THẤT BẠI MỞ RA CON ĐƯỜNG MỚI Lm Giuse Mai Văn Thịnh, DCCT
Hôm nay, trong bài Tin Mừng chúng ta chứng kiến cảnh Đức Giêsu bị chối từ bởi những người bà con trong lần Người về thăm cố hương Nadarét. Dân trong làng vẫn nhận ra sự khôn ngoan trong lời giảng dậy của Người. Nhưng khi nhớ lại gốc tích và các kinh nghiệm mà họ đã từng trải qua với Đức Giêsu trong thời thơ ấu thì không một ai trong họ còn nhận ra quyền năng của Thiên Chúa đang hoạt động trong và với Người nữa. Đối với họ, Đức Giêsu vẫn chỉ là con bà Maria. Thân nhân và anh chị em của Người, họ đều biết rõ. Đức Giêsu sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo. Cha Người là bác thợ mộc quê mùa. Người thuộc về tầng lớp không được trọng vọng, chẳng có địa vị gì. Và như vậy, dù Người có nổi tiếng và làm được nhiều điều kỳ diệu tại các nơi khác, thì truớc mặt họ, Chúa của chúng ta vẫn chỉ là con bác thợ mộc Giuse. Với gốc tích bần cùng và nghèo hèn như thế thì Đức Giê-su có thể làm được gì tại Nadarét để cho họ khâm phục! Nói khác đi, Đức Giêsu không có quyền trở thành một người khác hơn là một con người do họ nghĩ ra và tạo nên. Có nghĩa là Đức Giêsu bị nhốt trong lối suy nghĩ và cách nhìn của họ. Người bị giam lỏng như một số người trong chúng ta vẫn thường xuyên nhốt Người trong các cơ sở vật chất, cho dù nguy nga và tráng lệ đến đâu; nhưng thiếu tình yêu, bác ái và lòng thương xót thì các đền đài đó còn có ý nghĩa gì hay không? Với ngần ấy lý do, chúng ta có thể thông cảm với cách hành xử thiếu tin tưởng của dân làng Na-da rét. Họ từ chối đón nhận sứ điệp của Người. Vì với lối suy nghĩ rất giới hạn và đầy thành kiến như thế thì làm sao họ có thể nhận ra chân tướng đích thật của Đức Giê-su! Làm thế nào họ có thể đón nhận Người là Đấng được Thiên Chúa sai đến để loan báo sứ điệp giải thoát và đem tin vui đến cho họ! Đó là các nguyên nhân đã làm mờ mắt họ khiến họ không còn nhận ra vẻ kỳ diệu và phi thường mà Thiên Chúa muốn tỏ bầy qua con người của Đức Giê-su nữa. Đức Giêsu đối với họ vẫn là con người Nadarét. Truớc tình hình đó, Đức Giêsu còn biết nói gì hơn! Người chỉ biết trích một câu ngạn ngữ rất phổ thông để làm cho tình hình bớt căng thẳng, và đây cũng là dịp nhắc lại cho họ biết về sứ mạng và thân phận của một ngôn sứ. Đó là: “Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình, hay giữa đám bà con thân thuộc, và trong gia đình mình mà thôi.” Công việc mà Đức Giêsu cần làm trong hoàn cảnh này là thẳng thắn đối diện với tình trạng thiếu niềm tin của họ. Không thể để cho thái độ tiêu cực của họ làm cho Người bị nản chí hay bị gục ngã. Họ không tin. Nhưng các môn đệ cần nhìn vào gương sáng của Thầy. Gương sáng đó là niềm tin và tâm tình phó thác tuyệt đối vào Cha của Người, Đấng hiện diện trong mọi tình huống, nhất là trong những lúc Đức Giêsu cần đến Cha của Người. Bài học là như thế. Đức Giêsu đã trở thành gương sáng cho các môn đệ noi theo. Chu toàn ý định của Thiên Chúa hơn là đi tìm sự chấp thuận của thế gian, cho dù thế gian vẫn không tin Người. Trạng thái thiếu niềm tin này có thể được cụ thể hoá qua lối sống của những người trẻ trong xã hội mà chúng ta đang sống hôm nay. Biết bao bậc làm cha làm mẹ đã và đang ngao ngán trước lối sống xa cách với niềm tin tôn giáo của con cái họ. Chính Đức Giêsu, dù là Đấng đuợc Cha sai đến cũng đã gặp những người không tin, nhất là những người đó lại là thân nhân của Người. Đứng trước thái độ không tin của những người đồng hương, Đức Giê-su dường như bị bất lực. Thật ra, không hẳn là như thế. Sự im lặng của Chúa có thể cho chúng ta