm đang Ba
thương đôi mắt lá răm Bốn
thương em rất đại tài Năm
thương em biết căn cơ Sáu
thương tứ đức, tam tòng Bảy
thương thùy mị,dịu dàng Tám
thương em tính toán lanh Chín
thương ăn nói thật hay Mười
thương hai đứa xứng đôi *Tin vui đến chậm, tin buồn lại đến quá mau: Tin buồn đến mau, là tin về sự ra đi của Bác Nguyễn Văn Thiện (cựu đệ tử cùng lớp với Cha Ngà CSsR) lại đã ra đi về nhà Cha, hôm vừa rồi. Tin, là những tin tức …mình như sau:
CÁO PHÓ Trong niềm tin vào Mầu Nhiệm của Chúa Phục Sinh, gia đình chúng tôi trân trọng kính báo cùng quý thân bằng quyến thuộc, bạn hữu xa gần và toàn thể cộng đồng: Chồng, Cha, Ông Nội, Ông Ngoại rất yêu quý của chúng tôi là:
Antôn NGUYỄN VĂN THIỆN Sinh ngày 22-5-1926 tại Thạch Bích, Hà Đông, Việt Nam Được Chúa gọi về lúc 7g37 chiều ngày 20-3-2011 tại Royal Adelaide Hospital, Adelaide, Nam Úc HưỞNG THỌ 86 tuổi CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ Thứ Sáu 25.03.2011 NGHI LỄ PHÁT TANG Tại: Nhà Quàn Mattiske, số 395 Montague Road, Para Vista Sa 5093 6g00 chiều: Cầu nguyện 6g30 – 9g00 tối: Làm phép xác, phát tang, phân ưu, niệm hương, và nghi thức tiễn biệt
Thứ Bảy 26.03.2011 THÁNH LỄ AN TÁNG VÀO LÚC 10 GIỜ SÁNG Tại Trung Tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân, số 29 South Terace, Pooraka SA 5095 Sau Thánh Lễ, Linh Cửu sẽ được đưa đến nơi hỏa táng cuối cùng tại Nghĩa Trang ENFIELD MEMORIAL PARK
Và, đôi lời chia buồn từ Lm Vincent Phạm Trung Thành CSsR, Giám tỉnh DCCT VN:
Kính gởi gia đình Ông Antôn,
Xin chân thành chia buồn với gia đình về sự ra đi của ông Antôn Kính xin Chúa nhân từ đón nhận ông vào hưởng nhan thánh Chúa Xin hiệp cùng với gia đình trong thánh lễ cầu nguyện cho ông và hiệp cùng ông tạ ơn Chúa trong biến cố ra đi này. Kính chúc ông lên đường về nhà Cha bình an.
Cùng với Gia đình An Phong Sydney trong niềm hiệp thông sâu xa. Lm. Vinh Sơn Phạm Trung Thành, dcct.
Và những lời chia buồn từ Chi Hội Trưởng GĐAP Sydney, anh Phạm Văn Chương:
Cung tat
ca anh chi em trong GDAP/sydney, xin dang loi cau nguyen cho Bac Thien la mot
thanh vien cua gia dinh chung ta vua qua doi ngay 20/3 tai adelaide. Lien tiep thoi gian vua qua, nhieu
nguoi anh em cua chung ta da duoc Chua goi ve nha Chua . Xin qui
anh chi nho dang loi cau xin Chua TM
GDAP/Sydney
*Thêm một định nghĩa về “Xương sườn cụt của Adong” Nói về cái “xương sườn cụt” của Adam, nói không hết. Vì không hết, nên hôm nay ta lại lết về mà đọc, mà xem có gì mới lạ hơn không? Nếu không, cứ xin “nghe qua rồi bỏ” …bỏ vào đâu cũng đặng. Và rồi, tắt đèn đi ngủ kẻo chong cái con ngươi nhà Đức Chúa Lời suốt sáng đêm, như sau:
Ôi đàn bà !!!
Cho tôi hỏi đàn bà là chi rứa ??? Làm cho ta cảm thấy nổi da gà Là gặp gỡ, xốn xang, là tiếng sét... Là hợp ‘gu’ vì cùng chung tính nết Là âm thầm nhung nhớ lúc chia xa Là nụ hôn. Ôi rợn cả thịt da Là ẻo lả vòng tay nhưng rất chắc Là mái tóc mùi chanh thơm hăng hắc Là môi mềm ẩm tẩm bùa mê Là đôi chân thoăn thoắt đến, đi ,về Là son phấn ngào ngạt hương rực rỡ... Là niềm vui cho hồn ta cởi mở Là đắng cay, nhục nhã lúc ghen tuông Là dễ thương trong những lúc thẹn thùng Là bẳn gắt dữ dằn khi la lối Là những người sợ ma về ban tối Là ôm chặt để kiếm sự chở che Là đắm say lúc má tựa vai kề Là hay nói ‘Suốt đời yêu anh mãi’ Là cái tật suốt ngày hay lải nhải Là chỉ mình lẽ phải. Các ông thua!!! Là shopping hay đi sắm đi mua Là phục vụ, đến gãy lìa xương sống Là hay hờn, mặt chầm dầm một đống Là hỏi gì không nói, gọi không thưa Là ngoài trời vừa nắng lại vừa mưa Là phải trái trắng đen không phân biệt Là cãi cọ, ta vẫn là thua thiệt Là chịu thua. Thôi đi ngủ cho xong Là vắng nhà một bữa đã nhớ mong Là đủ thứ hầm bà lằng trong đó *********** Tạ ơn trời đàn bà vẫn còn đó Để đàn ông vẫn còn có niềm vui Chỉ đàn ông. Thôi chết quách cho rồi Không đàn bà. Ôi chẳng thà tận thế.