biết rằng Người hoàn toàn tôn trọng quyền tự do mà Thiên Chúa đã ban cho họ. Cho dù con người đã nhiều lần xử dụng sai cái thẩm quyền đó. Nhưng vì yêu thương, Người vẫn tôn trọng và tìm cách khác để lôi kéo họ về nẻo chính đuờng ngay. Có một sự thật vô cùng hiển nhiên mà chúng ta không thể chối bỏ được là Đức Tin tuy là điều cần thiết để nhận ra uy quyền của Thiên Chúa. Nhưng đức tin đó không phải là thành quả phát sinh từ sự cố gắng của con người, cho bằng đó chính là hồng ân cao quí của Thiên Chúa ban cho. Và, với bản chất mỏng dòn và yếu đuối của con người như thế nào thì niềm tin của chúng ta cũng mỏng dòn và yếu đuối như thế. Chính vì thế, chúng ta cần có sự trợ lực. Sự hỗ trợ này không phát xuất bất cứ từ một sức mạnh nào, cho bằng nhìn nhận sự yếu đuối của bản thân, rồi để cho sức mạnh của Thiên Chúa được tỏ hiện. Đó chính là kinh nghiệm đã được san sẻ bởi Thánh Phao-lô trong bài đọc thứ hai mà chúng ta vừa nghe hôm nay. Những gì mà Thiên Chúa đã nói với Thánh Phao-lô khi xưa, cũng là Lời mà Chúa muốn nói với chúng ta hôm nay. Đó là “Ơn của Thầy đã đủ cho anh, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối.” Và Thánh nhân đã rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của mình, để sức mạnh của Đức Ki-tô được biểu dương. Đây, chính là bài học vô cùng quý giá cho những yếu đuối, thất bại và bị chối bỏ bởi người thân và những ai mà chúng ta quan tâm và hết lòng yêu mến. Chúng ta cần vững tin tiếp tục bước về phía trước, miễn sao chúng ta làm đẹp lòng Chúa là đủ rồi. Vì thế, đứng trước sự từ khước của thân nhân và bà con lối xóm, Đức Giê-su đã không chấp nhận ngã gục hay thua cuộc, nhưng lại tiếp tục lên đuờng hoàn tất sứ mạng. Thánh Mác-cô nhận xét là Người ngạc nhiên vì họ thiếu lòng tin. Nhưng cũng chính vì ngạc nhiên mà Người tiếp tục tìm kiếm câu trả lời bằng cách thi hành sứ vụ. Câu trả lời đã đến qua việc Người đón nhận sự gục ngã toàn diện trên Thập Giá để củng cố niềm tin cho những ai đi theo Người. Và, đó cũng là cách mà Đức Giê-su muốn tỏ bầy để biểu lộ trọn vẹn kế hoạch của Thiên Chúa thành toàn nơi bản thân Người. Và chúng ta, hôm nay, đang được mời gọi để thực hiện kế hoạch của Thiên Chúa chứ không phải sự đồng thuận hay hỗ trợ của thế gian. Xin cho những suy nghĩ, hành động và từng bước chân của chúng ta luôn ở trong kế hoạch vẹn toàn của Thiên Chúa. Lm Giuse Mai Van Thịnh VUI BUỒN NGHỀ KHAI THUẾ Mây Chiều Nói đến khai thuế thì hầu như bất cứ ai trong chúng ta cũng từng nghe qua, và nếu chúng ta có đi làm thì tất nhiên chúng ta phải khai thuế lợi tức, nếu không thể tự khai thuế thì chúng ta có thể nhờ bạn bè làm giúp, hoặc tới những trung tâm TaxHelp của chính phủ, nếu chúng ta thuộc dạng lợi tức thấp, và thuế má đơn giản, thì nhân viên tại những trung tâm này sẽ giúp chúng ta khai thuế miễn phí. Chúng ta có thể điện thoại số 13 28 61 để lấy hẹn. Thông thường thì chúng ta hay đến những văn phòng khai thuế, nơi đây có nhân viên có bằng cấp và đăng ký giúp chúng ta khai thuế, lệ phí thì tuỳ thuộc thuế má của chúng ta có đơn giản hay phức tạp. Năm tài chánh tại Úc bắt đầu từ 01/07 năm này cho đến hết ngày 30/06 năm tới, trong khoảng thời gian này, chúng ta phải kê khai tất cả những lợi tức như tiền lương đi làm, tiền lời ngân hàng, tiền dividends từ những cổ phần, vân vân và vân vân. Trước đây, khai thuế thường được làm bằng tay, và sau cùng chúng ta phài tự tính xem chúng ta được lấy tiền về hay thiếu Sở thuế. Nhưng những năm gần đây, chúng ta có thể khai thuế on line, gọi là lodge online. Muốn thế, chúng ta phải mở một MyGov account, và từ đây nối kết với Sở thuế, và Sở thuế đã prefill tất cả lợi tức của chúng ta. Tiếp theo thì chúng ta khai thêm phần chước giảm nhằm hạ thấp lợi tức phải trả thuế, và sau cùng chỉ cần bấm nút calculate là chúng ta sẽ biết ngay chúng ta lấy tiền về hay là thiếu Sở thuế. Công việc thật dễ dàng và chúng ta có thể tiết kiệm ít nhất là 80 đô, nếu một gia đình có bốn người phải khai thuế thì sơ sơ chúng ta tiết kiệm được 320 dol, một số tiền khá lớn. Có người nghĩ rằng năm nào mình có đi làm thì năm đó mới phải khai thuế, còn nếu không đi làm thì đâu cần khai thuế. Suy nghĩ này không đúng. Giả dụ năm 2020 chúng ta có đi làm, năm 2021 không đi làm vì thất nghiệp, rồi năm 2022 lại có việc làm, như vậy, mặc dù năm 2021 không đi làm, nhưng người này vẫn phải điền vào mẫu Non Lodgement Advice, nêu rõ lý do mình không phải khai thuế, rồi gởi về Sở Thuế. Ngay cả trường hợp một người qua đời, thân nhân cũng phải gởi tới Sở thuế tờ Non lodgement Advice nếu người quá cố không có lợi tức, hoặc phảii làm tờ khai thuế phía bên trên trang nhất ghi thêm Deceased Estate nếu phải khai thuế. Khai thuế cho phe ta nghe thì dễ mà lại khó, bởi lý do phe ta ai cũng muốn lấy tiền về tối đa, khai chi phí claim deductions để giảm lợi tức càng nhiều càng tốt, nhưng lại chẳng có giấy tờ chứng minh những chi tiêu của mình, mặc dầu khi khai thuế, mình không phải nộp theo các biên lai chi tiêu, nhưng trong vòng ba năm kể từ ngày khai thuế, Sở thuế có quyền yêu cầu mình gởi giấy tờ chứnh minh nếu thấy mình claim quá lố, so với tờ khai thuế của những người làm cùng nghành nghề. Lại có người muốn “claim” tối đa, nhưng lại muốn người khai thuế chịu tội, cũng có người muốn claim tối đa, và sẵn sàng chịu tội nếu bị Sở thuế sờ gáy. Trước đây thì người ký tên vào tờ khai thuế phải chịu trách nhiệm những gì mình khai, nhưng gần đây cả người khai thuế cũng có trách nhiệm. Thông thường dân Úc khi khai thuế không đòi hỏi nhiều, có sao thì khai vậy chứ không thích thêm mắm thêm muối, cũng vì vậy mà khai thuế cho dân Úc rất dễ dàng, họ không đòi hỏi gì cả, nếu khai thuế tại một văn phong khai thuế lấy lệ phí rẻ nhất cũng tốn 80 đô, còn văn phòng của người Tây thì dễ cũng mất 90 đô, khổ nỗi đi khai thuế mình đâu có mặc cả trước được, khi nào hoàn tất họ mới nói mình bao nhiêu tiền, lúc đó thì cứ phải bấm bụng mà trà tiền. Làm nghề khai thuế thì phải tuyệt đối giữ bảo mật cho thân chủ, thế nhưng gặp trường hợp trước đây hai vợ chồng cùng khai thuế, nhưng nay đã ly dị mà vẫn khai thuế cùng một nơi, rồi cứ muốn biết lợi tức của người kia. Quả thực là khó khăn cho người khai thuế vì trách nhiệm phải BẢO MẬT của họ. Cũng vì vậy mà bằng mọi cách , người khai thuế phải khéo léo từ chối để đừng làm phật lòng cả hai người. Lại có người hỏi số phone của người này người nọ, gặp trường hợp này mình phải làm gì ? Thông thường thì tôi nói người đó chịu khó đợi tôi tìm số phone rồi sẽ gọi lại, nhưng thực sự thì tôi sẽ phone hỏi xem người có số phone có đồng ý cho người nào đó biết số phone của mình hay không, chỉ khi nào được chấp thuận thì tôi mới cho phone người hỏi , nếu không được chấp thuận thì tôi cứ nói là tìm chưa ra. Có người đi khai thuế lại muốn khai thuế cho cả nhà, cho vợ hoặc chồng hoặc cho các con mà còn cho cả anh em mình. Gặp trường hợp này thì tôi yêu cầu được nói truyện với người vắng mặt thì mới có thể khai thuế được. Cũng có trường hợp một người khai thuế nơi nào đó mà nơi đó làm không đúng, có thể vì văn phòng đó quá nhiều khách hàng nên tax agent đã để thơ ký làm rồi