*Thơ hay thẩn, vẫn là giòng chảy thời ... cứ tưởng: Lúc này bạn bè thường làm thơ nhiều hơn viết văn. Văn hay thơ, đều chuyển tải một ý nghĩa của câu truyện, sự việc hay gì nữa. Bài thơ hôm nay, chỉ nhờ người đọc nhắn với mọi người: đừng tưởng rằng… thì là, rất như sau:
Đừng tưởng
*Lại những thơ và thơ về … người chồng: Phải chăng, nay là lúc các bà vợ lên tiếng về những người gọi là… chồng. Thơ nào cũng là thơ. Chồng gì cũng là “chồng”. Không phải chồng mình thì cũng là chồng em, chồng của thiên hạ địa giới, tức người ta. Đọc qua rồi cũng biết, để vui thôi:
CHỒNG TÔI Chồng tôi cây cột
trong nhà
CHỒNG EM Chồng em cây cảnh
trong nhà
CHỒNG MÌNH Chồng mình con nợ
trong nhà MàuĐêm_ST
*Nhân sinh thất thập… có hay không? Người xưa vẫn cứ cho rằng: Nhân sinh thất thập… cổ lai hy. Ngày nay, thiên hạ lại bảo: bà con thất thập… vần còn cuời vui. Có lẽ đây cũng là ý tưởng chính của nhà thơ… mình, cũng rất là “nhà mình”, như sau:
Thất thập xưa khó tìm ra,
Ngày xưa thất thập ngồi không,
Ngày xưa thất thập lão làng,
"Mừng anh thăm nước nhà chơi, "Tuổi già khởi sự từ đâu ?
Tuổi già khởi sự khi nào ta quên : _,___ *Khi các đấng …ở trên liên lạc! Các đấng bậc ở trên, ít khi liên hệ với nhau bằng thư điện/điện thư. Nhưng, một khi đã liên hệ (tức liên lạc được với hệ thần kinh) được rồi, thì hệ thần kinh cũng sẽ tươi vui như hồi còn trẻ. Nói gần nói xa, chẳng qua nói thật. Đấng…Bề trên nói ở đây, đã từ Huế về Nha Trang, miền quê hương cát hơi trăng trắng. Nhờ giòng thư liên hệ, DIA có được vài thông tin không có dấu để bà con trong nhà, tha hồ đoán, như sau:
Trời Nha Trang bông dung chieu nay mua lon. Mua dau mùa. Cung nhu bong dung Ban nho tham minh. Minh vo Nha Trang hom 31/3. Cha Giam Tinh giao cho Duy thoa thuan với minh
ban nhau ve trach nhiem Nha Trang va Hue. 04 To Hien Thanh Nha Trang.
*Có những câu thơ… Các Tám nó muốn gọi là thơ hay …thẩn, cũng vẫn được. Bởi, thơ với thẩn ngày nay đâu cần qui luật. Chỉ cần ý tứ, với chữ viết, mà thôi. Không tin ư? Mời các Tám cứ nhào vô đây mà xem, à quên mà đọc, như sau này:
Mình ta làm chẳng nên chi, Có thêm vợ nữa tức thì một đôi, Một đôi cải lộn một hồi, Tức thì mỗi đứa ra ngồi một nơi.
Lời bàn của Mao xí xoọng: Mỗi đứa ra ngồi một nơi. Một hồi. Chán rồi, tắt đèn chèo queo, đi ngủ…?
*Và những câu “thẩn”… rất thơ! Thơ hay thẩn. Thẩn thơ, rất thẫn thờ. Cũng đều là “giọng cũ xa gần” ngày xưa ấy. Giọng ấy bây giờ, có còn hay không? Không dám đâu! DânGầy chẳng dám múa mỏ mà phê với phán. Chỉ dám “cắt và dán”, ở đây thôi. Nay dán rồi, làm sao cắt? Cắt là cắt khỏi báo này đây. Các Tám nó ạ. Thế thì xin các Tám nó, cứ việc đọc những giòng dưới đây: The
"romantic" reaction |
Duc In Altum >