sau đó chỉ xem sơ qua, nên không khám phá ra sơ suất, nhưng người này thắc mắc vì sao mình phải thiếu Sở thuế nhiều như vậy, và nhờ tôi xem lại. Thế là tôi tìm ra cái sơ xuất và làm đơn xin Sở thuế điều chỉnh cho họ. Kết quả tốt đẹp người này được thêm tiền, còn tôi cũng được bồi dưỡng chút đỉnh. Xin kể một trường hợp cụ thể: Anh B, 62 tuổi, khai thuế tại Cabramatta mỗi năm, anh nhận tiền hưu của CSS và có làm thêm chút đỉnh. Trong 2 năm vừa qua, lần nào khai thuế anh cũng phài trả lại Sở thuế từ 2 đến 3 ngàn đô nên anh rất thắc mắc không biết vì sao mình phài trả lại Sở thuế nhiều như vậy. Được một người bạn giới thiệu, anh xin hẹn gặp tôi và sau khi xem hồ sơ khai thuế của anh trong hai năm 2019 và 2020, tôi tìm ra tax agent của anh đã thiếu sót không claim super tax offset trên tiền super pension của anh, giả dụ CSS pension của anh là $30,000 thì khi anh tới 60 tuổi, Số tiền này sẽ được bớt thuế là $30,000 x 15% : $4500( tax offset), thế là tôi làm giấy tờ cho anh xin Sở thuế điều chỉnh lại thuế hai năm 2019 và 2020, và chỉ nhận thù lao khi nào anh đã được Sở thuế trả tiển, còn bây giờ thì tôi không nhận gì hết. Hai tháng sau anh phone cho tôi nói là quá mừng khi nhận được số tiền bồi hoàn $5000 từ Sở thuế, một số tiền lớn làm cho vợ chồng anh sửng sốt và cám ơn rối rít vì nhờ tôi mà được số tiền này. Một trường hợp khác là Ông X. đã nghỉ làm từ lâu, nhưng Ông này có tiền lời từ cổ phiếu mà công ty thường trả tiền này vào cuối tháng ba hoặc đầu tháng tư và lần nữa vào cuối tháng chín hoặc đầu tháng mười. Công ty bao giờ cũng phải trừ đi tiền thuế công ty phải đóng là 30% trên số tiền lời từ cổ phiếu. Ví dụ công ty trả tiền franked dividends là 42 đô net thì công ty đã trích ra 18 đô để trả thuế. Nói cho dễ hiểu là nếu tiền franked dividend là 60 đôl gross, công ty sẽ trừ đi thuế công ty 60 x 30% : $18 và công ty chỉ trả cho chúng ta 42 đôl net. Cả 12 năm qua, ông không phải khai thuế và cũng không hề biết gì về vấn đề này. Thế nhưng nhờ trò truyện trong một cuộc du ngoạn, có người nêu lên chuyện này một cách ngẫu nhiên. Tình cờ là tôi cũng có mặt trong cuộc du ngoạn này và sau khi tìm hiểu rõ ràng hơn với ông, tôi đã giúp ông claim lại số tiền franking credit từ năm 2008 cho đến năm 2020, một việc làm không hề dễ dàng, thế nhưng nhờ ông còn giử đầy đủ hồ sơ, tôi đã ra tay giúp đỡ để claim lui lại 12 năm. Hơn một tháng sau khi gởi hồ sơ về Sở thuế, ông đã phone cho tôi bầy tỏ lòng cám ơn sâu sa và qúa mừng rỡ vì đã nhận được số tiền 2000 đô từ trên Trời rơi xuống. Ông nói rằng nếu tôi không giúp đỡ ông thì ông mất toi số tiền này. Cho đến nay tôi đã claim refund of franking credit cho ít nhất là 4 người, và người nào cũng claim lui lại từ năm hay bảy năm trở lên, vì Sở thuế cho chúng ta claim refund of franking credit mà chúng ta đã nhận từ năm 2001. Đây chỉ là hai trường hợp nêu ra để chúng ta có thể hiểu vấn đề quyền lợi của chúng ta đối với Sở thuế. Tất nhiên, khi đi khai thuế, bao giờ chúng ta cũng phải yêu cầu người khai thuế cung cấp cho một bản copy để dùng sau này. Thông thường thì người khai thuế chỉ cung cấp cho chúng ta tờ Income Tax Computation, là chúng ta sẽ được tiền hay thiếu tiền Sở thuế, cũng vì vậy mà bao giờ chúng ta cũng phải yêu cầu cung cấp bản copy để sử dụng sau này khi cần, giả dụ sau vài năm chúng ta muốn đổi qua nhân viên khai thuế khác, thì lúc đó chúng ta rất cần bản copy, nhất là nếu chúng ta có nhà cho thuê, hoặc làm kinh doanh, để làm dễ dàng cho nhân viên khai thuế mới. (Còn tiếp một kỳ) Mây Chiều |
Duc In Altum >